Thứ, 15/07/2019, 11:30 AM

Lễ Vu Lan là ngày nào và 'vào ngày thứ mấy' trong năm 2019

Lễ Vu Lan là ngày gì mà sao mọi người lại cùng nhau đi chùa vậy? Lễ Vu Lan mang ý nghĩa thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo, trở thành "lễ hội" nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp.

Vậy lễ Vu Lan ngày mấy trong năm 2019?

Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan 2019 rơi vào thứ 5, ngày 15 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan 2019 rơi vào thứ 5, ngày 15 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Theo đó, Lễ Vu Lan 2019 rơi vào thứ 5, ngày 15 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

Nguồn gốc sự ra đời của ngày Vu Lan báo hiếu

Không phải tự dưng cứ đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm, Phật giáo long trọng tổ chức "Đại lễ Vu Lan - Báo Hiếu" thật trang nghiêm, từ hình thức cho đến nội dung nhằm mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh và văn hoá của con người. Lễ hội này phát xuất từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

- Vu Lan: Danh từ gọi tắt của "Vu Lan Bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Ullam: dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược. Chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu Lan Bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội treo ngược.

Theo trong kinh thì Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.

Theo trong kinh thì Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.

- Báo hiếu: Nghĩa là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Theo trong kinh thì Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.

Tôn giả Mục Kiều Liên cứu Mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ như thế nào?

Theo kinh "Vu Lan Bồn" thì ngày xưa, khi Tôn giả Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề hãy còn quá sân tham và bởi ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Liên không có cách nào cứu được mẹ nên ngài liền quay về hỏi Đức Thế Tôn. 

Theo kinh

Theo kinh "Vu Lan Bồn" thì ngày xưa, khi Tôn giả Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở.

Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".

- Nhưng Bạch Thế Tôn, làm sao con thỉnh được chư Tăng khắp mười phương về để cúng dường cùng một lúc như vậy được?

Đức Phật dạy: "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó."

Bài liên quan

Tôn giả Mục Kiền Liên y theo lời Phật mà làm. Sau đó mẹ của ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: "Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.

Ý nghĩa nghi thức bông hồng cài trên ngực áo trong lễ Vu Lan

Trong buổi lễ Vu Lan thường có nghi lễ bông hồng cài áo. Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng đỏ, ai mất cha mẹ được cài lên ngực đóa hồng trắng. Ý nghĩa thì hay, nhưng nếu nhận xét một cách sâu sắc thì chúng ta thấy có chỗ lấn cấn. Nếu trường hợp người tham dự buổi lễ còn cha mà mất mẹ, hay còn mẹ mà mất cha, thì ban tổ chức gắn hoa màu gì cho những vị này?

Chúng tôi đề nghị ban tổ chức nên gắn lên ngực mỗi người hai đóa hoa nhỏ. Ai còn đủ cha mẹ thì cài lên ngực hai đóa hoa hồng cùng màu. Nếu mất cha còn mẹ, hay mất mẹ còn cha, thì gắn một hoa hồng và một hoa trắng, để người được gắn hoa được an ủi phần nào.

Nghi thức Bông hồng cài áo tại Lễ Vu Lan chính là để tưởng nhớ các người mẹ đã mất, và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu. (Ảnh minh họa)

Nghi thức Bông hồng cài áo tại Lễ Vu Lan chính là để tưởng nhớ các người mẹ đã mất, và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, nghi thức Bông hồng cài áo tại Lễ Vu Lan chính là để tưởng nhớ các người mẹ đã mất, và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu. Các em nhỏ Phật tử sẽ cầm hai giỏ hoa hồng màu đỏ và trắng cài lên áo từng người dự lễ Vu Lan.

Một mùa Vu Lan lại sắp đến, đây là dịp để mọi người sống chậm lại dành thời gian cho người mẹ kính yêu của mình. Là dịp để mỗi người chúng ta báo hiếu công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ bao lâu nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm