Xóm nghề trăm tuổi ở TP.HCM, nghệ nhân có tâm hồn thanh tịnh, đọc kinh, niệm Phật khi làm

Sản phẩm của xóm nghề có tuổi đời gần 100 năm tại TP.HCM đều mang yếu tố tâm linh nên nhiều nghệ nhân có hiểu biết nhất định về Phật pháp. Thậm chí có người thường xuyên đọc kinh, niệm Phật, ăn chay khi theo nghề.

“Xóm tượng Phật”

Sâu trong con hẻm dưới chân cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) có một xóm nghệ nhân làm nghề truyền thống. Nơi đây được biết đến với tên gọi xóm chùa hay xóm tượng Phật.

Xóm có tên gọi như trên bởi có một số gia đình đã 3 đời làm tượng Phật. Người dân tại đây không biết chính xác làng nghề hình thành từ năm nào. Họ chỉ biết những nghệ nhân có thâm niên nhất hiện giờ đều là con cháu đời thứ 3 của các gia đình làm tượng thờ nổi tiếng.

Hiện nay, xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở giữ nghề truyền thống đặc biệt này.

Ông Mai Văn Kiệt (60 tuổi, con nghệ nhân Mai Văn Lai, cơ sở Mai Văn Lai) cho biết, nghề làm tượng Phật tại đây có thể bắt nguồn từ ngôi chùa Giác Hải ở trước hẻm.

Ông Mai Văn Kiệt là truyền nhân đời thứ 3 của cơ sở làm tượng Phật thủ công nổi tiếng bậc nhất tại xóm chùa. Ảnh: Hà Nguyễn.

Ông Mai Văn Kiệt là truyền nhân đời thứ 3 của cơ sở làm tượng Phật thủ công nổi tiếng bậc nhất tại xóm chùa. Ảnh: Hà Nguyễn.

Từ nhỏ, ông đã nghe chuyện hòa thượng chùa Giác Hải muốn có tượng Phật để thờ. Vị này quyết định điêu khắc và hoàn thành bức tượng Phật bằng gỗ mít để thờ trong chánh điện. Từ đó, người dân trong hẻm bắt đầu học điêu khắc tượng Phật.

Ông Kiệt chia sẻ: “Hồi đó, ông nội tôi điêu khắc tượng Phật bằng gỗ mít vì gỗ này mềm, dẻo dễ thao tác. Khi hoàn thành bức tượng, ông đều thỉnh vị hòa thượng tại chùa Giác Hải đến nhận xét, cho lời khuyên đã đạt hay chưa.

Theo thời gian và nhu cầu thị trường, những nghệ nhân như ông và bố tôi chuyển sang làm tượng Phật bằng xi măng, thạch cao. Đến tôi đã là đời thứ 3 làm tượng Phật thủ công rồi. Như vậy, nghề làm tượng Phật thủ công ở hẻm này cũng ngót nghét 100 năm”.

Đứng tỉ mẩn đắp loại dung dịch đặc biệt lên bức tượng Phật vừa được lấy ra từ khuôn, anh Tuấn (44 tuổi) cho biết nghề làm tượng Phật thủ công rất vất vả. Đa số người thợ đều phải vừa học vừa làm và tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Thông thường, một bức tượng Phật bằng xi măng, thạch cao phải trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ... Trong số này, khâu lên cốt thường được nghệ nhân đặc biệt chú trọng.

Bởi, lên cốt đẹp, theo đúng tỉ lệ, kích thước, kiểu dáng… mới làm được những công đoạn tiếp theo. Trong khi đó, vẽ mắt là khâu cuối cùng và được xem là khâu khó nhất, quyết định bức tượng có đạt chuẩn hay không.

“Bức tượng có hồn, có thần thái hay không là ở khâu vẽ mắt. Do đó, khi vẽ mắt, người thợ phải đặt hết cảm xúc, tâm hồn của mình vào công việc”, anh Tuấn nói.

Sau khi tháo khuôn, anh Tuấn quét một lớp dung dịch đặc biệt để tượng không bị rạn, nứt. Ảnh: Hà Nguyễn.

Sau khi tháo khuôn, anh Tuấn quét một lớp dung dịch đặc biệt để tượng không bị rạn, nứt. Ảnh: Hà Nguyễn.

Đọc kinh, niệm Phật khi theo nghề

Sau gần 100 năm, xóm tượng Phật trở thành một trong những làng nghề truyền thống hiếm hoi tại TPHCM. Xóm nghề tượng Phật hiện thu hẹp về số lượng cơ sở nhưng vẫn sản xuất đa dạng tượng thờ.

Ngoài sản xuất tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp… nơi đây còn tạo tác tượng các vị thần, thánh trong đạo Mẫu như: Ngọc Hoàng, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn…

Tùy theo nhu cầu của thị trường, tượng thờ tại đây được nghệ nhân tạo tác theo nhiều kích thước. Tuy nhiên, nghệ nhân, người thợ vẫn giữ được nét riêng của nghề mà người xưa truyền lại.

Sản xuất sản phẩm mang yếu tố tâm linh, các nghệ nhân, thợ làm tượng Phật tại đây dù không kiêng cữ nhưng cũng có những quan niệm nhất định. Một trong số này là người theo nghề nhất định phải có tâm hồn thanh tịnh, tính cách hiền hòa, đức độ.

Nhiều người thợ tại đây nghiên cứu, có hiểu biết nhất định về Phật pháp. Thậm chí có người thường xuyên đọc kinh, niệm Phật, ăn chay khi theo nghề.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương: "Tôi tu 'pháp môn' tạo tượng Phật"

05

Ông Kiệt giải thích: “Khi làm tượng Phật, tượng thần, người thợ phải làm bằng tất cả cái tâm. Tâm tính của người thợ sẽ quyết định thần thái, hồn cốt của bức tượng.

Điều này thể hiện rõ nét qua công đoạn vẽ mặt, mắt cho tượng. Nếu người thợ tâm tính hiền lành, luôn nghĩ đến điều tích cực sẽ vẽ ra đôi mắt, khuôn mặt bức tượng hiền hòa, đức độ, tươi vui.

Ngược lại, nếu thợ tâm tính không trong sáng, luôn u uất, sầu khổ hay toan tính sẽ vẽ ra đôi mắt, khuôn mặt bức tượng sầu muộn, thảm não, thậm chí có nét hung dữ...

Chúng tôi vẫn nói vui với nhau rằng, khi vẽ mặt, điểm nhãn cho tượng, người thợ phải ở trong trạng thái nhập tâm với niềm tin tâm linh nhất định. Có như thế, sau khi hoàn thiện, bức tượng mới có thần thái, có hồn”.

Dù có thâm niên và là truyền nhân của những bậc thầy làm tượng Phật truyền thống ở xóm, nhưng những người làm tượng tại đây không dám nhận mình là thợ giỏi, nghệ nhân.

Họ khiêm tốn cho rằng mình đến với nghề là do có căn duyên nên cố gắng giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của cha ông.

Xóm làm tượng Phật 100 tuổi trong lòng thành phố

Tùy vào kích thước, độ phức tạp, các bức tượng được tạo tác trong vài ngày đến 1 tháng. Ảnh: Hà Nguyễn.

Tùy vào kích thước, độ phức tạp, các bức tượng được tạo tác trong vài ngày đến 1 tháng. Ảnh: Hà Nguyễn.

Mỗi ngày, người thợ cố gắng hoàn thiện mình, tích lũy kinh nghiệm để tạo tác những bức tượng phục vụ cho văn hóa, niềm tin tâm linh của khách hàng. Hiện, mặt hàng tượng thờ tại đây có giá từ vài triệu đồng đến nhiều chục triệu đồng.

Ông Kiệt tâm sự: “Hơn cả một công việc, tôi xem nghề của mình như một cách làm công đức. Bởi, tượng Phật, tượng thần… sau khi hoàn thiện, được khách hàng thỉnh về thờ không chỉ được 1 hoặc 2 người chiêm bái.

Bức tượng thậm chí có thể được cả trăm, cả ngàn người chiêm bái, đặt niềm tin tâm linh. Vì vậy, chúng tôi luôn nhắc mình phải làm việc bằng tất cả cái tâm và niềm tin tâm linh cùng niềm tự hào của mình”.

Theo Báo Vietnamnet. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Một đời quá dài

Phật pháp và cuộc sống 15:27 26/12/2024

Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.

Thím Năm, con Nụ và cuộc đời nhẹ tênh

Phật pháp và cuộc sống 14:41 26/12/2024

Giữa cuộc đời ồn ào, con Nụ và thím Năm là những người hiếm hoi biết cách sống dịu dàng với nhau, lặng lẽ ôm đời mà không cần rộn ràng lời nói.

Khi em thôi mong cầu

Phật pháp và cuộc sống 09:53 26/12/2024

Buổi sáng mờ sương, 15/06/2024. Một, hai, rồi ba chiếc lá rơi xuống, em nhìn thấy và chợt mỉm cười. Những chiếc lá kia đâu thể cứ ở hoài trên cây nhỉ!

Dọn vườn tâm đón năm mới

Phật pháp và cuộc sống 09:16 26/12/2024

Trong cái rét cuối năm, tiếng chuông chùa ngân nga vọng lại từ ngọn đồi nhỏ gần nhà khiến lòng Mai dịu xuống. Là một Phật tử, Mai vẫn giữ thói quen dọn dẹp vườn nhà trước khi Tết đến, như một cách để chuẩn bị tâm thế an lành, đón nhận năm mới.

Xem thêm