Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Vũ khí kim cang của cư sĩ

Ngũ giới trong sạch được ví như vũ khí kim cang của cư sỹ, khiến cho họ không sợ hãi, không sợ chết trước hiểm nguy, khiến cho quỷ thần kính nể, ác ma không thể quấy phá và thậm chí hàng phục ác quỷ Dạ xoa. Ngũ giới trong sạch là vũ khí tối thượng hơn tất cả các loại vũ khí nào khác.

Tam vô lậu học, Giới – Định – Tuệ là pháp môn thù thắng của đạo Phật, giúp hành giả đoạn trừ dần phiền não, an lạc, hạnh phúc cho đến chấm dứt tất cả các lậu hoặc, chứng nhập niết bàn, hoàn toàn giải thoát. Trí tuệ giải thoát được xây dựng trên nền tảng của Định, và Định có được trên căn bản của Giới. Như vậy Giới là gốc rễ của trí tuệ giải thoát. Vì thế hành giả nào chuyên tâm giữ giới thanh tịnh là họ đang đi trên đạo lộ của các bậc thánh và chắc chắn sớm hay muộn sẽ chứng quả giác ngộ hoàn toàn. Tùy theo đối tượng mà Đức Phật chế giới: 250 giới cho tỳ kheo, 348 giới cho tỳ kheo ni, 10 giới sadi cho người mới xuất gia, năm giới cho Phật tử tại gia, và bát quan trai giới (tám giới) cho cư sỹ tại gia tập tu theo hạnh xuất gia (thường vào ngày14, rằm hoặc sáu ngày trai hay 10 ngày trai trong tháng, hoặc có một số cư sĩ thọ suốt đời) [1].

Như vậy, cư sĩ nào kiên tâm giữ năm giới thanh tịnh sẽ được an lạc, hạnh phúc vì họ không còn hận thù, không còn sợ hãi do đoạn trừ năm loại ác nghiệp qua thân và khẩu hành vì được giữ trong sạch. Chính vì thế, Thế Tôn cho rằng năm giới thanh tịnh là pháp không sợ hãi, không hận thù và cũng là pháp an ủi, an tâm cho các Phật tử bị bệnh nặng, nhất là trước lâm chung để họ an tâm rời bỏ báo thân để thoát sanh về cõi lành như đã được đề cập trong các bài kinh của Tương Ưng Bộ (Pali) [1].

6

Dưới đây là mẩu chuyện trong Tiểu Bộ Kinh (Pali) là một minh chứng, cho thấy ngũ giới trong sạch được ví như vũ khí kim cang của cư sỹ, khiến cho họ không sợ hãi, không sợ chết trước hiểm nguy, khiến cho quỷ thần kính nể, ác ma không thể quấy phá và thậm chí hàng phục ác quỷ Dạ xoa vì ngũ giới trong sạch là vũ khí tối thượng hơn tất cả các loại vũ khí nào khác.

CHUYỆN NĂM VŨ KHÍ (Tiền thân Pãncàyudha)

Người với tâm ly tham…,

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo sư đã kể về một Tỷ-kheo thối thất tinh tấn. Thế Tôn cho gọi Tỷ-kheo ấy và hỏi:

– Có thật chăng, này Tỷ-kheo, ông thối thất tinh tấn?

– Thưa có thật, bạch Thế Tôn.

– Thưở xưa, trong những trường hợp cần phải tinh tấn, bậc hiền trí đã tinh tấn, do vậy, đã đạt được vương vị.

Nói vậy xong, bậc Ðạo sư kể câu chuyện quá khứ.

Thuở xưa, khi vua Brahamdatta trị vì nước Ba-la-nại. Bồ-tát nhập thai vào làm con hoàng hậu. Ðến ngày đặt tên, sau khi mời tám trăm vị Bà-la-môn và cúng dường những vị này mọi dục lạc, vua và hoàng hậu hỏi họ về các tướng. Các Bà-la-môn thiện xảo về tướng, thấy được sự thành tựu các tướng của hoàng tử, đã trả lời:

– Thưa Ðại vương, hoàng tử đầy đủ các công đức, sau khi ngài qua đời, sẽ lên ngôi vua, được danh vọng lẫy lừng với tài sử dụng năm loại vũ khí, sẽ trở thành con người tối thượng ở toàn cõi Diêm-phù-đề.

Nghe lời nói của các Bà-la-môn, vua và hoàng hậu đặt tên cho hoàng tử là Pãncayudhakumara (hoàng tử có năm vũ khí). Ðến lúc trưởng thành, vừa mười sáu tuổi, vua cho gọi hoàng tử và bảo:

– Này con thân, con hãy đi học nghề!

– Thưa Thiên tử, con học với ai?

– Hãy đi, con thân, con sẽ học với bậc thầy có danh tiếng mọi phương tại thành Takkasilà, trong nước Gandhàra. Và đây là tiền con sẽ trả cho thầy.

Nói xong, vua giao cho một ngàn đồng tiền vàng và đưa hoàng tử ra đi. Hoàng tử đến đấy, học nghề xong, được thầy cho năm loại vũ khí. Sau đó đảnh lễ thầy, hoàng tử ra khỏi thành Takkasilà, đeo theo năm loại vũ khí và lên đường trở về Ba-la-nại. Giữa đường, hoàng tử vừa đến một khu rừng, tại đấy có một Dạ-xoa tên là Silesaloma (Lông dính) đang ngự trị. Từ đầu rừng, người đi đường thấy hoàng tử liền ngăn chận chàng lại, bảo rằng trong rừng có Dạ-xoa tên là Silesaloma ngự trị sẽ giết hại mọi người khi nó thấy họ. Hoàng tử tự tin mình, không chút sợ hãi như con sư tử lông bờm, vẫn đi vào ngôi rừng.

Gặp nhau ở giữa khu rừng ấy, con Dạ-xoa hiện ra trước hoàng tử với thân cao như cây Ta-la (cọ dừa), với đầu lớn như ngôi nhà có nóc nhọn, với cặp mắt to như hai cái bát, với hai nanh như hai búp cây củ cải, với mỏ như diều hâu, với bụng có nhiều đốm đỏ tía, với bàn tay bàn chân xanh lè, Dạ-xoa nói:

– Ngươi đi đâu đấy? Hãy đứng lại. Ngươi là món ăn của ta!

Hoàng tử nói:

– Này Dạ-xoa ta tin ở ta nên vào đây, ngươi thật là liều mạng. Nếu ngươi đến gần ta, ta sẽ bắn ngươi với mũi tên có tẩm thuốc độc và hạ ngươi tại chỗ.

Sau khi dọa nạt, hoàng tử lắp tên có tẩm thuốc độc và bắn, bắn liên tục cho đến năm mươi mũi tên. Tất cả đều dính vào lông Dạ-xoa, nó gạt năm mươi mũi tên rơi xuống chân nó, xong liền xông tới hoàng tử. Hoàng tử lại dọa rút gươm chém. Cây gươm dài ba mươi hai đốt cũng dính vào lông Dạ-xoa. Rồi hoàng tử đâm ngọn giáo vào nó. Ngọn giáo cũng dính chặt vào đó.

Biết khả năng bắt dính của Dạ-xoa, hoàng tử lấy quả chùy đập nó. Quả chùy cũng dính vào lông. Hoàng tử nói:

– Này Dạ-xoa, người chưa nghe ta là hoàng tử có năm loại vũ khí. Khi ta mạo hiểm đi vào khu rừng này do ngươi ngự trị, ta đặt lòng tin không phải ở cung tên … mà hoàn toàn đặt lòng tin vào ta. Nay ta sẽ đánh ngươi, chỉ một cú đánh, khiến ngươi trở thành cát bụi!

Sau khi hét lên, hoàng tử dùng bàn tay phải đánh Dạ-xoa, bàn tay dính vào lông, hoàng tử đánh với bàn tay trái, tay trái cũng dính. Hoàng tử đá với chân phải, chân phải cũng dính, chân trái cũng dính. Hoàng tử lại la to:

– Ta sẽ đập ngươi tan như cát bụi.

Và chàng lấy đầu đánh nó; đầu cũng dính vào lông. Bấy giờ hoàng tử bị mắc dính năm phần vào năm chỗ. Tuy vậy, hoàng tử vẫn không kinh hãi, không chút run sợ, Dạ-xoa suy nghĩ: “Ðây không phải là một người bình thường, mà là người phi thường, một con sư tử giữa loài người. Dầu bị một Dạ-xoa như ta bắt, nó vẫn không run sợ. Trước đây, từ khi ta bắt đầu giết người đi trên đường này, chưa bao giờ ta thấy một người như vậy! Sao nó không sợ hãi?” Nghĩ vậy, Dạ-xoa không dám ăn thịt hoàng tử và hỏi:

– Này thanh niên Bà-la-môn, vì sao chàng không sợ hãi?

– Này Dạ-xoa, ta tin ở ta nên ta không sợ hãi. Ta biết mỗi cá thể thế nào cũng đi đến cái chết. Nhưng trong bụng ta, ta có vũ khí kim cang. Nếu ngươi ăn ta, ngươi không thể tiêu hóa vũ khí ấy. Vũ khí ấy sẽ cắt nội tạng ngươi thành từng miếng nhỏ, và chấm dứt mạng sống của ngươi. Như vậy, cả hai sẽ bị tiêu diệt. Vì lý do này, ta không sợ hãi!

Theo truyền thuyết, ở đây hoàng tử muốn ám chỉ vũ khí trí tuệ trong nội tạng. Nghe hoàng tử nói vậy, Dọa-xoa suy nghĩ: “Thanh niên Bà-la-môn này chỉ nói sự thật. Chỉ một miếng thịt nhỏ bằng hạt đậu từ thân thể của con sư tử giữa loài người này, bụng ta cũng không thê tiêu hóa được. Ta hãy thả nó ra”. Vì sợ chết, nó thả hoàng tử ra và nói:

– Này thanh niên Bà-la-môn, chàng là con sư tử giữa loài người. Ta sẽ không ăn thịt chàng đâu. Nay chàng được giải thoát khỏi tay ta như mặt trăng thoát khỏi miệng Ràhu (vua thần A-tu-la). Hãy ra đi và hãy mang lại hoan hỷ tốt lành cho bà con, bè bạn và đất nước.

Bồ-tát nói:

– Này Dạ-xoa ta sẽ đi. Nhưng trước đây, do làm nhiều điều bất thiện, ngươi sanh làm Dạ-xoa độc ác, tay vấy máu, ăn thịt, uống máu người. Nếu nay, trong thời hiện tại, ngươi vẫn làm điều bất thiện nữa, thì ngươi sẽ đi từ cảnh tối tăm này đến cảnh tối tăm khác. Nay ngươi đã gặp ta, ngươi không thể làm điều bất thiện nữa. Hãy biết rằng ai sát sanh sẽ bị đọa vào cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la. Nếu được sanh làm người thì tội ác ấy sẽ đưa đến yểu mạng.

Với cách này và nhiều cách khác, Bồ-tát thuyết về sự nguy hiểm của năm ác giới và lợi ích của năm thiện giới, làm cho Dạ-xoa sợ hãi bằng nhiều hình thức như thuyết pháp, nhiếp phục… khiến Dạ-xoa trở thành nhu thuận, an trú trong Năm giới. Rồi biến Dạ-xoa thành vị thần ở khu rừng, với quyền được thâu thuế (được cúng tế), Bồ-tát khuyên nó không được phóng dật. Sau đó, Bồ-tát đi ra khỏi khu rừng, báo tin cho những người ở tại đầu rừng tỏ tường sự việc, rồi nai nịt với năm loại vũ khí, ngài đi đến Ba-la-nại, gặp lại mẹ cha.

Sau một thời gian lên ngôi vua, trị vì quốc độ đúng pháp, ngài làm các công đức như bố thí… rồi đi theo nghiệp của mình.

*

Sau khi kể pháp thoại này xong, bậc Chánh Ðẳng Giác đọc bài kệ:

Người với tâm ly tham,Với ý cũng ly tham,Tu tập theo thiện pháp,Ðạt an ổn khổ ách,Và tiếp tục chứng đạt,Ðoạn diệt mọi kiết sử.

Như vậy, sau khi bậc Ðạo Sư thuyết pháp đưa đỉnh cao nhất là quả A-la-hán, Ngài giảng Bốn Sự thật. Cuối bài giảng, Tỷ-kheo ấy chứng quả A-la-hán. Bậc Ðạo sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:

– Thời ấy, Dạ-xoa là tướng cướp đeo vòng ngón tay Angulimàla, và hoàng tử với năm vũ khí là Ta vậy. [2]

Qua tích truyện trong Tiểu Bộ Kinh Nikaya, ngũ giới là pháp căn bản và tối quan trọng đối với Phật tử tại gia. Vì thế, những ai kính tin Phật, trọng tín Tăng và thích Pháp, luôn giữ ngũ giới trong sạch, họ chính thức thành tựu quả Dự Lưu, không còn tái sanh vào đọa xứ, không bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ, hiện đời được sống hạnh phúc và chết bình an.

Ai có tín và giới,

Tịnh tín và thấy pháp,

Ðến thời chúng chín muồi,

Nhập Phạm hạnh, được lạc. [3]

Nguyện đem công đức

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

Nguồn tham khảo

[1] Tương Ưng Bộ Kinh. Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương XI Tương Ưng Dự Lưu (b). Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch – [Online] Available http://www.budsas. org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5- 55b.htm

[2]. Tiểu Bộ Kinh. Tập IV. Chuyện Tiền Thân Đức Phật (I). Phẩm 06: Àsimsa. 55. Chuyện Năm Loại Vũ Khí. Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch. [Online] Availablehttps://namo84000. wordpress.com/2012/02/03/06- ph%E1%BA%A9m-asimsa/

[3] Tương Ưng Bộ Kinh. Tập V. Thiên Đại Phẩm, Chương 55 a. Tương Ưng Dự Lưu. Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch – [Online] Available www.budsas.org/uni/ u-kinh-tuongungbo/tu5-55ahtm.

Bản PDF:

VŨ KHÍ KIM CANG CỦA CƯ SĨ

[1] Các hành giả Đại Thừa còn có thể thọ 28 giới hoặc 58 giới Bồ Tát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Phạm vi cõi Cực lạc

Nghiên cứu 20:45 18/11/2024

Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.

Xem thêm