Vượt qua sợ hãi của sinh, lão, bệnh, tử
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của vạn vật. Phật dạy đệ tử muốn có cuộc sống an lạc phải hiểu rõ ba Pháp Ấn (Tam Pháp Ấn) của đạo Phật. Đó là Pháp Ấn vô thường, vô ngã và niết bàn.
Vị tỳ kheo khéo hành trì Pháp Ấn, hiểu rõ được cơ chế vận hành của thân và tâm, đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức nếu biết, nếu rõ, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về về sinh, lão, bệnh, tử
Đó là một trạng thái Niết Bàn. Niết Bàn là vắng mặt của vô minh và phiền muộn lo âu, đau khổ, sợ hãi của sinh, lão, bệnh, tử.
Vạn vật, từ khi có mặt trong cuộc đời đến khi tan biến đều tuân theo quy luật sinh trụ dị diệt. Đó là vô thường. Nhưng vô thường không tất yếu đưa tới khổ. Nếu xét kỹ thì vô thường là sự tiếp nối. Vô thường là đặc tính đích thực của sự sống. Nếu không có vô thường thì không có sự sống.
Người học Phật phải hiểu rõ, hiểu đúng nguyên nhân của khổ là sự vật vô thường mà tưởng là thường hằng. Vô thường không gây ra khổ, mà chính vì nhận thức sai lạc cho rằng vô thường là thường hằng nên làm con người khổ đau. Nhận thức sai lệch ấy còn gọi là vô tri. Vô tri sợ hãi của sinh, lão, bệnh, tử. Ngược lại, chánh tư duy giúp người học Phật vượt qua sợ hãi của sinh, lão, bệnh, tử ( 則能越生、老、病、死怖 - tắc năng việt sinh, lão, bệnh, tử bố).
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Dưới đây là bài Kinh Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh:
KINH 6. VÔ TRI (4)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Đối với sắc, không biết, không rõ, không lìa tham dục, tâm không giải thoát thì sẽ không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết. thì không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, lão, bệnh, tử.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu không biết, không rõ, không lìa tham dục, tâm không giải thoát, thì sẽ không vượt qua khỏi sự sợ hãi về về sanh, lão, bệnh, tử.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc nếu biết, nếu rõ, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về về sanh, lão, bệnh, tử.”
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu biết, nếu rõ, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về về sinh, lão, bệnh, tử.”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Xem thêm