Xóm làm tượng Phật 100 tuổi trong lòng thành phố

Sâu trong con hẻm ở chùa Giác Hải (quận 6, TP HCM) có một xóm chuyên làm tượng Phật, là xóm nghề truyền thống 100 tuổi hiếm hoi ở giữa lòng thành phố.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Dù nằm trong một hẻm nhỏ ngoằn ngoèo nhưng xóm chuyên làm tượng Phật đã quá nổi tiếng, rất nhiều người biết đến. Xóm chuyên làm tượng Phật còn được mọi người gọi với một tên khác là xóm tượng chùa Giác Hải, gắn liền với tên một ngôi chùa trong hẻm - nơi chuyên làm ra những bức tượng Phật Tổ, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Di Lặc… với đủ loại kích thước lớn nhỏ, khác nhau.

Tuong-Phat-2-1558143959_680x0

Xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở nặn đúc tượng, trong đó một số gia đình đã hơn 3 thế hệ giữ nghề của tổ tiên truyền lại, nằm ngay lối vào chùa Giác Hải (quận 6) nên còn gọi là xóm chùa. Ngay khi bước vào hẻm, nhiều bức tượng Phật bằng xi măng, thạch cao bày dọc bên đường.

Từ 7h đến 16h, xóm chùa trở nên nhộn nhịp bởi những chiếc xe ba gác chở những bức tượng thô, mới được tháo khuôn từ xưởng lớn phân phối đến. Tại đây, những người thợ sẽ tiếp tục chế tác, tạo hình để hoàn chỉnh tượng.

Tuong-Phat-1-1558143958_680x0

Giữ gìn nghề truyền thống

Dọc trong con hẻm là rất nhiều các bức tượng Phật lớn nhỏ được các cơ sở trưng bày, xung quanh đó, các nghệ nhân chăm chú, tỉ mỉ từng chút thực hiện công việc của mình.

Trong nhà xưởng yên tĩnh, chật chội những bức tượng Thần và Phật, ông Ba Tiến (tên thật Nguyễn Ngọc Châu) tỉ mẩn ngồi vẽ hoạ tiết cho những bức tượng Ngũ Hành Nương Nương.

Trong nhà xưởng yên tĩnh, chật chội những bức tượng Thần và Phật, ông Ba Tiến (tên thật Nguyễn Ngọc Châu) tỉ mẩn ngồi vẽ hoạ tiết cho những bức tượng Ngũ Hành Nương Nương.

Ông Tiến là chủ cơ sở Lê Văn Chánh, một trong những cơ sở lâu đời và nổi tiếng nhất xóm chùa. "Đời tôi là thế hệ thứ ba theo nghề. Thời xưa, các cụ tôi làm tượng bằng gỗ mít, khoảng 60 - 70 năm nay thì chuyển qua làm bằng xi măng và thạch cao. Tôi vẫn tự hào vì từ đó đến nay, sản phẩm của gia đình chưa có ai mắng vốn bao giờ".

"Làm nghề này quan trọng nhất là phải có đam mê. Chỉ có đam mê mới làm nên hồn cốt cho những bức tượng", ông Tiến chia sẻ.

Theo chú Mai Văn Tám, tên thường gọi chú Tám, con trai của nghệ nhân Mai Văn Lai, thì nghề làm tượng được cha ông truyền lại đến nay đã gần 100 năm. Trước đây, chỉ có hai cơ sở đúc tượng được người trong và ngoài nước biết đến là cơ sở gia đình của hai họ Lê (Lê Văn Chánh) và Mai (Mai Văn Lai). Khi ông Chánh và ông Lai mất, những người con trong gia đình tiếp tục làm nghề cho đến tận ngày hôm nay.

"Làm một bức tượng đẹp phải gồm rất nhiều công đoạn nên người thợ nào cũng quan trọng từ đúc, gọt, chà đến thổi và vẽ. Bức tượng hơn nhau ở đôi mắt, khuôn mặt có hồn và có thần", nghệ nhân nói.

Bài liên quan

Ông Tám kể, hiện nay trong xóm có khoảng 10 xưởng làm tượng với hơn 100 lao động, đa số là nam giới. Nghệ nhân chính và có thâm niên mấy chục năm đều là người trong gia đình, thợ bên ngoài chỉ có số ít, làm những việc phụ. Sở dĩ người ngoài không thể gắn bó lâu được với nghề là vì họ không có đam mê, nên vào làm được một thời gian ngắn thì đều bỏ. Theo ông Tám, nghề này ngoài việc giỏi, có năng khiếu mỹ thuật thì điều quyết định thành công là phải thật đam mê, kiên nhẫn thì mới có thể làm được.

Gia đình nhà ông Tám có 11 anh chị em, ai cũng đều theo nghề làm tượng và mỗi người làm một công đoạn riêng. Trong một tháng, gia đình ông Tám làm trung bình 10-15 tượng, tùy theo kích thước lớn nhỏ, độ khó, mỗi tượng khác nhau sẽ có giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Đa số tượng được làm cho chùa hoặc một số cá nhân đặt hàng rồi gửi đi khắp cả nước.

xom-lam-tuong-phat-100-tuoi
Bài liên quan

Thị trường tượng Phật hiện nay khá đa dạng với công nghệ và chất liệu khác nhau, tính cạnh tranh và biến động cũng lớn. Tượng làm bằng gỗ hoặc bằng đá được chạm khắc bằng máy móc hiện đại. Riêng xóm hiện nay vẫn làm tượng theo cách truyền thống, bằng chất liệu thạch cao và xi măng.

“Nghề ai người ấy làm, gia đình tôi vẫn sống tốt với nghề, vẫn đủ ăn đủ mặc, đủ nuôi con cái ăn học đàng hoàng nên tôi cũng không bận tâm với bên ngoài nhiều. Hơn nữa, đây là nghề truyền thống lâu đời của gia đình được cha ông truyền lại nên chúng tôi phải có trách nhiệm lưu giữ”, ông Tám tâm sự.

Thị trường tượng Phật hiện nay khá đa dạng với công nghệ và chất liệu khác nhau, tính cạnh tranh và biến động cũng lớn. Tượng làm bằng gỗ hoặc bằng đá được chạm khắc bằng máy móc hiện đại.

Thị trường tượng Phật hiện nay khá đa dạng với công nghệ và chất liệu khác nhau, tính cạnh tranh và biến động cũng lớn. Tượng làm bằng gỗ hoặc bằng đá được chạm khắc bằng máy móc hiện đại.

Nối tiếp nghề làm tượng của gia đình, ông Tám khoe, hiện con trai và các cháu ông ban ngày đi học, chiều về đều dành thời gian say mê tập làm tượng, học hỏi cha chú các công đoạn, quản lý nhà xưởng. Qua đó cho thấy, nghề làm tượng đã ăn sâu vào trong máu thịt của mỗi thành viên trong gia đình và cứ thế được kế thừa từ đời này sang đời khác.

Làm tượng bằng cả tâm hồn

Để làm ra một bức tượng Phật có hồn, có cốt cách không phải là chuyện đơn giản. Ông Tám chia sẻ, để hoàn thành một bức tượng, ngoài việc mất thời gian, các thao tác phải chăm chút, tỉ mỉ, người làm tượng phải đặt cả tâm hồn mình vào đó. Thường một bức tượng sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, làm lán, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ màu, sau cùng là vẽ mắt.

Thường một bức tượng sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, làm lán, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ màu, sau cùng là vẽ mắt.

Thường một bức tượng sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, làm lán, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ màu, sau cùng là vẽ mắt.

Trong các công đoạn, khâu quan trọng nhất chính là lên cốt và vẽ mắt, bởi khi lên cốt đẹp theo đúng thiết kế, kích thước, kiểu dáng mới có thể làm được các việc kế tiếp. Nghệ nhân Trọng, người có thâm niên gần 40 năm trong nghề làm tượng cho biết: “Nghề này khó lắm, phải có kinh nghiệm, đam mê và tỉ mỉ từng chút mới có thể hoàn thành được bức tượng đẹp. Đặc biệt, tâm hồn người làm tượng lúc nào cũng phải tịnh, khi làm phải thả cả hồn vào bức tượng mới ra được cốt, được hồn”.

xom-lam-tuong-phat-100-tuoi_1
Bài liên quan

Khi hỏi về cơ duyên đến với nghề làm tượng Phật của nghệ nhân Trọng, chúng tôi khá bất ngờ vì trong xóm làm tượng này, ông không phải là người xuất thân trong gia đình làm tượng nhưng lại gắn bó và có thâm niên lâu năm. “Hồi còn nhỏ tôi thấy các chú, các bác vẽ nên thấy khoái quá cũng xin học làm theo. Chẳng biết từ bao giờ, cái nghề nó thành đam mê rồi thành nghiệp theo tôi mấy chục năm đến tận bây giờ”, ông Trọng nói.

Công đoạn khó nhất của bức tượng chính là vẽ mắt, bởi một bức tượng có hồn hay không chính là từ đôi tay, kinh nghiệm của người nghệ nhân thổi hồn vào đôi mắt tượng. Trong gia đình ông Tám thì bà Hoàng - em gái ông - là người phụ trách khâu khó khăn nhất này.

Các bức tượng Phật đều mang yếu tố tâm linh nên hầu hết các nghệ nhân đều niệm Phật, đọc kinh, ăn chay thường xuyên.

Các bức tượng Phật đều mang yếu tố tâm linh nên hầu hết các nghệ nhân đều niệm Phật, đọc kinh, ăn chay thường xuyên.

Bài liên quan

Chăm chút, tỉ mỉ trong từng nét vẽ, bà Hoàng chia sẻ, khi vẽ mắt tượng thì người nghệ nhân phải đặt hết tâm hồn mình vào nét cọ, đặt tâm theo từng bức tượng mới có thể vẽ được. Theo bà Hoàng, một ngày bà thường vẽ trang trí và vẽ mắt nhiều nhất chỉ được 3-4 bức tượng, vì vẽ mắt không giống như lao động tay chân, phải có cảm xúc, có tâm hồn mới vẽ ra thần thái của bức tượng.

Chỉ tay về phía xa là cậu học trò tên Quý đang cẩn thận sơn một bức tượng lớn, bà Hoàng nói, ngoài vẽ tay, nhiều khách hàng cũng yêu cầu sơn vì có người thích tượng màu sơn hơn là màu vẽ. Vừa sơn bức tượng, anh Quý vừa cho biết, anh đã theo nghề được hơn 5 năm và công việc chính anh phụ trách là sơn màu. Để làm tốt được công đoạn này, người thợ phải thạo trong việc pha màu và khi sơn phải đều tay để tránh chỗ lớp dày, mỏng phải sơn lại nhiều lần.

Ngoài yếu tố kinh nghiệm, đam mê với nghề, bà Hoàng cho biết, các bức tượng Phật đều mang yếu tố tâm linh nên hầu hết các nghệ nhân đều niệm Phật, đọc kinh, ăn chay thường xuyên. “Khi tâm mình nhẹ nhàng, thanh thản thì nghệ nhân mới có thể chuyên tâm làm được công việc này”, bà Hoàng nói thêm.

Những pho tượng Phật được xuất xưởng.

Những pho tượng Phật được xuất xưởng.

Nhìn những nghệ nhân say mê, tỉ mỉ bồi đắp từng bức tượng, người ta sẽ càng hiểu hơn những lời của ông Tám, bà Hoàng nói. Để hoàn thành được một bức tượng Phật, người làm nghề không chỉ giỏi mà phải đặt cả tâm hồn, đam mê của mình vào bức tượng. Bởi vậy, dù cho Sài Gòn có ồn ào, náo nhiệt đến chừng nào thì khi bước vào sâu trong con hẻm nhỏ này, người ta sẽ chỉ thấy sự thanh tịnh. Ở đó, những nghệ nhân miệt mài, tiếp nối truyền thống gia đình để giữ gìn nghề truyền thống 100 năm và cho ra đời những bức tượng thật đẹp, gửi đi khắp nơi, góp phần bồi đắp thêm tâm hồn, tín ngưỡng cho mọi người.

Công đức tạc Kim thân Đức Phật

Việc tạc tượng Phật thể hiện lòng tôn kính thờ cúng của con người với thần linh, với một thế giới siêu nhiên luôn bên cạnh để bảo vệ cho cuộc sống con người. Các bức tượng được tạc thường là: tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Phật Di Lặc...

Mỗi bức tượng lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Mỗi bức tượng lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Bài liên quan

Mỗi bức tượng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Như tượng Phật Di Lặc thể hiện cho niềm hạnh phúc, biến những khổ đau, bất hạnh, giận dữ, buồn phiền thành niềm vui. Tượng Phật Bà Quan Âm được xem là sự từ bi, bác ái, bỏ qua những đau buồn, phiền muộn trong cuộc sống để sống một cách tốt đẹp. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ giúp gia chủ tai qua nạn khỏi, không còn buồn đau, giác ngộ và chiếu sáng, soi đường cho con người đi hay làm những điều thiện, điều tốt đẹp cho đời.

Về ý nghĩa và công đức của việc tạc tượng, nếu bức tượng được đúc ra đó hảo tướng, trang nghiêm, được nhiều người chiêm ngưỡng, lễ bái cung kính, phát tâm tu hành; hoặc tượng được đặt tại một ngôi chùa có chư tăng ni tu hành chân chính, thu hút được mọi người tề tựu về tu tập rất đông thì công đức của người đóng góp vào bức tượng sẽ rất lớn.

Kim thân của Đức Phật mà tạc đẹp, được đặt ở một nơi linh thiêng, có tăng ni, phật tử tinh tấn tu hành và pho tượng được truyền đời rất lâu thì thường phúc của những người phụ góp vào lớn đến mức phải sinh lên cõi trời.

Kim thân của Đức Phật mà tạc đẹp, được đặt ở một nơi linh thiêng, có tăng ni, phật tử tinh tấn tu hành và pho tượng được truyền đời rất lâu thì thường phúc của những người phụ góp vào lớn đến mức phải sinh lên cõi trời.

Bài liên quan

Đầu tiên họ sẽ có duyên lành với Phật pháp hết kiếp này đến muôn kiếp về sau. Dù họ trôi lăn, lạc lối, thậm chí lỡ gây tạo tội lỗi thì vẫn không bị rơi vào đọa xứ bởi thường có người đến nhắc, kéo họ về với Phật pháp.

Hơn nữa, trong tâm người đó tự nhiên xuất hiện quyết tâm tinh tấn mãnh liệt để có thể tu hành khai mở tâm linh. Nếu tiến xa hơn, họ có thể làm người xuất gia đạo cao đức trọng, giáo hóa chúng sinh không ngừng nghỉ, điều đặc biệt là có thân tướng ta rất hoàn hảo, nghiêm trang, không bị khiếm khuyết.

Nếu bức tượng được đúc ra đó hảo tướng, trang nghiêm, được nhiều người chiêm ngưỡng, lễ bái cung kính, phát tâm tu hành; hoặc tượng được đặt tại một ngôi chùa có chư tăng ni tu hành chân chính, thu hút được mọi người tề tựu về tu tập rất đông thì công đức của người đóng góp vào bức tượng sẽ rất lớn.

Nếu bức tượng được đúc ra đó hảo tướng, trang nghiêm, được nhiều người chiêm ngưỡng, lễ bái cung kính, phát tâm tu hành; hoặc tượng được đặt tại một ngôi chùa có chư tăng ni tu hành chân chính, thu hút được mọi người tề tựu về tu tập rất đông thì công đức của người đóng góp vào bức tượng sẽ rất lớn.

Tóm lại, kim thân của Đức Phật mà tạc đẹp, được đặt ở một nơi linh thiêng, có tăng ni, phật tử tinh tấn tu hành và pho tượng được truyền đời rất lâu thì thường phúc của những người phụ góp vào lớn đến mức phải sinh lên cõi trời. Nếu phải trở lại cõi người, họ luôn là người ở trong ngôi vị tôn quý, có thân tướng tốt đẹp. Thậm chí khi chịu quả báo vì một ác nghiệp nào đó, nếu phải bị tai nạn cơ thể họ sẽ được phục hồi rất nhanh, rồi thân thể lành lặn trở lại. 

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tin Phật trong ta

Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024

Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...

Tâm tưởng

Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024

Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.

Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024

Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Xem thêm