Vương triều hùng mạnh nhất Tây Tạng gặp họa vong quốc vì diệt Phật
Từng là một vương triều lớn mạnh khiến cho các triều đại nhà Đường không thể chế ngự nổi, nhưng Thổ Phồn lại bị quả báo diệt vong bởi bức hại những người tu Phật.
Vương triều Thổ Phồn (618-842 SCN) (Một vương quốc từng thống trị Tây Tạng) là một quốc gia mới nổi và mạnh mẽ khi vua Tùng Tán Càn Bố (Songtsän Gampo) kết hôn với công chúa Văn Thành của nhà Đường 1.400 năm trước. Mối quan hệ của Tây Tạng với Trung Quốc xấu đi khi Tây Tạng trở nên mạnh hơn.
Tuy nhiên, vương triều này không bị sụp đổ bởi những cuộc chiến với Trung Quốc. Khoảng 200 năm sau, quốc vương Thổ Phồn bắt đầu cuộc vận động diệt Phật, và một chuỗi những thảm họa tự nhiên đã phát sinh. Cuối cùng vương triều bị sụp đổ, nhưng Phật giáo vẫn tồn tại đến ngày nay.
Sự phát triển của Phật giáo và sự hùng mạnh của vương triều Thổ Phồn
Phật giáo được truyền vào Tây Tạng không lâu sau khi vua Tùng Tán Can Bố dựng nước. Ông đã xây chùa Đại Chiếu (Jokhang ) và cung Bố Đạt Lạp (Potala). Những người nối ngôi ông đều ủng hộ Phật giáo, và một số quốc vương và hoàng tử theo ông từ bỏ vương vị và xuất gia tu hành. Vương triều Thổ Phồn dần dần trở nên hùng mạnh hơn cùng với sự phát triển của Phật giáo.
Sau khi hoàng đế Đường Thái Tông mất, Thổ Phồn hùng mạnh đến nỗi Trung Quốc không thể ngăn chặn sự xâm lăng của họ. Phổ Thồn mở rộng cuộc tấn công đến Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, và từng một lần chiếm cứ kinh đô Trường An. Những hoàng đế của của nhà Đường hùng mạnh – Đường Cao Tông, Đường Túc Tông, Đường Hiến Tông đều không thể chế ngự Thổ Phồn.
Quốc vương Lãng Đạt Mã bức hại tăng nhân
Theo Tân Đường Thư, sau khi quốc vương Thổ Phồn là Tán Phổ (Ralpacan) qua đời, Đạt Ma (Người Tây Tạng gọi là Lãng Đạt Mã – Langdarma) đã nối ngôi. Sứ giả nhà Đường miêu tả ông ta là một kẻ nghiện rượu thích săn bắt. Ông ta nổi tiếng là kẻ cai trị khắc nghiệt và không nghe lời cận thần. Lãng Đạt Mã đã phát động cuộc bức hại Phật Pháp, dẫn đến chính sự trong nước hỗn loạn.
Lãng Đạt Mã buộc các tăng nhân phải đi săn và xem việc họ đi săn là sự từ bỏ Phật giáo. Ông đã giết những người từ chối từ bỏ niềm tin của họ. Lãng Đạt Mã đóng cửa tất cả tu viện và Phật điện. Ông biến chùa Đại Chiếu thành lò giết mổ và chùa Tiểu Chiếu (Ramoche) thành chuồng bò.
Lãng Đạt Mã ra lệnh thay thế những bức tranh trên tường, các di tích và đồ tạo tác quý giá trong các ngôi đền bằng tranh vẽ các thầy tăng say rượu để làm nhục danh tiếng của Phật giáo. Ông đã đóng đinh các tượng Phật và trói dây vào cổ các bức tượng rồi ném xuống sông.
Các tai họa đã tàn phá vương triều Thổ Phồn vào năm 839 SCN: động đất, lở đất ở những vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Cam Túc ngày nay, nước chảy ngược vào sông Thao, bệnh dịch bùng phát, người ta thức dậy kế bên người thân đã chết. Một số người nghe thấy tiếng trống bí ẩn vào giữa đêm ở khu vực tỉnh Thanh Hải ngày nay.
Lãng Đạt Mã đã chết bất ngờ vào ba năm sau đó – năm 842 SCN. Vì không có con, phi tần của ông ta đã đưa cháu trai của bà lên cai trị, người này sau đó bị một quan đại thần giết chết.
Vì thế, vương triều Thổ Phồn hùng mạnh không bị đánh bại bởi nhà Đường, mà lại bị diệt vong trong tay một ông vua ngu xuẩn, nhưng Phật giáo lại trở nên bền vững ở Tây Tạng.
Nhã Lam (Theo Minhhui.org)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm