Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/05/2022, 11:47 AM

Xây dựng đạo đức của người tu

Đức Phật đã tìm thấy chân lý và Ngài chỉ dạy chúng ta cách thức hành đạo; nếu chúng ta đi đúng theo Tam tạng Thánh giáo của Phật thì sẽ đạt được kết quả nhanh chóng hơn Phật.

Đức Phật đã trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu hành và cuối cùng phải thêm 90 kiếp hành Bồ tát đạo, Ngài mới thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác. Đương nhiên Đức Phật và chư vị Tổ sư là những người mở đầu tìm đạo, phải vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, thậm chí có lúc các Ngài phải mất thân mạng mới thấu hiểu được lý đạo. Vì vậy, Trí Tích Bồ tát nói rằng ở Ta bà này không có chỗ nào không phải là chỗ xả thân của Bồ tát, mới thành Vô thượng Chánh đẳng giác.

Đức Phật đã tìm thấy chân lý và Ngài chỉ dạy chúng ta cách thức hành đạo; nếu chúng ta đi đúng theo Tam tạng Thánh giáo của Phật thì sẽ đạt được kết quả nhanh chóng hơn Phật. Phật dạy rằng tất cả chúng sinh muốn thoát khỏi kiếp sống sinh tử, lên Niết bàn, không có con đường nào khác hơn là 37 trợ đạo phẩm. Vì vậy, trong mùa an cư, các thầy phải cố gắng thực tập 37 trợ đạo phẩm để ra khỏi sinh tử.

Trong 37 trợ đạo phẩm, mở đầu, Phật dạy chúng ta cần xây dựng đời sống đạo đức thánh thiện; vì thiếu tố chất này sẽ trở ngại lớn cho việc tiến tu đạo nghiệp. Thật vậy, nhiều thầy thường đặt vấn đề học lên trên, nên không quan tâm đến xây dựng đạo đức của bản thân. Vì vậy, thực tế cho thấy có thầy đạt được học vị, bằng cấp không thua kém ai, nhưng họ không làm được Phật sự, hay không làm được gì lợi ích cho bản thân, cho cuộc đời; từ đó mới sinh ra bất mãn, khổ đau. Trong khi các vị cao tăng không học rộng như chúng ta, nhưng nhờ tinh tấn thực hành lời Phật dạy, cũng trở thành thầy tổ được nhiều người kính trọng. Đó là điều mà tôi gợi ý cho các thầy suy nghĩ, nhất là đa số các thầy trẻ chưa có kinh nghiệm trên cuộc đời, nhưng khi có kinh nghiệm rồi thì phải trả giá quá đắt.

Lựa chọn pháp môn tu học như thế nào?

Trong ta có hai con người, con người trong sinh tử gọi là con người vọng nghiệp và con người ở Niết bàn là con người giải thoát; nhưng con người giải thoát của chúng ta bị ràng buộc trong sinh tử. Vì vậy, Phật nói rằng Ngài giải thoát trong triền phược của chúng sinh, còn chúng sinh lại bị ràng buộc trong giải thoát của chư Phật.

Trong ta có hai con người, con người trong sinh tử gọi là con người vọng nghiệp và con người ở Niết bàn là con người giải thoát; nhưng con người giải thoát của chúng ta bị ràng buộc trong sinh tử. Vì vậy, Phật nói rằng Ngài giải thoát trong triền phược của chúng sinh, còn chúng sinh lại bị ràng buộc trong giải thoát của chư Phật.

Tôi xuất gia đến nay hơn 60 năm, có nhiều bạn đồng tu, đồng học giỏi hơn tôi, nhưng không thành tựu đạo nghiệp, vì chỉ đặt nặng việc học mà thiếu tu, đặc biệt là người xuất gia mà chú trọng nhiều đến thế pháp thì sớm muộn gì cũng thành người thế gian, hay trở thành nửa Tăng nửa tục. Còn người siêng học Phật pháp, nhưng thiếu tu thì được coi như cái đãy sách, mà ngài Huyền Giác quở rằng giống như người giới thiệu thức ăn, nhưng không ăn được, nên vẫn đói. Vì vậy, chúng ta thấy các giáo sư hay các nhà nghiên cứu hiểu Phật pháp tường tận và giới thiệu Phật pháp cho chúng ta, nhưng họ không thực tập Phật pháp trong cuộc sống, nên họ chỉ là học giả.

Riêng chúng ta học giáo pháp và thực tập được một pháp nào của Sa môn cũng được giải thoát. Giáo pháp của Phật cần được thực tập hơn là chỉ hiểu biết suông. Nếu hiểu biết giáo pháp để thực hành trong cuộc sống là điều tốt, còn chỉ hiểu biết pháp Phật mà không thực tập được thì uổng phí cả cuộc đời tu hành. Vì vậy, trong mùa an cư, có thì giờ thực tập pháp Phật để trở thành người đạo đức thật sự là bước ban đầu của người tu.

Học kinh Nguyên thủy cho đến kinh điển Đại thừa, chúng ta nhận thấy Đức Phật luôn đưa vấn đề đạo đức lên trên, theo đó 37 trợ đạo phẩm là chính yếu mà chúng ta cố gắng thực tập được phần nào thì sẽ giải thoát ngay phần đó; con đường giải thoát sinh tử để đến Niết bàn là như vậy.

Có thể khẳng định rằng đạo đức của người xuất gia là làm sao tâm chúng ta không vướng bận các pháp, đó là pháp mở đầu để trở thành vị Sa môn; vì vướng bận các pháp, bị các pháp thế gian chi phối thì chúng ta vẫn kẹt trong sinh tử. Và muốn tâm không kẹt các pháp, phải có đời sống phạm hạnh gọi là giữ giới. Trên bước đường tu, ban đầu cảm thấy bị giới ràng buộc, ta bực bội, khó chịu; nhưng thực hành giới, tôi phát hiện do giữ giới mà mình được giải thoát, gọi là giới biệt giải thoát, không phải bị ràng buộc.

Trong ta có hai con người, con người trong sinh tử gọi là con người vọng nghiệp và con người ở Niết bàn là con người giải thoát; nhưng con người giải thoát của chúng ta bị ràng buộc trong sinh tử. Vì vậy, Phật nói rằng Ngài giải thoát trong triền phược của chúng sinh, còn chúng sinh lại bị ràng buộc trong giải thoát của chư Phật.

Vậy hãy suy nghĩ xem ở đâu là giải thoát và ở đâu là ràng buộc? Con người nào giải thoát và con người nào bị ràng buộc? Về lý này, xưa kia ngài Huệ Tư đã có kinh nghiệm sâu sắc. Trên bước đường tu, ngài bị những người chung quanh quấy rầy, phỉ báng, chống đối, sát hại; nhưng gặp chướng duyên như vậy, ngài mới phát hiện được con người đang mang khổ đau là con người được kết tinh bằng nghiệp chướng, phiền não và trần lao từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay. Vì tích tụ nghiệp chướng, phiền não và trần lao, cho nên mới hiện hữu cái thân mà người ta phỉ báng, sát hại. Ngài nói rằng người phỉ báng ta là phỉ báng cái nghiệp của ta, người chống phá ta là chống phá cái nghiệp của ta và người sát hại ta là sát hại cái nghiệp của ta. Ý thức sâu sắc như vậy, chúng ta là người tu thì nên đồng tình với họ, vì họ sát hại chúng ta là họ giúp chúng ta thấy được nghiệp của mình, rồi xóa bỏ nghiệp và được giải thoát. Thể nghiệm được lý này trong cuộc sống tu hành, ngài đắc đạo và con người giải thoát của ngài hiện ra.

Thầy nào qua được giai đoạn tâm đứng yên, không nghe bên ngoài thì tướng giải thoát hiện. Tướng này là tướng tự nhiên, không phải sửa bộ. Hòa thượng Trí Thủ nói rằng Tỳ kheo có tướng đi nhẹ như mây bay vì không vướng bận tiền trần, nhìn xa thấy đẹp, nhìn gần càng đẹp hơn.

Thầy nào qua được giai đoạn tâm đứng yên, không nghe bên ngoài thì tướng giải thoát hiện. Tướng này là tướng tự nhiên, không phải sửa bộ. Hòa thượng Trí Thủ nói rằng Tỳ kheo có tướng đi nhẹ như mây bay vì không vướng bận tiền trần, nhìn xa thấy đẹp, nhìn gần càng đẹp hơn.

  Thật vậy, nếu bị người chống phá mà ta buồn phiền, vì ta lấy phiền não, nghiệp chướng và trần lao làm ta, mà người tu càng buồn phiền, khổ đau thì càng khó coi, khó thương. Nhưng đánh rớt con người phiền não, trần lao, nghiệp chướng xuống, tức lòng mình đứng yên thì giải thoát tướng hiện. Nói cách khác, giờ trước chúng ta sai lầm thì khổ đau, giờ sau lắng tâm thanh tịnh thì giải thoát. Thực hành yếu nghĩa này trong cuộc đời tu hành, ngài Huệ Tư hoan hỷ để cho mọi người giết chết con người phiền não của mình, thì đại chúng đã chuyển đổi tâm thù ghét ngài thành tâm kính trọng và nhờ ngài hướng dẫn họ tu hành. Có thể thấy rõ rằng cũng con người đó khi chưa giác ngộ thì bị chống đối, nhưng giác ngộ và đạo hạnh tỏa sáng thì ngài được kính trọng đến mức độ nhà vua đã phong ngài là Đại Tô đại Thiền sư (Đại Tô là tên ngọn núi nơi ngài ở). Đó là tấm gương sáng của ngài Huệ Tư mà chúng ta cố noi theo.

Đối với người xuất gia, việc đầu tiên là phải bỏ con người phiền não bằng cách thực tập pháp tu của Phật dạy. Muốn bỏ phiền não, trước tiên bằng mọi cách phải đóng kín sáu căn lại. Ví dụ, có tai nhưng không nghe, hay theo ngài A Nan là nghe mà không nghe. Nghĩa là chúng ta có tánh nghe thì phải nghe, chúng ta không điếc; mặc dù tai nghe âm thanh ngôn ngữ nhưng vì tâm không để ý, nên chúng ta không biết người ta nói gì. Ý này theo Duy thức học, nhĩ căn nghe, nhưng ý thức không nghe, nên không lưu lại trong tâm mình những gì người ta nói.

Để đóng kín sáu căn, không cho tiếp xúc với sáu trần bên ngoài, các thiền sư thường tìm cảnh vắng để tọa thiền, thực tập lý này. Vì ban đầu, khi việc xảy ra, âm thanh dồn dập mà không nghe không được, cho nên phải nghe, phải thấy thì phiền não phát sinh làm cho túc nghiệp của chúng ta nổi dậy. Nhưng với phương cách không nghe, không thấy, không khởi niệm thì trong tâm, các niệm không khởi lên lâu ngày sẽ bị xóa mất cũng như hạt giống không được tưới tẩm sẽ hư thối. Thực tập lâu như vậy, không bị tiền trần chi phối, tâm chúng ta đứng yên được.

Theo kinh nghiệm của tôi, trên bước đường tu, ban đầu nghe tiền trần thì phiền não phát sinh. Cho nên chúng ta tập không nghe tiền trần để tâm đứng yên. Và khi tâm lắng yên rồi, từ chỗ không nghe này, mà nghe được pháp âm vi diệu của Phật. Thật vậy, chúng ta đã có căn lành nhiều đời nên đời này được xuất gia, nhưng bị tiền trần chi phối, mới phát sinh phiền não. Nay thực tập pháp Phật, tâm được lắng yên thì không còn bị thanh trần bên ngoài tác hại nữa, bấy giờ căn lành trong tiềm thức chúng ta hiện ra và giúp chúng ta nghe được pháp âm của Phật, mắt chúng ta không còn bị cảnh chướng tai gai mắt khuấy phá nữa, nhưng thấy được hoạt dụng của Phật và Bồ tát.

Hàng Thanh văn an trụ ở pháp Không như vậy thì không còn ham muốn bất cứ việc gì. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở chỗ này sẽ trở thành người vô dụng.

Hàng Thanh văn an trụ ở pháp Không như vậy thì không còn ham muốn bất cứ việc gì. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở chỗ này sẽ trở thành người vô dụng.

Thầy nào qua được giai đoạn tâm đứng yên, không nghe bên ngoài thì tướng giải thoát hiện. Tướng này là tướng tự nhiên, không phải sửa bộ. Hòa thượng Trí Thủ nói rằng Tỳ kheo có tướng đi nhẹ như mây bay vì không vướng bận tiền trần, nhìn xa thấy đẹp, nhìn gần càng đẹp hơn.

Khi chưa đắc đạo, Đức Phật cũng suy nghĩ cách thuyết phục người, nhưng không ai nghe, thậm chí Ngài bảo năm anh em Kiều Trần Như đừng nhịn đói, phải ăn uống chừng mực để có sức khỏe tu hành. Bấy giờ năm ông này nghĩ rằng thái tử không nhịn đói là hư rồi, nên họ không làm bạn với thái tử nữa. Đức Phật đã thể nghiệm pháp tu khổ hạnh đến cùng cực, nên Ngài có kinh nghiệm sâu sắc về sự sai lầm của pháp tu này, nhưng năm anh em Kiều Trần Như vẫn không chịu nghe theo Ngài. Đến khi Đức Phật đắc đạo, Ngài hiện tướng giải thoát mà họ trông thấy là phải sụp lạy Ngài. Tỳ kheo Mã Thắng theo Phật cũng được giải thoát, vì cắt đứt tiền trần, tâm đứng yên, cho nên khi đi khất thực, Xá Lợi Phất trông thấy ngài liền phát tâm theo Phật đạo. Việc tu hành hơn nhau ở giải thoát; ở trong sinh tử mà còn bị phiền não quấy rầy thì nói gì cũng là phi Phật pháp. Được giải thoát, dù yên lặng, người thấy cũng giải thoát theo, người đó đã tới Phật pháp. Phật pháp này là Không môn, là cửa giải thoát, buông bỏ được tất cả vui buồn vinh nhục của trần gian.

Hàng tam thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát đều phải đạt đến sở đắc này, nhưng tác động hoàn toàn khác nhau. Thanh văn Tăng tới cửa Không, tâm hoàn toàn đứng yên, không bị tiền trần chi phối thì vẫn được giải thoát ngang hàng với Phật. Tuy nhiên, ngài Trí Giả ví tâm giải thoát của Thanh văn như thủy tinh trong suốt thấy giống ma ni, nhưng không có được tác dụng như ma ni. Tướng giải thoát của Thanh văn và tướng giải thoát của Phật thấy giống nhau, nhưng Thanh văn Tăng không làm cho người khác giải thoát được. Trong khi Bồ tát Tăng tác động cho người khác giải thoát được, ví như ma ni bảo châu có khả năng lắng nước trong. Tâm Bồ tát trong sạch ảnh hưởng đến tâm người thanh tịnh theo. Thực tế chúng ta tham vấn mà gặp được Bồ tát Tăng, tâm chúng ta liền an lạc ngay nhờ lực Bồ tát tác động. Còn Thanh văn Tăng chỉ trong sạch cho riêng bản thân họ, không làm người khác trong sạch được. Thanh văn Tăng đạt giải thoát này là A la hán. Bồ tát Tăng đạt đến cửa Không là Bồ tát đệ bát địa.

Vào cửa Không của hàng nhị thừa không thấy gì, nhưng được giải thoát. Còn Bồ tát Tăng vào cửa Không thì thấy sum la vạn tượng. Ý này được Tổ Huệ Năng diễn tả là bản lai vô nhất vật, nhưng vô nhất vật trung vô tận tạng, nghĩa là trong cái Không không có một vật nhưng có vô tận tạng công đức bên trong gọi là "Hữu hoa, hữu nguyệt, hữu lầu đài”. Bấy giờ, thế giới vi diệu bên kia mới mở ra. Thật vậy, đối với Bồ tát Tăng đã được giải thoát và các ngài từ thế giới Thật báo của Phật mà hiện thân lại cuộc đời này để độ sanh, thì phải mang thân tứ đại như chúng ta; nhưng khi xả ngũ ấm này, tâm các ngài hoàn toàn thanh tịnh, cho nên sẽ có tất cả những công đức tương ưng. Chúng ta cũng vậy, vì mang thân ngũ ấm vào, chúng ta không sử dụng được công đức, nhưng phá ngũ ấm thì chúng ta thấu suốt được tất cả muôn vật. Kinh Pháp Hoa có một ví dụ rất hay mà bản kinh của ngài Cưu Ma La Thập dịch bỏ sót, đó là ví dụ người mù từ nhỏ không biết màu sắc, ánh sáng thì ai nói gì họ cũng không tin. Chúng ta sống trong nghiệp chướng trần lao bị ngũ uẩn ngăn che là những người mù mắt trên chân lý, nên không thể thấy biết chân lý. Đức Phật , vị Đại đạo sư xuất hiện trên cuộc đời này để chữa bệnh mù cho chúng ta bằng cách giúp chúng ta tháo bỏ năm lớp màn ngũ uẩn. Ngài lên núi Tuyết tìm được bốn loại cỏ thuốc. Điều này chúng ta hiểu là gì? Đức Phật đã có quá trình tu hành gian khổ, Ngài tìm ra được chân lý là Tứ Thánh đế để chữa bệnh mù cho chúng sinh.

Chúng ta tu hành, tiếp cận được Phật, được Phật hộ niệm thì việc của ta làm trở thành Phật sự.

Chúng ta tu hành, tiếp cận được Phật, được Phật hộ niệm thì việc của ta làm trở thành Phật sự.

Sử dụng Tứ Thánh đế chủ yếu là 37 trợ đạo phẩm, loại thuốc có tác dụng lột được bức màn ngũ uẩn ngăn che giúp cho con người sáng mắt thì sẽ thấy được tất cả các pháp là Không. Nghĩa là các pháp có sanh có diệt, chỉ là giả hợp, tạm có mà thôi. Ý này được kinh Kim Cang diễn tả là nhứt thiết pháp như mộng huyễn, bào ảnh, như lộ, diệc như điển. Ưng tác như thị quán. Quán sát các pháp không bền chắc giống như giấc mộng, như bọt nước, như giọt sương mai, như làn chớp, cho nên chúng ta không khởi vọng tâm tham đắm và bắt đầu phá ngũ uẩn bằng nhận thức này.

Hàng Thanh văn an trụ ở pháp Không như vậy thì không còn ham muốn bất cứ việc gì. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở chỗ này sẽ trở thành người vô dụng. Hòa thượng Trí Thủ có kể cho tôi nghe một câu chuyện hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Xưa kia có một bà lão thấy vị Tỳ kheo trẻ tu hành tốt, nên bà đã cất một am tranh cho ông trú ngụ và hàng ngày cung cấp thực phẩm cho ông. Một hôm, bà bảo cô gái đem cơm đến cho vị Tỳ kheo này và hỏi rằng lâu nay tu hành, ông có còn cảm giác gì không. Vị này trả lời rằng bây giờ tôi chẳng còn cảm giác gì nữa. Bà lão nghe cô gái kể lại như vậy, liền tức giận đốt am tranh và đuổi vị này đi. Khi nghe câu chuyện này, tôi cảm thấy lạ, nghĩ rằng người tu mà đạt được trình độ không còn cảm giác thì cũng đáng quý lắm rồi, tại sao lại đuổi đi. Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi nhận ra được ý nghĩa của việc đốt am và đuổi đi, vì tu như vậy là vô ích, mà Tổ thường quở là củi mục than nguội. Chúng ta là người có suy nghĩ, biết điều hay lẽ phải và làm được việc lợi ích cho người; nhưng tại sao tu để trở thành người không biết gì, không làm được gì, phải để cho người khác nuôi. Đạo Phật không đào tạo con người yếm thế, bi quan, không biết gì, mà đào tạo Bồ tát là người cứu nhân độ thế.

Kinh Pháp Hoa cho chúng ta hiểu biết rằng nếu đạt được sở đắc không bị ngũ dục chi phối, thì cánh cửa phía trong mở ra, chúng ta sẽ thấy Phật và Bồ tát. Bấy giờ, chúng ta mới học được pháp Phật. Pháp Phật có hai phần là phương tiện môn và chân thật môn. Chân thật môn là việc của Bồ tát làm, người đời không thấy, không hiểu, không biết.

Khi đóng kín cửa tiền trần, vượt qua cửa Không, mới thấy Niết bàn của Phật, thì Phật và Bồ tát làm sao, chúng ta làm theo như vậy. Hay nói cách khác, Phật và Bồ tát ở Niết bàn, ở thế giới vô sanh; nhưng chúng ta may mắn chứng được pháp vô sanh trong thế giới sanh diệt; nghĩa là chúng ta chứng được Niết bàn của Phật nhưng vẫn còn mang thân sanh diệt và thân này là phương tiện để chúng ta làm đạo, chỉ dẫn cho mọi người hướng tâm về thế giới Phật, dạy họ suy nghĩ theo Phật, nói theo Phật và làm theo Phật.

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng khi Phật Thích Ca đạt được Vô thượng Bồ đề, tức ở thế giới vô sanh, vĩnh hằng bất tử, nhưng Ngài đã sử dụng thân tứ đại để trở lại Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như và trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh của Phật Thích Ca, tâm Ngài luôn gắn liền với mười phương Phật. Với sự kết nối mật thiết như vậy, chư Phật mới trợ lực cho Ngài hoàn thành tất cả mọi việc khai mở tâm trí cho mọi người một cách tự tại. Vì vậy, ngày nay tu hành, điều quan trọng là làm sao ta được Phật hộ niệm. Thiết nghĩ điều này có thể được nếu tâm ta thanh tịnh đồng với Phật và tâm ta hướng về Phật, cho nên Phật thông qua ta bằng cách hộ niệm cho ta để công việc giáo hóa độ sanh được thành tựu, vì độ sanh là bổn hoài của Phật. Ví dụ cho dễ hiểu, Phật muốn tôi tới đây thuyết pháp, nhưng các anh em không thấy được Ngài. Còn tôi thuyết pháp, Phật hộ niệm tôi, giúp cho tâm thức tôi sáng lên để thay Phật tuyên dương Chánh pháp.

Như vậy, chúng ta tu hành, tiếp cận được Phật, được Phật hộ niệm thì việc của ta làm trở thành Phật sự. Hoặc thấy chúng sinh đau khổ, ta thương và Bồ tát cũng thương chúng sinh đau khổ. Nhưng Bồ tát muốn cứu chúng sinh, các ngài phải mang sanh thân như ta, cũng phải ở trong thai mẹ chín tháng mười ngày và phải chờ đến 20 tuổi, 30 tuổi mới thuyết pháp được. Phải mất một quá trình dài như vậy, các ngài cũng ngại vô Ta bà. Cho nên, nếu ta phát tâm Bồ đề thương chúng sinh như Bồ tát thì các ngài sẽ trợ lực cho ta làm được những việc ích lợi cho chúng sinh.

Đắc quả vị A la hán, tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh, nghĩ về Phật và Bồ tát, các Ngài sẽ gia bị chúng ta, thì chúng ta thay các Ngài để làm đạo, không phải chúng ta là Phật, là Bồ tát. Thực tế cho thấy có thầy mới phát tâm thương chúng sinh, xả thân làm việc từ thiện. Với tâm tốt này, họ liền được Bồ tát gia bị, nên làm được việc khó. Nhưng khi thành công rồi, họ lại khởi tâm tăng thượng mạn, nghĩ rằng tự mình làm được. Và khi không hướng tâm đến Bồ tát nữa thì Bồ tát không gia bị khiến sự nghiệp sụp đổ, lúc đó chuyện nhỏ cũng không làm được.

Tôi làm được bất cứ Phật sự nào cũng nghĩ rằng Phật làm, tôi chỉ là người làm thay. Nói cách khác, tôi giao thân mình cho Ngài sử dụng, gọi là Phật bổ xứ. Nhân mùa an cư, tôi nhắc nhở các Tỳ kheo trẻ phải cố gắng thực tập, tối thiểu bước vào cửa Không, được giải thoát và tụng kinh Đại thừa để lưu giữ hình ảnh, danh hiệu và hạnh nguyện của Phật, Bồ tát vào tâm thức mình. Có như vậy, mới tạo được mối quan hệ mật thiết với các Ngài thì sẽ nhận được sự trợ lực của các Ngài, mới làm được việc khó, nhưng nhớ đừng khởi tâm tăng thượng mạn. Tiến tu đạo hạnh trong mùa an cư, nên nỗ lực đạt được một phần pháp Phật để trang nghiêm thân tâm, không cô phụ công ơn giáo dưỡng của Phật, của thầy tổ và của đàn na tín thí. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm