Vu Lan, mẹ ơi: Cụ bà U.80 bán bánh bò chăm mẹ U.100 nằm một chỗ
Bà Nèang Hai (70 tuổi, ngụ ấp Sóc Triết, xã Cô Tô, H.Tri Tôn, An Giang) miệt mài làm bánh bò thốt nốt đi bán để kiếm tiền lo cho người mẹ 93 tuổi bị tai biến nằm một chỗ.
Câu chuyện cụ bà 70 tuổi Nèang Hai đã gạt bỏ hạnh phúc cá nhân để ở bên phụng dưỡng mẹ già khiến nhiều người xúc động giữa mùa Vu Lan và tin rằng chữ hiếu vẫn còn hiển hiện giữa cuộc sống thường nhật một cách ý nghĩa.
Căn nhà lá xiêu vẹo, nhưng ấm áp tình mẫu tử của mẹ con cụ Nèang Hai nằm sâu trong ấp Sóc Triết. Căn nhà không có vật dụng nào giá trị, chỉ có tình cảm yêu thương của cụ dành cho mẹ là vô giá.
“Nhà có 2 mẹ con sống nương tựa vào nhau. Lấy chồng rồi đâu có kề cận lo cho mẹ được. Vậy nên tôi quyết định ở vậy phụng dưỡng cho mẹ, trọn đạo làm con”, cụ trải lòng.
Nhớ như in tuổi thơ cơ cực cùng mẹ đội bánh bò đi bán khắp phum, sóc, cụ Hai tâm sự: “Cha tôi mất sớm. Mẹ một mình nuôi tôi, mỗi ngày cứ khoảng 1 - 2 giờ khuya là mẹ tôi thức dậy làm bánh bán. Nhưng kể từ khi bị bệnh mẹ nằm một chỗ, nhiều lúc tôi thấy mẹ khóc mà lòng đau như cắt”.
Để có tiền trang trải cuộc sống, suốt hàng chục năm qua, cụ đã làm bánh bò thốt nốt đem bán. Mỗi ngày cụ làm trên dưới 100 bánh bò, bán từ sáng sớm đến chiều cũng chỉ kiếm được 60.000 đồng.
Hằng ngày, cụ thức từ lúc trời chưa tỏ mặt người để làm bánh. Sau đó lo việc ăn uống, vệ sinh cá nhân cho mẹ xong mới đạp xe đi bán. Đến trưa lại tất tả về nhà dọn dẹp, nấu ăn, đút cơm cho mẹ, rồi lại đi bán tiếp.
“Sáng 2 giờ tôi đã dậy rồi, làm bánh đến 5 giờ sáng thì đi bán. Lúc làm cũng tránh gây ồn ào nhiều để mẹ ngủ ngon giấc. Trước khi đi, tôi để ca nước ở đầu giường cho mẹ uống. Đến trưa thì tranh thủ chạy về nấu cơm đút mẹ ăn, rồi tắm rửa cho mẹ xong mới yên tâm đi bán tiếp”, cụ nói.
Cũng theo cụ, nhiều lúc bán ế, hai mẹ con chỉ biết ăn bánh bò thay cơm. Nhiều lúc cụ Nèang Hai đổ bệnh, không làm bánh bán được, đành phải chạy vạy mượn tiền hàng xóm để chữa trị, thuốc thang.
“Giờ mẹ cũng lớn tuổi rồi, tôi chỉ sợ một ngày mẹ mất không được nhìn thấy mẹ mỗi ngày nữa. Chỉ nghĩ đến thôi tôi đã không chịu nổi, hy vọng mẹ khỏe mạnh, chỉ mong mẹ ở bên cạnh tôi mãi thì tôi chấp nhận đánh đổi mọi thứ”, cụ tâm sự.
Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Vậy nên mùa Vu Lan báo hiếu, mỗi người nên tự nhắc nhở mình: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Nguồn: Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm