Tạo tượng Phật, Bồ tát dựa vào quy tắc nào mới đúng Pháp?
Tạo tượng Phật, tạo tượng Bồ Tát, tạo tượng La Hán đều có pháp biểu trưng nhất định, mang ý nghĩa giáo dục ở trong đó, không phải tùy tiện mà tạo. Hiện nay chúng ta nhìn thấy rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát là tạo theo tượng người nghệ thuật, Phật Bồ Tát cũng biến thành phàm phu, nghệ thuật hình người.
Điều chúng ta cần phải tường tận, phải nên biết. Tại sao vậy? Vì không tạo ra được ba mươi hai tướng.
Thời xưa tạo tượng là căn cứ theo trong kinh Tạo Tượng Độ Lượng, phải tạo ra được “Tam thập nhị chủng, đại trượng phu tướng”, để người ta sau khi nhìn thấy liền hiểu được cái gì là nhân, tu nhân như thế nào sẽ được quả báo như thế nào. Vào thời xưa, tạo tượng đều y theo tiêu chuẩn này mà tạo, hiện tại thì không y theo.
Ngoài ba mươi hai tướng ra, còn có tám mươi vẻ đẹp đi kèm, đây gọi là tướng hảo quang minh. Ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp thì nhân quả thảy đều nói hết, nói rất tường tận, rất rõ ràng là cư sĩ Giang Vị Nông trong kinh Kim Cang Giảng Nghĩa. Nếu quí vị muốn biết, có thể đi tham khảo.
Đặc biệt nhắc nhở mọi người là tạo tượng Phật nhất định phải dựa theo quy tắc này thì mới là như pháp. Nhưng trên thực tế mà nói, không chỉ ba mươi hai tướng, ở trong kinh luận Đại thừa thường nói: “Phật có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp”, đó là sự thật. Vô lượng, vô tận tướng hảo quang minh lưu xuất từ tự tánh viên mãn.
Ba mươi hai tướng này, tướng đại trượng phu là tiêu chuẩn của người thời xưa. Mỗi một tướng đẹp đều có nghiệp nhân. Ví dụ trong kinh Phật thường nói “tướng lưỡi rộng dài”, đây là tướng tốt, nghiệp nhân là gì vậy? Không vọng ngữ.
Ở trong kinh Phật nói, một người ba đời không vọng ngữ thì lưỡi của họ lè ra có thể liếm được chóp mũi. Phật Thích Ca Mâu Ni thường hay giảng kinh thuyết pháp, nói Ngài không lừa mọi người, và Ngài đã chứng minh, lưỡi của Ngài khi lè ra che kín cả mặt. Các bạn có làm được không? Chứng minh điều gì vậy? Đời đời kiếp kiếp không vọng ngữ, xưa nay không lừa gạt người thì mới có tướng tốt này. Cho nên nhà Phật tạo tượng phải tạo cho được nhân quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm