Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/09/2018, 11:16 AM

Vũ trụ quan (P.2)

Nói đến "Nghiệp" (Karma) tức nói đến sự sinh động biến hóa của vạn hữu (tous les êtres). Nhưng Nghiệp là gì? Và vũ trụ do nhân duyên nào mà có?

Tiền bán thế kỷ XVII, một câu chuyện lịch sử thuộc phạm vi khoa học và Tôn giáo đã xảy ra như sau:

- Galilée (1564-1642) noi gương Copernic (1473-1543), ông đã đưa ra nhận xét: "Trời chỉ là khoảng không gian bao la vô cùng tận, trùm cả mặt trời, trái đất và nhiều hành tinh…" Thế là chỗ nào cũng có trời... Mà nói thế tức đã phản lại tinh thần tôn giáo; ông còn khẳng định: "Không có thần nào sáng tạo ra vũ trụ vạn vật cả". Trước kia tôn giáo thần quyền thường bảo "Trời tròn, đất vuông và đứng yên một chỗ; ở dưới là địa ngục, ở trên là trời". Ngày nay khoa học nhìn nhận; mặt trời là trung điểm của vũ trụ.

- Ai đúng, ai sai? Đến nay ta mới rõ sự thật, thì ra oan cho Galilée vì muốn tự do tín ngưỡng, vì muốn giác ngộ chỗ mê lầm của tôn giáo thần quyền mà suýt bị ghép tội tử hình. Việc này xảy ra dưới thời giáo hoàng Urbain VIII (1633) do tòa án La Mã Xứ, vì ông đã dám viết cuốn "Dialogues sur les grands systèmes du monde" mang một nội dung trái với Thánh kinh. Sau đó buộc lòng ông phải tuyên bố trước công chúng: "Trái đất không quay". Mà "Trời" là gì? Câu hỏi ấy đã làm không biết bao nhiêu người phải băn khoăn, thắc mắc…

- Về trái đất, tôn giáo xưa thường nói: Mặt đất hình phẳng. Khoa học hiện đại xác tín: Trái đất tròn = la terre est ronde*. Theo Laplace (1749-1827) thì nguyên thuỷ của trái đất là một khối lửa (une masse de feu) do mặt trời văng ra rồi nguội dần… chỗ nào lồi là núi, đồi, chỗ nào lõm là sông ngòi, hồ ao hay biển, cũng có chỗ bằng phẳng như sa mạc hay bình nguyên.

Và theo Lucrèce (509 TTL), ông đã có những giả tưởng rất hữu lý: "Địa cầu hiện ta đang sinh sống không phải duy nhất trong thiên nhiên, chúng ta phải tin rằng ở những miền khác của không gian cũng có những địa cầu khác, những sinh vật khác, những giống người khác…

Dựa vào thực tại, khoa học ngày nay đã phát minh những cái mới lạ, chế ra được cả phi thuyền liên hành tinh thể thám hiểm nguyệt cầu ,làm sụp đổ hẳn một hệ thống tư tưởng thần quyền xưa cũ, đặt con người trước trách nhiệm của chính mình. Tuy nhiên, trên đường tìm chân lý, khoa học chưa phải là vạn năng, giải quyết được hết mọi khúc mắc của con người và cuộc đời này. Vì "Khoa học chỉ bàn đến những điều tổng quát = I I n y a que de science du général.

Qua những trang trên, ta đã hiểu sự cắt nghĩa "Vũ trụ vạn hữu" của các Tôn giáo, Đại học, Triết học, Khoa học xưa và nay. Giờ đây, chúng ta thử dạo bước vào địa hạt. Đạo Phật là bản đồ đã sẵn có trên 2500 năm nay  để thử tìm ở đấy một tia sáng làm chỉ chuẩn cho sự tìm hiểu về vũ trụ và về con người.

Và kìa Con Đường Sáng đã hiện ra…

Vấn đề nhận thức

Đứng trên quan niệm nhận thức, đạo Phật không hoàn toàn thuần túy là một triết học. Vì đạo Phật là tất cả, hay nói cách khác, đạo Phật là triết học siêu triết học. Đạo Phật cũng có những lối nhận thức sự vật, bằng nhân giới trực quan rất chính xác. Thật vậy, trước khi nghiên cứu vấn đề gì ta cũng nên đặt thành câu hỏi: Tại sao rồi sau đó quyết tìm câu trả lời những nghi vấn mà mình đã đặt ra. Những vấn đề nào khi ta đã nhận xét được thấu đáo nó biểu hiện ra một cách phân minh; và những ý tưởng để diễn tả sự vật cũng "đến" một cách dễ dàng; thì đó là một Sự Thật mà ta phải thừa nhận. 

Tất cả hiện tượng trong vũ trụ chỉ là những con số cộng cộng các yếu tố (nhân duyên) mà có. Đứng về phương diện không gian mà luận thì vạn hữu là "Vô Ngã = anattà". Nó không có cái thật bề ngang; do cộng các điều kiện nhân duyên lại mà thành. Còn đứng về phương diện thời gian mà xét, vạn hữu là "Vô thường = anicca". Nó không có cái thật bề dọc; do cộng các trạng thái sinh - diệt lại mà có. Chứng minh cho lập luận trên đây, ta lấy một vật thể làm đối tượng để nghiên cứu, tìm hiểu sự vật. Cây viết hiện có trước mắt tôi là do hiệp thể của nhiều chất liệu như: gỗ + sơn + mực và ý niệm của người thợ tạo ra cây viết tròn hoặc lục lăng, với "thiết ý" là để dùng vào viết hay vẽ…, bởi có "hiện tượng cây viết” mà chứng minh được chung quanh cây viết là không gian: vô ngã. Rồi từ khi có hiện tượng cây viết cho đến cây viết bị hủy hoại, nghĩa là từ sinh - diệt này qua sinh - diệt khác, gọi là thời gian: vô thường.

Tất cả sự vật hiện hữu trong vũ trụ đều bao gồm trong một chữ "Pháp = Dharmas”.

** Nói theo từ ngữ Phật học, Pháp cũng gọi là "Nhất Thiết Pháp", tức chỉ cho Vạn Sự Vạn Vật và là Lẽ Sống, Cách Sống, Khuôn Mẫu Sống của muôn loài vạn vật trong cõi đời này. Cái lẽ sống ấy cùng với trời, đất, muôn vật nhịp nhàng chung sống trong một Nguồn Sống Vô Tận (tức Hiện Tượng - Bản Lai Diện Mục là như thế đó; pháp nhĩ như thị là vathàbhùta). Với sự thật trên đây đã giúp ta khám phá ra hiện tượng vũ trụ vạn hữu gồm có hai mặt đối đãi: "Một Là Tất Cả", toàn thể vũ trụ tạo thành một vật (nhất tức nhất thiết); "Tất Cả Là một", một vật ảnh hưởng đến toàn thể (nhất thiết tức nhất)*.

Để nhận thức sự việc không bị lệch lạc, sai lầm, đạo Phật đề ra ba phương pháp, cùng gọi là: Tam Lượng (ba phương pháp tỷ giáo, nhận thức sự vật đúng như thật). Hình thái nhận thức thứ nhất là Hiện Lượng, những sự vật hiện hành do ngũ giác và tri giác ta trực tiếp nhận thức một cách thấu đáo, nếu ta có quan niệm rõ rệt về một vật ấy. Tỉ dụ: phải nghe tiếng nó, phải ngửi mùi nó v.v… Trước khi có cảm giác rồi mới có tri giác, không có tri giác thì không có quan niệm, nghĩa là chưa thành hiện lượng. Hình thái nhận thức thứ hai là Tỷ Lượng, sự suy luận, đối chiếu bằng những phương pháp tỷ giảo, lấy cá thể hiểu toàn thể làm đối tượng so sánh và chứng minh cho sự tìm hiểu sự thật như dựa vào pháp Tam Chi Luận trong Nhân Minh học * để tỷ lượng trong việc xét đoán vũ trụ vạn hữu. 

Hình thái nhận thức thứ ba là Thánh giáo Lượng, căn cứ vào giáo lý Như thật do đức Phật dạy để mở mang trí tuệ (Prajnã), suy xét sự vật, phân định lẽ chính tà, thực hư. Đó là những yếu lý căn bản cho mọi phương pháp nhận thức. Ta có thể y cứ vào đấy làm tiêu chuẩn để tỷ giảo, phán đoán, tìm hiểu chân lý. A
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm