Thứ năm, 19/03/2020, 10:13 AM

Ý nghĩa chuông mõ và cách thức sử dụng như thế nào?

Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở phần "Kích Chung Nghiệm Thường", Phật sai La hầu la đánh chuông để chứng nghiệm tánh nghe cho Ngài A Nan.

Hạt minh châu, cây tích trượng Bồ tát Địa Tạng cầm có ý nghĩa gì?

Hỏi: Kính bạch thầy, con thấy chùa nào cũng có chuông mõ và ngay cả ở tư gia của một số Phật tử mà con có dịp tới lui tiếp xúc qua, cũng đều có chuông mõ. Thế nhưng, con chưa hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như ý nghĩa chuông mõ là gì? và cách thức sử dụng vô chuông mõ như thế nào? Người đánh chuông và mõ phải giữ như thế nào mới đúng? Kính mong thầy giải thích cho con hiểu.

Đáp: Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở phần "Kích Chung Nghiệm Thường", Phật sai La hầu la đánh chuông để chứng nghiệm tánh nghe cho Ngài A Nan.

Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng.

Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng.

Chuông có nhiều loại, nhưng xưa nay có 3 loại chuông thường được sử dụng trong thiền môn:

a. Hồng Chung: cũng còn gọi là Phạn chung, Hoa chung, Cự chung và Đại chung. Chuông nầy thường dùng trong các thời khóa: công phu khuya, chuông trống Bát nhã và trong các đại trai đàn chẩn tế, thường gọi là chuông U Minh.

b. Chuông Bảo Chúng: cũng còn gọi là Hoán chung, Tiểu chung, Bán chung. Chuông nầy thường dùng để báo chúng trong các trường hợp như: Chỉ tịnh, Thức chúng, Họp chúng, Chấp tác, Nghe pháp, Học tập...

c. Chuông Gia Trì: chuông nầy thường đặt song song với mõ ở chánh điện trước bàn Phật để sử dụng nó với mõ tụng kinh hằng ngày. Công dụng của chuông nầy nhằm mục đích cảnh tỉnh thức nhắc và báo hiệu cho đại chúng biết để thúc liễm tam nghiệp trước và trong khi hành lễ. Người đánh chuông gọi là Duy na. Nghĩa là phải biết cách thức sử dụng chuông để điều khiển buổi lễ cho đúng cách hợp pháp.

Mõ cũng là một trong các loại pháp khí đã có từ lâu đời. Theo sách sử ghi lại, thì mõ có lẽ xuất xứ từ thời đại Nhà Đường ở Trung Quốc. Đó là người ta dựa vào trong bộ sách "Sắc Tu Thanh Quy Pháp Khí" ở chương Mộc Ngư nói về cái mõ tạc hình con cá.

Có hai loại mõ mà trong thiền môn thường dùng:

Tam đức lục vị là gì?

a. Mõ có hình bầu dục, tức hình tròn như vảy cá: Loại nầy thường được dùng trong các thời khóa lễ sớm tối có đông người tụng niệm với mục đích là để cho mọi người tụng nhịp nhàng theo trường canh của tiếng mõ. Người đánh mõ gọi là duyệt chúng. Nghĩa là làm cho mọi người được hoan hỷ vui vẻ.

b. Mõ có hình điếu, tức hình con cá dựng đứng hoặc treo: Loại mõ nầy thường được treo ở nhà trù để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ để đại chúng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật.

Về kích thước của mõ thì lớn nhỏ không đồng, nhưng loại nào cũng có tạc hình con cá, vì loài cá luôn thức không bao giờ ngủ với dụng ý là để cảnh tỉnh thức nhắc mọi người gắng công tu tập không nên ngủ nhiều.

Đó là vài nét khái quát về nguồn gốc xuất xứ và các loại chuông mõ. Còn về ý nghĩa và cách thức sử dụng của chuông mõ thì, ý nghĩa của hai loại pháp khí nầy nó có công năng cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người luôn phải tỉnh thức gìn giữ chánh niệm. Nhất là phải thu nhiếp ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý cho thanh tịnh trước và trong khi hành lễ. Một buổi hành lễ được trang nghiêm thanh tịnh là do mỗi cá nhân khéo biết tự điều chỉnh từ nội dung đến hình thức. Nội dung là thuộc về tâm thức, hành giả phải hết sức chú ý theo dõi lời kinh tiếng kệ, không để tâm phóng dật theo ngoại cảnh. Hình thức là phải giữ gìn ba oai nghi: đi, đứng và ngồi cho thật trang nghiêm tề chỉnh. Và phải để tâm nghe theo sự cảnh báo của tiếng chuông và nhịp mõ.

Ý nghĩa và cách thức sử dụng của chuông mõ thì, ý nghĩa của hai loại pháp khí nầy nó có công năng cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người luôn phải tỉnh thức gìn giữ chánh niệm. Nhất là phải thu nhiếp ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý cho thanh tịnh trước và trong khi hành lễ.

Ý nghĩa và cách thức sử dụng của chuông mõ thì, ý nghĩa của hai loại pháp khí nầy nó có công năng cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người luôn phải tỉnh thức gìn giữ chánh niệm. Nhất là phải thu nhiếp ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý cho thanh tịnh trước và trong khi hành lễ.

Cách thức sử dụng vô chuông mõ:

a. Trước đánh 3 tiếng chuông và tiếp theo là ba tiếng mõ gọi là: tiên khởi tam.

b. Tiếp theo là 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ giữ khoảng cách đều nhau không nhặt không khoan.

c. Kế tiếp là 4 tiếng mõ (2 tiếng giữa nhặt và tiếng sau lơi ra) gọi là dứt tứ. Đó là ý nghĩa "vô tam ra tứ".

Trước khi thỉnh chuông, người duy na chập nhẹ vào miệng chuông hai tiếng. Hai tiếng chập nhẹ nầy có ý nghĩa là để cảnh báo cho đại chúng biết, đã đến giờ hành lễ xin mọi người hãy chú tâm theo dõi, lập tức hãy trở về với hơi thở chánh niệm.

Còn 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ đầu ý nói, chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh. Cũng có nghĩa là trừ Ba độc (tham, sân, si) để được Ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát đức.

Tóm lại, 3 tiếng chuông ý nói phải dừng ba nghiệp. Còn 3 tiếng mõ ý nói, khi dừng ba nghiệp thì không còn bị đọa lạc vào Ba đường dữ (tam đồ). Hoặc là trừ Ba độc thì sẽ được Ba đức.

Còn đánh ba tiếng chuông và ba tiếng mõ xen nhau nó có ý nghĩa là: 3 tiếng chuông ý nói, hành giả phải Phát nguyện tu ở nơi Tam học (giới, định, huệ) và 3 tiếng mõ ý nói, quyết chứng cho được Tam thừa (Thanh văn, Duyên Giác và Bồ tát).

Sau cùng dứt Tứ (4 tiếng mõ cóc...cóc cóc...cóc) là ý nói nhờ tu pháp Tứ Đế mà dứt được 4 tướng sanh, lão, bệnh, tử để chuyển thành Tứ trí (chuyển năm thức trước thành Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí).

Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?

Cách thức vô chuông mõ:

-  Chập chập - Boong... boong ...boong

 - Cóc cóc...cóc.

 - Boong.......cóc... boong......cóc.......boong......cóc

 - Cóc... cóc cóc.....cóc.

-  Chập ( nhẹ vào miệng chuông )

Trong khi thỉnh chuông, người Duy na cần phải tuân hành một số quy tắc như sau:

a.  Phần duy na (người thỉnh chuông)

- Khi đứng gần bên chuông phải giữ thân cho ngay thẳng và tâm phải giữ thành kính nghiêm trang.

- Cầm dùi chuông không nên nắm chặt lắm, hơi lỏng ra một chút.

- Chập 2 tiếng vào miệng chuông đều và nhẹ.

- Nên đánh vào bên cạnh miệng chuông (không mạnh không nhẹ) không được ở trên đánh xuống. Như thế âm thanh chát chúa và khó nghe.

- Thỉnh thoảng mới thỉnh tiếng chuông không nên thỉnh chuông thường trong một bài kinh đang tụng.

- Phải chú ý theo dõi bài kinh đang tụng để thỉnh chuông cho đúng lúc. Thí dụ: như tụng: Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ tát, đến gần cuối câu thứ 3 mới thỉnh tiếng chuông để báo cho đại chúng biết mà ngưng lại.

- Không nên đánh chuông nhiều lần trong một bài nguyện hương hay tán Phật...

Ý nghĩa chuông mõ và cách thức sử dụng như thế nào

b. Phần duyệt chúng (người đánh mõ)

- Khi đứng bên mõ thân và tâm phải nghiêm trang, không nên lụp chụp thô tháo.

- Đánh mõ giữ trường canh tiền bần hậu phú (trước chậm sau nhanh)

- Không nên đánh mõ thụt lùi gây cho đại chúng khó tụng và mệt mỏi.

- Nên giữ trường canh tiếng mõ đều đặn không nên đánh nhanh quá hoặc chậm  

  quá.

- Không nên đánh lớn tiếng và cũng không nhỏ quá.

c. Phần đại chúng:

- Phải lắng nghe và tụng theo tiếng mõ.

- Không được tụng lớn áp tiếng đại chúng.

- Phải giữ hòa âm với nhau.

- Lắng nghe âm thanh tiếng chuông để biết dừng lại.

- Khi nghe tiếng chuông phải tập trung tâm ý giữ chánh niệm.

- Đi, đứng, ngồi phải giữ thành kính nghiêm trang.

Tóm lại, lễ nghi nếu khéo biết ứng dụng cho đúng cách và giọng tụng phải nhịp nhàng với nhau, hòa âm không cao không thấp, nhất là phần oai nghi phải giữ cho trang nghiêm tề chỉnh, có thế thì không những lợi lạc cho bản thân mình mà còn cảm hóa đem lại sự an vui cho người khác. Đó là những điều mà người hành lễ cần phải trang trọng cẩn thận giữ gìn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm