Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/03/2021, 07:39 AM

Ý nghĩa của tịnh khẩu

Tịnh khẩu có nghĩa là thanh tịnh khẩu nghiệp. Chữ tịnh có nghĩa là trong sạch và an ổn. Cái miệng chỉ là cơ quan hay công cụ để phát ra lời nói.

Trong kinh Phật thường răn dạy, người Phật tử phải hằng giữ gìn ở nơi ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Trong ba nghiệp nầy, ngoài ý nghiệp chủ động ra, khẩu nghiệp cũng rất là quan trọng. Nói cho đúng phải nói là gìn giữ ở nơi ngữ nghiệp. Tức là thói quen của lời nói.

Lời nói có 4 cách: nói dối, chuyện không nói có, chuyện có nói không. Nói lời thêu dệt trau chuốt. Nói lưỡi hai chiều, tới đây nói kia, tới kia nói đây, gây xích mích ly gián hai bên với nhau. Nói lời hung ác trù rủa chưởi mắng. Nếu nói theo Hán Việt là: vọng ngôn, ỹ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Đây là bốn cách nói gây nên tội lỗi của cái miệng, nên gọi là khẩu nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng những lời nói ái ngữ, chân thật, hòa nhã, yêu thương, đoàn kết, xây dựng v.v… thì đó là ta đã khéo biết thanh tịnh hóa khẩu nghiệp. Nghĩa là ta khéo biết sử dụng lời nói có ý thức hạn chế theo chiều hướng thiện nghiệp. Đó cũng là ý nghĩa của tịnh khẩu.

Ta nên nói, nhưng chỉ nói những gì cần thiết đáng nói và phải nói bằng những lời ái ngữ hòa nhã êm dịu.

Ta nên nói, nhưng chỉ nói những gì cần thiết đáng nói và phải nói bằng những lời ái ngữ hòa nhã êm dịu.

Điều phục khẩu nghiệp như thế nào?

Chúng ta chỉ nói những điều gì khi cần thiết phải nói. Nói trong tinh thần hiểu biết cảm thông và có chánh niệm soi sáng. Lời nói đó, tất nhiên là sẽ mang lại cho chúng ta những điều lợi ích thiết thực cho mình và người. Hiểu theo nghĩa nói đó, thì tịnh khẩu không có nghĩa là hoàn toàn câm lặng. Theo Thiền sư Nhất Hạnh, “Tịnh khẩu là một phương pháp thực tập rất sâu sắc chớ không phải là chuyện cấm nói. Tịnh khẩu không có nghĩa là không nói mà thôi. Nó có nghĩa là quán chiếu bằng chánh niệm của mình những điều gì mình định nói”. Tuy nhiên, trong các khóa tu, nếu Phật tử là người dự tu, xét thấy mình không có phận sự gì, thì cũng nên phát nguyện tịnh khẩu không nói để giữ cho tâm mình được thanh tịnh mà chuyên tâm niệm Phật, theo tôi, đó cũng là điều rất tốt. Nhưng đó chưa hẳn đúng nghĩa của việc tịnh khẩu như đã nói ở trên.

Việc tịnh khẩu nầy, tùy theo mỗi tình huống mà đức Phật có khi khen ngợi, nhưng cũng có khi đức Phật quở trách trong hàng đệ tử xuất gia của Ngài. Khen ngợi, là khi Phật thấy trong chúng khéo biết trao đổi kiến giải tu học trong ái ngữ, ôn hòa, đoàn kết. Quở trách, là trường hợp có những vị hoàn toàn câm lặng, dù biết mình hành sai mà cũng không nêu ra để trao đổi luận bàn. Cứ chấp chặt câm lặng không nói một lời. Đó là thái độ hoàn toàn không phải trong tinh thần tịnh khẩu Phật dạy.

Tịnh khẩu có nghĩa là thanh tịnh khẩu nghiệp.

Tịnh khẩu có nghĩa là thanh tịnh khẩu nghiệp.

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Vẫn biết việc giữ im lặng không nói là điều tốt. Nhưng cũng phải tùy theo trường hợp. Thay vì không nói diễn tả bằng lời, lại ra dấu hiệu diễn tả bằng cách nói ở nơi tay như ra dấu hoặc viết giấy v.v… thì đó cũng là một cách nói, chỉ khác nhau bằng lời và hành động mà thôi. Cho nên, tốt hơn hết là ta nên nói, nhưng chỉ nói những gì cần thiết đáng nói và phải nói bằng những lời ái ngữ hòa nhã êm dịu. Đó chính là cách tịnh khẩu hay nhất và cũng đúng theo lời Phật dạy. Những ai có bịnh già hàm nói nhiều thì trong những khóa tu, đó là môi trường tốt để ta thực tập tịnh khẩu bớt nói. Có tịnh khẩu như thế thì thân tâm ta mới được an lạc và sự tu hành của chúng ta mới thực sự có tiến bộ vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm