Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hiểu đúng ý nghĩa câu "Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả" theo Phật giáo

Nhờ đã giác ngộ thấu suốt được lý nhân quả trong ba đời, nên Bồ Tát chỉ sợ nhân mà không sợ quả. Chúng sanh là loại hữu tình có sinh có tử còn vô minh nên đi mãi trong vòng luân hồi. Vì chưa giác ngộ, còn mê mờ không thông lý nhân quả nên chúng sinh chỉ sợ quả mà không sợ nhân.

Trong kinh Phật có nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, tại sao vậy? Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái manh nha, đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn là mỗi người chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui. Không gieo nhân khổ thì không gặp quả khổ;  luôn gieo trồng “nhân” vui thì “quả” vui không vời cũng đến. Đây là sự hiểu biết và hành động của người giác ngộ. 

Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là “nhân” đau khổ liền sợ hãi, tìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là “nhân” đau khổ, Bồ-tát tu hạnh bố thí để tiêu diệt. Thấy buông lung ngạo mạn là “nhân” phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp. Thấy nóng giận là “nhân” gây nhiều tội lỗi, Bồ-tát tu hạnh nhẫn nhục để dẹp. Thấy lười biếng bê tha là “nhân” hư thân mất công đức, Bồ-tát tu hạnh tinh tấn để đánh đuổi. Thấy tâm tán loạn là “nhân” điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp. Thấy ngu si là “nhân” trầm luân sinh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá.

Bồ-tát tu hạnh để diệt trừ sáu cái “nhân” xấu xa, tội lỗi, mù tối ,hiểm nguy vốn dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái “nhân” ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Đó chính là tu Lục độ, đang hành hạnh Bồ-tát và đến khi giác ngộ thì là Bồ-tát thật sự. 

Kẻ trí sợ “nhân”, người ngu thì sợ “quả”. Chúng sinh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái “quả” mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui mà “nhân” đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo thì một khi “quả” đau khổ đến dẫu cầu khẩn van xin cũng vô ích. Cầu mong, mơ ước “quả” an vui, nhưng “nhân” không chịu gieo, không chăm chút thì “quả” từ đâu mà đến? Đây là sự khác biệt giữa kẻ mê và người giác; tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể trừ bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào “nhân” là giác, không ai là không thể làm được việc đó. 

Từ “nhân” đến “quả” còn cần có những sự kiện trợ giúp đầy đủ mới được viên mãn. Không có thể có nhận định tất nhiên rằng có “nhân” là có “quả” bởi vì thời gian từ “nhân” đến “quả” là giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bị tiêu mòn, tùy theo những sự kiện trợ giúp. Biết rõ như thế, mỗi chúng ta có thể chuyển “nhân” xấu thành tốt, hoặc “nhân” tốt trở ra xấu.

Nhiều Phật tử đi chùa quy y đã lâu, biết tụng kinh niệm Phật, thế mà đối với lý nhân quả chưa đủ lòng tin. Nếu chưa đủ lòng tin nhân quả thì giáo lý Phật coi như chưa hiểu gì cả, vì lý nhân quả là nền tảng của Phật pháp. Tin lý nhân quả là điều thiết yếu nhưng không phải tin suông, tin mù quáng mà là một sự kiện thực tế, cụ thể ngay trong cuộc sống, rất sáng tỏ, không mơ hồ huyền hoặc.

Thế nào là "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả"?

Bồ Tát nguyên chữ Phạn là Bodhisattva, dịch âm là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch nghĩa là hữu tình giác. Tức là một chúng sanh đã giác ngộ và đang giúp cho những chúng sanh khác cũng được giác ngộ như mình, thì gọi là Bồ Tát. Nhờ đã giác ngộ thấu suốt được lý nhân quả trong ba đời, nên chỉ sợ nhân mà không sợ quả. Chúng sanh là loại hữu tình có sinh có tử còn vô minh nên đi mãi trong vòng luân hồi. Vì chưa giác ngộ, còn mê mờ không thông lý nhân quả nên chỉ sợ quả mà không sợ nhân. Vậy kiểm lại trong chúng ta, ai là người biết sợ nhân xấu đó là người giác, là Bồ Tát, ai sợ quả xấu là kẻ mê, là chúng sanh. Bồ Tát hay chúng sanh là tự chúng ta có thấy biết đúng sự thật hay không, chớ không phải Bồ Tát cỡi hạc hay cỡi sư tử đi trên hư không để cho người ngưỡng vọng lễ bái. Nếu giác, thấy đúng lẽ thật, nhận biết một cách chính xác nhân nào đưa đến quả khổ, nhân nào đưa đến quả an lạc. Do biết rõ, nên thấy nhân nào đưa đến quả khổ quyết định không làm, vì tạo nhân rồi thì không tránh được quả, đó là Bồ Tát sợ nhân. Ngược lại, cái nhân đưa đến quả khổ nếu chúng ta không biết để tránh, mà chỉ thấy quả khổ đến lo sợ tránh né, đó là chúng sanh sợ quả. Ví dụ người có tật nóng giận, mỗi khi có người trong nhà hay hàng xóm nói hoặc làm điều gì trái ý liền la lối đánh đập. Nếu chửi bới hay đánh đập vợ con trong nhà bị thương tích thì tốn tiền thuốc thang chữa trị, bị xóm giềng cười chê là đồ bất nghĩa bất nhân, khiến tâm ray rứt hối hận.

Nhân quả là gì

Nhân quả là chữ Hán. Nhân: có nghĩa là hạt; quả: có nghĩa là trái, gồm chung hai chữ nhân quả lại nghĩa đen của nó là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể cho trái khác được. Ví dụ: hạt cam khi gieo lên thành cây sẽ cho trái cam; hạt chanh sẽ cho trái chanh, không thể nào hạt cam mà cho trái chanh được, cũng như hạt chanh không thể nào cho trái cam được, v.v..

Còn nghĩa bóng nhân quả là hành động thiện hay ác, nếu hành động thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì phải thọ lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy.

Thiện Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm