Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/09/2023, 14:31 PM

Xá lợi của Đại sư Tuyên Hóa

Hòa thượng Tuyên Hóa không phải là một Tăng sĩ Việt Nam, nhưng Ngài là người tu Phật giáo, vừa tu Thiền vừa Niệm Phật tức Thiền Tịnh Song Tu, khi lâm chung để lại xá lợi nên chúng tôi nêu danh Ngài ở đây.

Ngài được sanh ra tại đất Mãn Châu tức vùng Đông Bắc nước Trung Hoa. Từ nhỏ Ngài đã có tâm tu, muốn xuất gia nhưng thân mẫu Ngài muốn khi bà chết hãy đi tu. Từ đó mỗi ngày Ngài lạy Phật, cha mẹ, trời đất... sáng 837 lạy, chiều 837 lạy.

Năm 19 tuổi mẹ chết, Ngài liền xuống tóc xuất gia. Rồi Ngài về nơi mộ mẹ cất túp lều tranh nhỏ, thủ hiếu ba năm. Suốt ngày Ngài tọa Thiền, tụng Kinh điển Đại Thừa và xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật.

711

Nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập định liên tiếp nhiều tuần lễ. Một đêm nọ dân chúng quanh vùng hốt hoảng thấy nơi túp lều của Ngài hừng hực lửa đỏ. Họ tưởng lều Ngài cháy, nhưng đến nơi thì căn lều vẫn nguyên vẹn và lặng yên, còn Ngài thì đang nhập định.

Có lần Ngài đang tọa Thiền thì thấy Lục Tổ Huệ Năng đến viếng dạy rằng "Tương lai Ngài sẽ đến Mỹ Quốc để độ sinh." Sau đó Ngài đi về hướng Nam nước Tàu, đến chùa Nam Hoa, nơi Lục Tổ Huệ Năng còn để lại nhục thân. Nơi đây Ngài gặp Hòa thượng Hư Vân lúc ấy đã 109 tuổi, mà Ngài thì chỉ mới 28 tuổi. Đại lão Hòa thượng Hư Vân ấn chứng Sở đắc của Ngài. Từ đó Ngài là thị giả của Hòa thượng Hư Vân. Rồi Ngài chánh thức thành Tổ thứ chín của Thiền Tông Quy Ngưỡng và trở thành Viện Trưởng Viện Giới Luật của chùa Nam Hoa.

Ngài chuyên ăn ngọ và ngủ ngồi.

Năm 1946, Ngài rời chùa Nam Hoa sang Hong Kong lập chùa giảng đạo. Năm 1962 Ngài sang Hoa Kỳ thực hiện lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng.

Ngài đem chánh pháp đến Bắc Mỹ, xây dựng nhiều chùa ở Hoa Kỳ và Canada. Nhiều chùa của Hòa thượng Tuyên Hoá có tầm vóc quốc tế như Vạn Phật Thánh Thành, Pháp Giới Thánh Thành. Ngài còn lập trường dạy chữ cấp Tiểu học và Trung học.

Ngài viên tịch tại Los Angeles ngày 7 tháng 6 năm 1995, đại thọ 77 tuổi. Lễ nhập quan cử hành tại Long Beach Thánh Tự vào 12 tháng 6 và Kim quan được cung thỉnh về Vạn Phật Thánh Thành vào 16-6-95. Thừa di-huấn của Ngài, tứ chúng đệ tử tại các đạo tràng đều chuyên tâm trì tụng Kinh Hoa Nghiêm và Niệm Phật suốt 49 ngày.

Khi xuất gia Ngài theo Thiền Tông, nhưng từ lúc đến chùa Nam Hoa, Ngài áp dụng Thiền Tịnh Song Tu như Hòa thượng Hư Vân. Ba mươi ba năm sống trên đất Mỹ, Ngài giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày, rồi các Kinh Bát Nhã Tâm Kinh, Địa Tạng, Pháp Hoa, Pháp Bảo Đàn và Hoa Nghiêm Kinh.

Lễ Trà Tỳ được cử hành vào ngày 28/7/95, tức hơn 50 ngày sau khi Ngài viên tịch, tại Vạn Phật Thánh Thành. Bồ tát Tuyên Hóa đã lưu lại nhiều Xá Lợi.

Trước khi tịch Ngài đã di giáo: "Khi tôi đến, tôi không có gì cả; Khi tôi đi tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không!" Vì vậy tất cả tro cốt của Ngài được rải khắp địa phận Vạn Phật Thánh Thành bằng khinh khí cầu. Trừ những viên Xá Lợi được chia thờ ở các Chùa!

Trích "Những chuyện niệm Phật vãng sinh lưu xá lợi"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm