Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/05/2024, 09:10 AM

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở Bình Định

Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Để chiêm bái tượng Phật ngồi khổng lồ nổi tiếng tại chùa, du khách cần vượt qua “thử thách” đi bộ khoảng 600 bậc thang từ chân đến đỉnh núi Chóp Vung.

Điểm nhấn của chùa Ông Núi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên tòa sen, trên độ cao 129 mét so với mặt nước biển. Ảnh: Trúc Nhã.

Điểm nhấn của chùa Ông Núi là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên tòa sen, trên độ cao 129 mét so với mặt nước biển. Ảnh: Trúc Nhã.

Đi từ hướng bãi đỗ xe ô tô vào chùa, du khách sẽ thấy một khuôn viên khá rộng, có trồng sen và súng để tô điểm thêm cho cảnh quan nơi đây. Ảnh: Trúc Nhã.

Đi từ hướng bãi đỗ xe ô tô vào chùa, du khách sẽ thấy một khuôn viên khá rộng, có trồng sen và súng để tô điểm thêm cho cảnh quan nơi đây. Ảnh: Trúc Nhã.

Hoa súng trong khuôn viên chùa. Ảnh: Trúc Nhã.

Hoa súng trong khuôn viên chùa. Ảnh: Trúc Nhã.

Muốn đến được nơi đặt bức tượng Phật ngồi khổng lồ, khách tham quan phải đi bộ khoảng 600 bậc thang trải dài từ chân lên đỉnh núi. Ảnh: Trúc Nhã.

Muốn đến được nơi đặt bức tượng Phật ngồi khổng lồ, khách tham quan phải đi bộ khoảng 600 bậc thang trải dài từ chân lên đỉnh núi. Ảnh: Trúc Nhã.

Du khách có thể nghỉ ngơi lấy sức ở những bóng mát, hàng quán nước dọc đường đi. Ảnh: Trúc Nhã.

Du khách có thể nghỉ ngơi lấy sức ở những bóng mát, hàng quán nước dọc đường đi. Ảnh: Trúc Nhã.

Trên đường lên tượng Phật, du khách sẽ nhìn thấy tượng các vị La Hán xuất hiện ở hai bên. Ảnh: Trúc Nhã

Trên đường lên tượng Phật, du khách sẽ nhìn thấy tượng các vị La Hán xuất hiện ở hai bên. Ảnh: Trúc Nhã

Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có chiều cao 69 mét, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 mét, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép. Bức tượng này từng được công nhận là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Trúc Nhã

Theo Ban quản lý Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có chiều cao 69 mét, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 mét, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép. Bức tượng này từng được công nhận là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: Trúc Nhã

Phía dưới chân tượng, du khách sẽ nhìn thấy Trung tâm thuyết pháp Phật giáo với dòng chữ đề là “Điện Vạn Phật”. Du khách có thể vào bên trong điện để hành lễ, chiêm bái trước khi lên cao hơn để đến tượng Phật. Ảnh: Trúc Nhã

Phía dưới chân tượng, du khách sẽ nhìn thấy Trung tâm thuyết pháp Phật giáo với dòng chữ đề là “Điện Vạn Phật”. Du khách có thể vào bên trong điện để hành lễ, chiêm bái trước khi lên cao hơn để đến tượng Phật. Ảnh: Trúc Nhã

Tại đây còn có hàng ngàn tượng Phật xếp quanh tường để Phật tử đến chiêm bái. Ảnh: Trúc Nhã

Tại đây còn có hàng ngàn tượng Phật xếp quanh tường để Phật tử đến chiêm bái. Ảnh: Trúc Nhã

Những bức tượng Phật với kích thước nhỏ này là điểm thu hút du khách ghé thăm tại khu vực Điện Vạn Phật. Ảnh: Trúc Nhã

Những bức tượng Phật với kích thước nhỏ này là điểm thu hút du khách ghé thăm tại khu vực Điện Vạn Phật. Ảnh: Trúc Nhã

Không chỉ được chiêm bái cận cảnh bức tượng Phật khổng lồ, sau khi hoàn thành thử thách 600 bậc thang, du khách còn được ngắm biển xanh nhìn từ trên cao. Ảnh: Trúc Nhã

Không chỉ được chiêm bái cận cảnh bức tượng Phật khổng lồ, sau khi hoàn thành thử thách 600 bậc thang, du khách còn được ngắm biển xanh nhìn từ trên cao. Ảnh: Trúc Nhã

Tượng Phật ngự trên tòa sen, mắt nhìn ra biển. Ảnh: Ngọc Nghĩa.

Tượng Phật ngự trên tòa sen, mắt nhìn ra biển. Ảnh: Ngọc Nghĩa.

Bên cạnh viếng tượng Phật khổng lồ, vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhiều Phật tử còn tham gia hội chùa Ông Núi, cũng là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Trừng Tịnh – người có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của chùa. Ảnh: Trúc Nhã.

Bên cạnh viếng tượng Phật khổng lồ, vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhiều Phật tử còn tham gia hội chùa Ông Núi, cũng là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Trừng Tịnh – người có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của chùa. Ảnh: Trúc Nhã.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Huyền tích Phù Sơn tự

Chùa Việt 11:16 04/11/2024

Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. 

Ngôi chùa nằm giữa lưng chừng trời

Chùa Việt 20:34 03/11/2024

 Ngôi chùa Khmer mang tên Phnom Ta Pa nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo và tọa lạc trên ngọn núi Tà Pạ (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), với độ cao 45 m so với mặt đất.

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá

Chùa Việt 09:15 03/11/2024

Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6.

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Xem thêm