Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/03/2020, 07:00 AM

Xuất trần là gì? Ý nghĩa của Xuất trần

Xuất trần là một ý nghĩa quan trọng, theo chúng ta trong suốt cuộc đời này, chứ không phải một ngày một bữa lúc có lúc không. Mà đúng ra thì không phải chỉ một đời này mà kéo dài nhiều đời khác nữa cho đến thành Phật thôi!

> Gửi em - Người tu sĩ trẻ

Tất cả người tu ai cũng có chí xuất trần? Bởi có chí xuất trần nên mới đi tu, nếu không có thì đã ở ngoài thế gian để thụ hưởng dục lạc thế tục, nên đã đi tu tức là có chí xuất trần. Sao là chí xuất trần?

Là chí nguyện cao thượng nguyện thoát khỏi trần lao, vượt ra những trói buộc của thế tục, thoát khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm chúng ta từ nhiều kiếp đến nay. 

Chữ trần có nhiều nghĩa. Trần là bụi bặm, là ô nhiễm là che mờ sự trong sáng nên nó là cái duyên dẫn chúng ta đi trong lục đạo luân hồi, trong biển khổ sinh tử.

Chữ trần, nói cho đủ là tám mươi bốn nghìn trần lao, nói gọn là sáu trần. Người đời vì vô minh không thấy được lẽ thật của thế gian là đau khổ nên tham đắm rồi đuổi tìm những cái vui giả tạm, là gốc sinh ra các thứ phiền não.

Xuất trần là chí nguyện cao thượng nguyện thoát khỏi trần lao, vượt ra những trói buộc của thế tục, thoát khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm chúng ta từ nhiều kiếp đến nay.

Xuất trần là chí nguyện cao thượng nguyện thoát khỏi trần lao, vượt ra những trói buộc của thế tục, thoát khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm chúng ta từ nhiều kiếp đến nay.

Chiếc áo tu sĩ là chiếc áo lịch sử

Phật dạy chúng sinh giống như con thiêu thân, cứ thấy ánh sáng là lao vào rồi chịu chết. Cho nên ngài Hàn Sơn (Hàn Sơn-Thập Đắc) là hiện thân của Bồ Tát Văn Thù có nói bài thơ:

Ta thấy người thế gian

Bôn ba chạy đường trần.

Chẳng biết việc trong đây

Đem gì làm bờ bến.

Vinh hoa được mấy ngày

Quyến thuộc gần khoảnh khắc.

Dẫu có ngàn cân vàng

Chẳng bằng nghèo dưới rừng.

Ngài thấy người thế gian cứ lo bôn ba chạy theo con đường trần, hướng ra bên ngoài, chẳng biết được lẽ thật, quên mất cái gốc chân thật chính mình, rồi cuối cùng không biết đem cái gì làm bờ bến để nương tựa.

Mãi đuổi theo những vinh hoa phú quý hư ảo, song thời gian có được mấy ngày! Nó mỏng manh vô thường được đó mất đó. Rồi của cải vàng ngọc cũng vậy, đều là tạm bợ không thực quý. Còn bà con quyến thuộc chỉ gần gũi trong khoảnh khắc cũng đâu có bền bĩ.

Cho nên, dẫu giàu có đến ngàn cân vàng cũng không sánh được với người nghèo sống thong thả ở rừng cây vắng vẻ buông xả hết thảy, đời sống xuất trần không vướng bận. Nghèo, được nói ở đây là nghèo các duyên để sống đời xuất gia thanh tịnh.

Bởi có chí xuất trần nên mới đi tu, nếu không có thì đã ở ngoài thế gian để thụ hưởng dục lạc thế tục, nên đã đi tu tức là có chí xuất trần.

Bởi có chí xuất trần nên mới đi tu, nếu không có thì đã ở ngoài thế gian để thụ hưởng dục lạc thế tục, nên đã đi tu tức là có chí xuất trần.

Nhân cách người tu sĩ

Trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ răn: “Một thuở đua vui, chẳng biết vui là nguyên nhân của khổ, nhiều kiếp đuổi theo trần chưa từng tỉnh trở lại, thời giờ qua suông năm tháng dần già, thọ dụng quá nhiều lợi hưởng càng đậm. Nhiều năm dồn tới chẳng nghĩ buông rời, chất chứa càng thêm, lo giữ gìn thân huyễn.”

Tức là, hết kiếp này đến kiếp khác đuổi theo các duyên trần mà chưa từng biết tỉnh lại. Đó mới thật là điều đau buồn. Chúng ta hiện nay cũng được chút tỉnh giác nên mới xuất gia đi tu, nếu không khéo tu lại để ngày giờ năm tháng trôi qua rồi thọ dụng quá nhiều, hưởng lợi càng đậm mà không nghĩ việc xa rời. Cứ mãi tham đắm chất chứa càng ngày càng dính mắc thêm, chỉ lo giữ gìn vóc huyễn, rồi quên mất chí xuất trần của mình.

Tổ cảnh tỉnh người tu, nếu không khéo chỉ lo đuổi theo duyên trần thọ dụng chất chứa cho nhiều, rồi tự bảo hộ rằng: Do có phước nên mới được người cúng dường nhiều. Đâu ngờ sự tham đắm thọ dụng đó càng bào mòn công đức chính mình. Cho nên, đó chỉ làm tăng trưởng lòng tham, mỗi ngày càng lún thêm trong trần mà không hay.

Chúng ta không khéo tuy thân xuất gia mà tâm thì ở trong trần, như vậy chí xuất trần ở đâu?

Ngài Phó Đại Sĩ nói về ý nghĩa xuất gia: “Xuất gia là ra nhà bỏn xẻn, ra nhà tham lam, nhà giết hại, nhà ăn nuốt chúng sinh, ra nhà trộm cướp, ra nhà trái ân bội nghĩa, ra nhà chẳng có khiêm nhường, nhà bàn tán thị phi, cho đến ra nhà tất cả những cái kết hữu vi”.

Xuất trần là như vậy chứ không phải tầm thường. Nếu không thường xuyên kiểm lại bản thân thì lâu ngày chúng ta sẽ quên chí xuất trần, rồi dính trở lại trong trần mà không biết. Như vậy, mỗi người phải thường tự kiểm hoặc khi được nhắc nhở sách tấn, phải ghi nhận và cố gắng tiến tu.

Xuất gia là ra nhà bỏn xẻn, ra nhà tham lam, nhà giết hại, nhà ăn nuốt chúng sinh, ra nhà trộm cướp, ra nhà trái ân bội nghĩa, ra nhà chẳng có khiêm nhường, nhà bàn tán thị phi, cho đến ra nhà tất cả những cái kết hữu vi

Xuất gia là ra nhà bỏn xẻn, ra nhà tham lam, nhà giết hại, nhà ăn nuốt chúng sinh, ra nhà trộm cướp, ra nhà trái ân bội nghĩa, ra nhà chẳng có khiêm nhường, nhà bàn tán thị phi, cho đến ra nhà tất cả những cái kết hữu vi

VÌ sao tu sĩ Phật giáo lại sống độc thân?

Ngài Động Sơn nói trong bài Quy Giới rất chí thiết: “Sa-môn Thích Tử thì phải lấy cái đức cao thượng làm đầu, đã dứt phan duyên nên theo đạm bạc, cắt ân ái với cha mẹ, bỏ lễ nghĩa về vua tôi, cắt tóc nhuộm áo, cầm khăn bưng bát đi vào nẻo tắt xuất trần, bước lên bậc thang nhập Thánh, trong trắng như sương, thanh tịnh tựa tuyết, rồng thần phải cung kính, ma quỷ quy hàng, vì thế phải chuyên tâm dụng ý báo đền ơn Phật”.

Sa-môn Thích tử là con dòng họ Thích, phải lấy đức cao thượng làm đầu không phải sống theo tình thế gian… Như vậy, đâu phải là tầm thường. Vì thế, phải giữ gìn giới hạnh trong như sương, sạch như tuyết. Có thế, rồng thần mới cung kính, ma quỷ sợ quy hàng.

Ngài nói nếu được như vậy thì “sinh thân của cha mẹ mới được phần lợi ích, chớ đâu được phép kết thác môn đồ, đua đòi bè bạn, giữ việc bút nghiên, trổ tài văn chương, cứ khư khư danh lợi, tất bật hối hả chạy theo trần tục mà chẳng nghĩ đến giới luật, phá hết oai nghi, để chuốc lấy sự thoải mái trong một đời, rồi phải đắng cay trong nhiều kiếp, uổng công mang danh Phật tử”.

Tổ nhắc chúng ta nếu muốn đền đáp được phần nào công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ơn tái tạo giới thân huệ mạng của Phật Tổ thì phải nỗ lực. Nếu như chỉ lo kết môn đồ bè phái, trổ tài văn chương và ôm chặt danh lợi, tất bật chạy theo trần tục mất hết oai nghi giới luật. Như vậy, là chỉ bám lấy sự thoải mái trong đời này, mà quên mất sự đắng cay khổ đau trong nhiều kiếp.

Sa-môn Thích tử là con dòng họ Thích, phải lấy đức cao thượng làm đầu không phải sống theo tình thế gian… Như vậy, đâu phải là tầm thường.

Sa-môn Thích tử là con dòng họ Thích, phải lấy đức cao thượng làm đầu không phải sống theo tình thế gian… Như vậy, đâu phải là tầm thường.

Người tu phải dẹp bỏ tham sân si

Ngài nói người tu không khéo thì “uổng công mang danh Phật tử”. Chúng ta mang danh là Thích tử, là đệ tử Như Lai nhưng lại chưa hành đúng theo những gì Phật dạy, nên Ngài nhắc nhở. Do đó, người tu phải có chí xuất trần. Xuất trần tức là sống thanh tịnh, giải thoát, đáng cho người trời cung kính, quỷ thần nể phục, chớ đâu thể buông lung, lo hối hả chạy theo trần tục, quên mất đạo nghiệp giải thoát của chính mình. Điều đó thật đáng hổ thẹn.

Thiền sư Bạch Dương Thuận dạy chúng: “Nhiễm duyên dễ mắc, đạo nghiệp khó thành, chẳng hiểu trước mắt muôn duyên sai biệt. Chỉ thấy gió trong cõi trần ào ạt làm cho rừng công đức tiêu tàn, lửa tâm bừng bừng thiêu hết mầm móng bồ-đề. Nghĩ về đạo giống như nghĩ về tình thì hẳn thành Phật đã lâu rồi”.

Ngài nói những lời rất chí thiết. Duyên thế tục dễ nhiễm mắc còn đạo nghiệp thì khó thành. Bởi vì, ngoài đời chúng ta đã có thói quen đó dù nay ở trong đạo nhưng nhiều khi những duyên cũ rất dễ kéo lôi.

Ví dụ như học kinh học luật thì buồn chán nên học lâu thuộc, còn đọc chuyện tiểu thuyết lại thấy thích thú, đọc hoài không biết mệt. Khi nghe giảng kinh nhiều khi nghe quen rồi chán, nhưng khi coi phim kiếm hiệp thì xem không biết mỏi, dù không cố gắng nhớ mà vẫn huân, rõ ràng cái duyên nhiễm dễ mắc còn đạo nghiệp khó thành.

Do vì mới tỉnh ngộ nên đạo nghiệp chưa quen, tu khó thành. Dù chúng ta cố gắng công phu nhưng vẫn trầy trật lên xuống, muốn cho nó quen mà không được, còn cái kia không muốn mà nó cũng quen, nên nói là dễ mắc dễ nhiễm.

Lại nữa, trước mắt mỗi người nhiều duyên sai biệt, nhích một chút là nó dẫn đi liền. Chúng ta tu hành năm mười năm không khéo khi niệm bất giác khởi, gió trần thổi tiêu rừng công đức, có khi cởi áo ra đời. Còn khi lửa sân hận nổi lên đốt cháy mầm bồ-đề chính mình.

Nếu muốn đền đáp được phần nào công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ơn tái tạo giới thân huệ mạng của Phật Tổ thì phải nỗ lực.

Nếu muốn đền đáp được phần nào công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ơn tái tạo giới thân huệ mạng của Phật Tổ thì phải nỗ lực.

Người su sĩ mình vẫn đẹp lắm

Câu sau Ngài nói thật chí thiết: “Nghĩ về đạo nếu giống như nghĩ về tình hẳn thành Phật đã lâu rồi”. Chúng ta phải nghiệm kỹ để khéo ứng dụng. Nếu như nghĩ về đạo mà được như nghĩ về tình thì thành Phật lâu lắm rồi. Nghĩ về tình, lôi kéo tâm ngày đêm, có khi không muốn nghĩ mà nó cũng nghĩ, không cần cố gắng mà nó cũng nghĩ.

Nhiều khi chúng ta lên bồ đoàn tọa thiền, lúc đó đáng lẽ phải nghĩ về đạo nhưng rồi tình cũng xen vào. Nếu nghĩ về đạo mà được như nghĩ về tình thì công phu thành tựu dễ dàng. Vì khi nghĩ về đạo thì quên trước quên sau lúc được lúc mất, còn nghĩ về tình thì không cần dụng công gì hết mà cũng thành sâu đậm.

Vì vậy, người tu phải khéo chuyển ngược trở lại, thay vì nghĩ về tình thì luôn nghĩ về đạo. Nếu chúng ta luôn nghĩ về đạo thì đâu có phiền não nhiều. Người hay phiền não thì biết là còn nghĩ nhiều về tình hơn là nghĩ về đạo, như nghĩ về đạo nhiều hơn thì đâu hay phiền não. Phải khéo chỉnh đốn, phải hổ thẹn để chuyển trở lại. Nếu không, lâu ngày tình mạnh hơn đạo sẽ dẫn chúng ta đi xuống. Một câu nói của người xưa, nhưng khi nghe rồi suy gẫm, thật là thấm thía.

Thời Tống, Thiền sư Từ Thọ ở Đông Kinh một hôm sau buổi tọa thiền dạy chúng: “Các ông nhất thiết phải xa danh và lợi lấy khổ nhọc làm vui, tâm danh lợi thế gian giảm xuống thì niệm đạo thanh tịnh tự nhiên tăng trưởng. Như Hoà Thượng Biển Đảm Sơn suốt đời ăn trái lịch để sống (trái rừng). Còn Đại sư Huyền Giác không ăn rau trồng, bởi trồng thì phải cuốc đất sợ tổn thương tiểu trùng, đồng thời kính trọng giọt mồ hôi khổ nhọc của người nông phu. Pháp sư Huệ Hưu ba mươi năm chỉ một đôi giày, gặp đất bằng thì đi chân đất. Các ông hiện tại y phục đầy đủ, thọ hưởng đủ thứ chưa đói đã ăn, chưa lạnh đã mặc thêm áo, chưa dơ đã tắm, chưa buồn đã ngủ. Như vậy thì đường sinh tử chưa thấu rõ, cấu nhiễm chưa trừ tận, hoặc chướng không đoạn lấy gì để tiêu của đàn na tín thí”.

Ngài dạy: Các ông phải lìa xa danh lợi…, chớ có lấy cái sung sướng thoải mái nhất thời làm vui, cần chịu khó, chịu khổ nhọc để tiến tu thì tâm danh lợi thế gian mới giảm xuống. Mà tâm thế gian giảm thì niệm đạo thanh tịnh tự nhiên được tăng trưởng.

Chúng ta phải nghiệm kỹ để khéo ứng dụng. Nếu như nghĩ về đạo mà được như nghĩ về tình thì thành Phật lâu lắm rồi. Nghĩ về tình, lôi kéo tâm ngày đêm, có khi không muốn nghĩ mà nó cũng nghĩ, không cần cố gắng mà nó cũng nghĩ.

Chúng ta phải nghiệm kỹ để khéo ứng dụng. Nếu như nghĩ về đạo mà được như nghĩ về tình thì thành Phật lâu lắm rồi. Nghĩ về tình, lôi kéo tâm ngày đêm, có khi không muốn nghĩ mà nó cũng nghĩ, không cần cố gắng mà nó cũng nghĩ.

Người tu sĩ phải là người chán đời chăng?

Dẫn hạnh ngài Huyền Giác chỉ ăn rau rừng không ăn rau trồng tưới. Ngài nói trồng thì phải cuốc đất mà cuốc đất là làm chết tiểu trùng, tổn thương sinh mạng chúng sinh, thêm nhọc nhằn khổ công người trồng trọt. Khi đi qua chỗ gò, đất sỏi khó khăn thì Ngài mới mang giày, còn những nơi bằng phẳng thì Ngài cởi giày đi chân trần, cho nên ba mươi năm mà đôi giày chưa hư.

Chúng ta kiểm lại xem có được giống như vậy không? Đúng theo Luật thì ngày ăn một bữa, còn ngày nay có đàn na thí chủ cúng thức ăn dư sẵn, đôi khi hơi nhiều được phát về tăng đường, lâu lâu đi ra đi vô buồn bốc bỏ vào miệng một chút, như vậy không phải là chưa đói mà đã ăn hay sao? Cũng gọi là ăn phi thời. Còn chưa lạnh mà đã mặc thêm áo, chưa dơ đã tắm, chưa buồn ngủ đã ngủ. Ngài bảo người xưa tu hành miên mật, còn các ông hiện tại y phục đầy đủ, thọ hưởng cũng nhiều, chưa đói đã ăn rồi. Nếu mà như vậy thì đường sinh tử làm sao thấu rõ, cấu nhiễm cũng chưa trừ, não phiền chưa đoạn thì lấy gì mà tiêu của đàn na tín thí. Những lời nhắc nhở thật là chân thiết.

Lời Ngài nhắc có đúng với bệnh của chúng ta hiện nay không? Đối với chí nguyện xuất trần có khế hợp được gì? Xuất trần mà như vậy hay sao? Nói xuất trần mà có thực xuất hay chưa? Hay là mình xuất trần này rồi vào trần kia? Như vậy, chúng ta vẫn y như cũ, vẫn bụi bặm đầy mình, có thấy xấu hổ hay không?

Cho nên phải xem, quán trở lại chí nguyện xuất trần của mỗi người với sự thật trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? Để rồi thúc liễm bản thân tiến tu.

Xuất trần là một ý nghĩa quan trọng, theo chúng ta trong suốt cuộc đời này, chứ không phải một ngày một bữa lúc có lúc không. Mà đúng ra thì không phải chỉ một đời này mà kéo dài nhiều đời khác nữa cho đến thành Phật thôi! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Trưởng giả Cấp Cô Độc một lòng nhớ đến Tam bảo trong giờ phút cuối đời

Kiến thức 17:00 17/04/2024

Về cuối đời, khi trưởng giả Cấp Cô Độc biết mình sắp ra đi, ông hướng tâm về Tam bảo. Vì sức cùng lực kiệt, ông không thể đến tinh xá Kỳ Viên như mọi lần, chỉ nhờ một gia nhân tâm phúc đến viếng thăm, kính lễ và vấn an sức khỏe Đức Phật.

Phật giáo là gì?

Kiến thức 16:27 17/04/2024

Phật giáo không phải là một con đường siêu hình, cũng không phải là một con đường nghi thức. Phật giáo không phải là một chủ nghĩa hoài nghi, cũng không độc đoán.

Không kinh doanh phi pháp

Kiến thức 14:45 17/04/2024

Không phải đến tận ngày nay nhân loại mới báo động đỏ, tấn công không khoan nhượng với các loại tội phạm kinh tế, mà ngay từ thời Thế Tôn, Ngài đã lên án, tuyên chiến và khai tử đối với loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm này.

Xem thêm