Thứ ba, 21/12/2021, 11:27 AM

Vô úy thí là bố thí sự không sợ hãi

Tài thí là làm giàu đời sống vật chất cho mình hiện tại và tương lai, loại bỏ tâm bỏn xẻn và tham lam nơi mình.

Sợ chết, sợ tai nạn, sợ bất hạnh… tất cả những cái sợ đó làm cho con người không có hạnh phúc. Người tu tập là làm thế nào cho có đạo lực và đem đạo lực tu hành của mình, để che chở cho những người có nhiều sự sợ hãi, giúp cho người ta đừng sợ hãi những cái đó.

Sự sợ hãi lớn nhất của con người là sợ chết, cho nên mình tu học như thế nào để hiểu được biên cương của sinh tử, rồi mình thực hiện trong đời sống, biết đâu là gốc của sinh tử, mình biết cắt đứt cái duyên của sinh tử để sinh tử không còn xuất hiện ở trong đời sống của mình nữa, bố thí như vậy gọi là vô úy thí.

Vậy, mình làm thế nào nhận ra điều đó để sống vui, sống mạnh, sống hoành tráng, tạo ra sự không sợ hãi để hiến tặng cho người - Đó là vô úy thí.

Bạn chọn bố thí hay cúng dường?

Vô úy thí là bố thí sự không sợ hãi 1

Tài thí là làm giàu đời sống vật chất cho mình hiện tại và tương lai, loại bỏ tâm bỏn xẻn và tham lam nơi mình.

Ngài Quán Thế Âm là vị Bồ tát nổi tiếng về vô úy thí, vì tâm từ bi của ngài lớn lắm, ngài đã ôm hết tất cả những sự sợ hãi, cho nên mỗi khi chúng sanh niệm danh hiệu ngài thì sự sợ hãi lắng xuống.

Tài thí là làm giàu đời sống vật chất cho mình hiện tại và tương lai, loại bỏ tâm bỏn xẻn và tham lam nơi mình.

Pháp thí là nuôi dưỡng được chất liệu trí tuệ trong đời sống của mình và loại bỏ cái ngu dốt và ích kỷ của mình trong tương lai, mình biết mà mình  không chia sẻ cái biết của mình cho người khác, thì sau đó mình sẽ trở thành kẻ kém cỏi và đưa tới tình trạng ngu đần.

Những người ngày nay đi xin là những người kiếp trước giàu cực kỳ, nhưng bần tiện quá nên hôm nay nghèo, cho nên đức Phật dạy tài thí là để cho chúng sanh đã giàu lại giàu thêm và nghèo thì có cơ hội thay đổi.

Những người hôm nay quá ngu đần, nói mười mà không hiểu một, tức là những người này kiếp trước thông minh cực kỳ, nhưng do ích kỷ giữ cái thông minh của mình mà không chia sẻ cho người khác, nên tái sinh lại làm người ngu đần. Đức Phật sợ chúng  sinh ngu đần trong tương lai nên ngài dạy bố thí pháp.

Người mà hôm nay đụng đâu sợ đó là kiếp trước chuyên đi khủng bố người khác, nên kiếp này sinh ra loài thỏ hay loài người nhát gan sợ hãi, đây là hậu quả là dư báo của khủng bố đem lại.

Giờ đây mình phải thực tập ba hạnh như vậy để thành tựu được ba đức tính:

Bố thí tài vật để thành tựu đức tính từ bi. Bố thí pháp để thành tựu trí tuệ.

Bố thí vô úy để thành tựu đức tính hùng dũng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm