Xúc động lễ Phật đản tại chùa Trần Đăng
Chùa Trần Đăng – tên chữ là Duyên Phúc Tự tọa lạc ngôi làng cổ kính, nơi lưu giữ nhiều các công trình văn hóa làng quê Việt như Đình thờ Tướng Cao Lỗ. Có quần thể chùa, đền, miếu, đình làng. Đặc biệt chùa Trần Đăng lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Mùa Phật đản, chúng tôi về dự lễ mộc dục tại chùa Trần Đăng, nơi Đại đức Thích Minh Tri trong sơn môn Hương Tích trụ trì chùa Trần Đăng. Tôi vẫn còn nhớ như in ký ức lễ tắm Phật tại chùa Đỏ, khi ấy lần đầu tiên được tham dự lễ tắm Phật mà lòng tôi biết bao xúc động đến tận giờ.
Mùa này, lúa mới được gặt, rơm rạ phơi khắp đường làng, không gian thơm mùi lúa mới. Cái nắng oi bức hơn 40 độ C đã giảm bớt phần nào khi đi trên con đường rợp cây xanh.
Đường vào chùa đẹp. Vườn chùa cũng đẹp bởi những khóm hồng rực rỡ. Trước khi làm lễ tắm Phật, Đại đức Thích Minh Tri mời các Phật tử tổ Cát Tường và bà con gần xa tham dự lễ tụng kinh Chuyển Pháp Luân. Tiếng chuông mõ vang lên thật an lạc trong chốn thiền môn.
Mở đầu buổi lễ, Đại đức giảng về ý nghĩa của kinh Chuyển pháp luân, ý nghĩa của ngày đức Phật đản sinh và ý nghĩa lễ Tắm Phật, ý nghĩa pho tượng đức Phật đản sinh... để các Phật tử được hiểu rõ nguồn cội.
Ai cũng nhớ lời thầy giảng về cách thức và ý nghĩa lễ Tắm Phật. Với thứ nước đặc biệt được pha từ các loại hoa tươi, mỗi người con Phật nâng gáo nước lên, dội nhẹ lên vai đức Phật, cũng giống như gột rửa mọi sự ân hận và si mê của bản thân. Từ đây, những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan, thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.
Buổi lễ tắm Phật diễn ra trong sự hoan hỷ của mọi người
Ai cũng hoan hỷ vui tươi với bữa cơm chay nhẹ nhàng thanh tịnh của nhà chùa và trà đàm cùng Đại đức.
Lễ tắm Phật bình dị nhưng đi vào ký ức đẹp của mỗi người, từ đó mà giữ cho lòng được thiện đức, đó là sức mạnh lan tỏa của Phật giáo từ bao đời nay.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin Phật sự 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Đại đức Thích Mật Tịnh làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Trà Ôn (Vĩnh Long)
Tin Phật sự 07:00 21/11/2024Quyết định chuẩn y nhân sự bổ sung giữa nhiệm kỳ được công bố sáng nay, 20-11, tại buổi họp sơ kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động của Phật giáo H.Trà Ôn năm 2025, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Thiên Phước.
Ban Trị sự tỉnh Bình Dương sẽ đăng cai tổ chức Đại giới đàn Trí Tấn 2025
Tin Phật sự 10:50 20/11/2024Sáng ngày 19/11/2024, tại Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp triển khai dự thảo kế hoạch tổ chức Đại Giới đàn Trí Tấn PL.2569 – DL. 2025 và triển khai một số Phật sự quan trọng khác.
Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức Khóa huân tu chánh niệm lần III
Tin Phật sự 15:10 19/11/2024Chiều ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17/11 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới - Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử (HDPT) tỉnh (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Ban HDPT GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức phiên họp rà soát công tác tổ chức khoá “Huân Tu Chánh Niệm” lần III.
Xem thêm