Mùa Vu Lan, nhớ võ sư Hoàng Thế Phương
Tôi ở thị trấn Giá Rai, một đô thị bé xíu đặt huyện lỵ, được chính quyền thuộc địa đặt ra từ 1918, ven kênh đào 16 cũng có từ thời thuộc Pháp. Tôi sinh năm 1969- Kỷ Dậu- và chuyện cũng chừng 40 năm rồi! Vậy mà tôi vẫn nhớ đúng tên họ của Anh: Hoàng Thế Phương.
Nhà ở hẻm nhỏ xíu xiu lầy lội bẩn thỉu, như những mô tả về khu ổ chuột: những đứa bé đen nhẻm đầu trần chân đất chạy nhảy khi có mưa, tiếng khóc thét và chưởi rủa, đói ăn và...
Chút tương cà chanh ớt đều ra chợ, có một ngõ ngang chùa cao đài ven kênh, sân hơi rộng trấn ngay đầu phố huyện, và anh Hoàng Thế Phương mưu sinh ở đấy, trên sân chùa. Mẹ sai đi mua gì, ngang qua cũng tấp ngồi và về lại... tiếp một lượt! Thành ra tôi học hàm thụ nghề của anh ấy: nghề võ!
Anh Phương biểu diễn một thứ võ nghệ thuần thục, công phu hấp dẫn khiến đám đông tụ tập đông ken vòng trong vòng ngoài dõi theo: quyền cước, khí công, và lý luận nữa! Cứ như một kịch bản nhuần nhị: vận công, tung quyền cước, chém gạch, nuốt kiếm, đập vào thân mình thanh sắt... Chưa hết, còn trò ảo thuật đi cùng! Hất thảy chỉ để bán mấy mòn thuốc gia truyền giá rất rẻ!
Lý luận? Anh nói về nguyên lý cơ thể nam nữ, đạo lý thánh hiền, lẽ ở đời... Đám đông nhập cuộc cùng anh theo từng "chương" của kịch bản công phu.
Mấy năm? Không rõ, song gần như ngày nào tôi - nhóc tỳ - cùng ngồi nghiêm túc nghe xem anh Phương biểu diễn và thuyết giảng "lý luận" của anh, miễn phí vì... chưa mua món thuốc nào!
Anh Hoàng Thế Phương là một võ sĩ theo một trường phái võ học phương Đông chuẩn mực từ phong cách, tác phong, công phu và đạo đức. Nhân dáng đẹp, rắn chắc, ra đòn dũng mãnh biến hóa, không hề kịch. Giữa sân ở chợ huyện không che chắn, khán giả tứ bề, anh không dụng tiểu xảo kỹ xảo đánh lừa.
Ấn tượng sâu sắc đến độ cùng họ tên anh, chi tiết những màn chém gạch, chặt dừa khô, uốn thanh sắt vào yết hầu... vẫn in ở ký ức rõ rệt như phim!
Tôi không nghe anh nói về danh hiệu, đẳng cấp, thành tích, song ngày nay xem những màn trình làng của chuẩn võ sư Floret ầm ĩ, hay biểu diễn của đặc công, tôi không thấy phần công phu của anh Phương có gì kém cạnh! Anh đánh tốt, gãy gọn, mãnh liệt và đẹp.
Không phấn trắng bảng đen, không học bạ hay lời phê, nhưng "lớp học" của anh Phương đi cùng tôi qua năm tháng thăng trầm, đinh ninh trong lòng một tiếng thầy cao quý cho anh dù tôi vói anh chưa một lần nói chuyện!
Mùa Vu lan theo nghĩa rộng rãi, không chỉ báo ân phụ mẫu, còn là cơ hội tri ân những người ơn trong đời, gọi anh Hoàng Thế Phương một tiếng Thầy trong dịp này tôi thấy hạnh phúc được bộc lộ tình cảm thật của mình, dù đã lâu không nghe tin anh. Qua anh, tôi chạm vào một thứ võ học chân phương lung linh của xứ sở mình, chốn thượng võ trọng đạo đức.
Vu lan, mẹ cha thày cô đã từng viết, nay viết về anh ...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm