Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/06/2017, 11:59 AM

Vượt cạn lên bờ được mấy ai?

Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về những hành vi tạo tác của mình từ thân, miệng, ý. Nếu trong cuộc sống, chúng ta hay làm các việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báo cõi trời người, còn chúng ta làm điều xấu ác thì phải chịu quả khổ đau. Đó là quy luật tất yếu và sinh tồn của xã hội, không ai có quyền ban phước, giáng họa hay đày đoạ chúng ta cả.

Trong cuộc sống làm người, khó tránh khỏi thất bại. Nếu ta có thể đứng lên từ thất bại ấy và biết kiên trì bền bỉ thì chắc chắn sẽ thành công trong tương lai.

Có một người rất nghèo khổ thiếu phương tiện làm ăn sinh sống. Một người giàu có nhìn thấy hoàn cảnh đáng thương nên phát tâm tạo điều kiện để giúp đỡ anh ta, biết cách cải thiện cuộc sống tốt hơn. Người giàu mới mua cho anh ta một con bò với hy vọng, anh sẽ cày cấy gieo trồng để thoát khỏi kiếp nghèo.

Người nghèo bắt đầu cảm thấy có một chút tia hi vọng, nên trong lòng rất phấn khởi. Nhưng do thiếu ý chí, ỷ lại và lười biếng, người nghèo bèn tương kế tựu kế mà nghĩ rằng bán bò đi, để mua được nhiều con dê hơn. Trước tiên mình sẽ làm thịt một con dê để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con đẻ cái phát triển thành bầy đàn khổng lồ, rồi ta sẽ đem bán tiếp, như vậy sẽ mau làm giàu.

Người nghèo y theo đó mà tiến hành theo kế hoạch đã dự tính. Tuy nhiên, sau khi ăn hết một con dê, mà đàn dê còn lại cũng không tăng thêm, cuộc sống lại tiếp tục gặp khó khăn. Thế là anh ta, lại thịt thêm một con nữa để duy trì mạng sống.

Thực tế cuộc sống chưa có gì khấm khá hơn, mà còn đang trên đà bế tắc, anh ta suy nghĩ nếu để tình trạng này kéo dài, ắt sẽ tán gia bại sản. Bây giờ phải đem bán hết dê đi để mua một đàn gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể bán được nhiều tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có gì thay đổi, cuộc sống lại càng khó khăn hơn, anh ta mỗi ngày cứ tiếp tục giết gà cho đến khi chỉ còn một con, đến đây lý tưởng của người nghèo hoàn toàn bị sụp đổ, bởi quan niệm sai lầm.

Người nghèo cảm thấy thất vọng nên nghĩ rằng, làm giàu thật là quá khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no say để quên hết việc đời.

Ai cũng có ước mơ đáng quý, đáng trân trọng nhưng do thiếu ý chí và không có quyết tâm cao độ, nên đã bỏ qua rất nhiều cơ hội thành công như anh chàng nghèo kia.

Bí quyết của sự thành công là khi chưa có tiền, chưa có sự nghiệp, ta phải biết học hỏi và tích lũy, tiết kiệm và siêng năng là chìa khóa mở ra thành công. Đó là một thói quen tốt của những người đã từng thành công. Tính cách con người sẽ hình thành thói quen, thói quen tốt có định hướng đúng thì trước sau gì ta cũng sẽ thành công.

Ngày hôm nay, chúng ta cứ kiên trì nỗ lực không ngừng nghỉ đều là tích lũy cho tương lai, đến khi đủ duyên thì quả tốt sẽ trổ ra. Các vị Bồ tát tu sáu pháp Ba La Mật để diệt trừ phiền não khổ đau và cứu độ chúng sinh. Bồ tát thấy rõ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, keo kiệt, hiểm độc là nhân nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, cho nên Bồ tát tu hạnh bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia để chuyển hoá lòng tham.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Thấy người ăn không ngồi rồi, buông lung sa đọa, cống cao ngã mạn làm cho đạo đức nhân cách băng hoại thì Bồ tát tu trì giới để khuyên mọi người không sát sinh hại vật, không gian tham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không dùng các chất gây say nghiện như là rượu, xì ke ma tuý cho nên nói “trì giới độ phá giới”.

Thấy người nóng giận là nhân gây thù chuốc oán, rồi dẫn đến chửi mắng, đánh đập cuối cùng giết hại, tạo ra nhiều tội lỗi và làm cho mình cũng như người phiền muộn khổ đau, cho nên Bồ tát tu hạnh nhẫn, nhịn, nhường để chuyển hóa cơn giận dữ, cho nên nói “nhẫn nhục độ nóng giận”.

Thấy người lười biếng hưởng thụ bê tha là nhân dẫn đến hao tài tốn của, hư thân mất nết, chẳng giúp ích gì được ai, cho nên Bồ tát tu hạnh tinh tấn chuyên cần để chuyển hóa ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện.

Thấy tâm tư lăng xăng, điên đảo, vọng tưởng là nhân dẫn đến bất an, lo sợ, Bồ tát tu thiền định để dừng lắng mọi tâm tư vọng tưởng xấu ác có tính cách hại người vật, để sống trở lại với tâm thanh tịnh sáng suốt, cho nên nói “thiền định độ tán loạn”.

Thấy nhân ngu si là bị đọa vào ba đường xấu, nhất là các loài súc sinh Bồ tát tu hạnh từ bi, trí tuệ để chiếu phá tối tăm, mờ mịt cho nên nói “trí tuệ độ ngu si”.

Ngoài việc biết tích lũy phước báo và siêng tu trí tuệ để cứu giúp chúng sinh, Bồ tát còn phải tu sáu pháp Ba La Mật để loại trừ các thói quen tật xấu, cho đến khi thành tựu quả Phật.

Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về những hành vi tạo tác của mình từ thân, miệng, ý. Nếu trong cuộc sống, chúng ta hay làm các việc thiện lành tốt đẹp thì được hưởng phước báo cõi trời người, còn chúng ta làm điều xấu ác thì phải chịu quả khổ đau. Đó là quy luật tất yếu và sinh tồn của xã hội, không ai có quyền ban phước, giáng họa hay đày đoạ chúng ta cả.

Gieo nhân nào là gặt quả đó, chính đức Phật nhờ sự tu chứng mà thấy biết như thế và chỉ dạy lại cho chúng ta, chứ không phải do suy luận học hỏi từ kiến thức thế gian. Sự thấy biết của đức Phật là vô cùng, vô tận, không thể nghĩ bàn.       

Người có bằng cấp chưa chắc đã có năng lực, văn bằng cũng chưa hẳn là có văn hóa, chỉ có ai dám dấn thân cống hiến đời mình cho nhân loại mà không có tư tưởng phát xít, độc tài, phong kiến và chủ nghĩa cá nhân? Đó mới chính là người có đầy đủ văn bằng… bằng cấp đích thực.

Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần cố gắng, kiên trì bền chí vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm