Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/10/2024, 22:56 PM

Ý nghĩa của việc đốt tấn hương

Tấn hương còn gọi là đốt liều, là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo trong các đại giới đàn trao truyền giới pháp cho Tăng Ni và các Phật tử phát tâm thọ trì giới Bồ tát.

Thường thì người phát tâm tấn hương tự nguyện đốt từ một liều hoặc ba liều hoặc nhiều hơn trên đỉnh đầu. Sau khi tấn hương xong, liều hương sẽ cháy thủng một phần da đầu, về sau để lại những vết sẹo hình chấm tròn trên đỉnh đầu rất ấn tượng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tấn hương có căn nguyên từ tinh thần phát tâm Đại thừa, thực hành Bồ tát đạo trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền. Vì mục tiêu thành Phật, cứu độ chúng sanh nên vị Bồ tát quyết không tiếc thân mạng, xả thân vì đạo. Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới nói: "Thấy người sau mới học Bồ tát giới, có người từ xa hàng trăm ngàn dặm, lại cầu kinh luật Đại thừa, nên như pháp nói hết thảy các hạnh tu khổ hạnh, hoặc thiêu thân, thiêu tay, thiêu ngón tay, nếu như không thiêu thân, tay, ngón tay cúng dường chư Phật, thì không phải là người xuất gia tu hạnh Bồ tát" (Khinh cấu giới-16). Kinh Pháp Hoa tán thán hạnh đốt thân cúng dường Phật của Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến v.v...

Ở Trung Quốc, thọ giới - đốt liều xuất hiện vào đời Nguyên (thế kỷ 13). Sách Trung Quốc Phật giáo ghi: "Triều đình vì muốn phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và các vị Tăng Lạt ma cho nên sắc lịnh cho ba giới đàn lớn nhất của Trung Quốc bấy giờ là Giới đàn chùa Giới Đài ở Bắc Kinh, Giới đàn chùa Khai Nguyên ở Tuyền Châu, Giới đàn chùa Đài Khánh ở Hàng Châu, lấy lệ thọ Bồ tát giới phát nguyện tấn hương chế thành luật, khi truyền Bồ tát giới phải tấn hương cho giới tử, để lấy đó làm sự phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và Tăng chúng Lạt ma". Ở Việt Nam, theo Việt Nam Phật giáo sử lược: "Thiền sư Nguyên Thiều vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) sang Quảng Đông thỉnh ngài Thạch Liêm và các vị danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ", và từ giới đàn này luật thọ Bồ tát giới tấn hương cho Tăng Ni được truyền vào Việt Nam và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay (Thích Tâm Mãn, Học hạnh Bồ tát phát nguyện đốt liều khi thọ giới).

Khi tấn hương, tất nhiên người phát nguyện đốt thân phải trải qua cảm giác rất đau đớn vì da thịt bị đốt cháy liên tục trong hơn nửa giờ. Nhưng vì đó là một đại nguyện, một dấu ấn quan trọng trong đời tu, quyết xả bỏ thân mạng để "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh" nên các giới tử kham nhẫn chịu đựng và vượt qua.

Tấn hương - đốt liều là sự tự giác, phát nguyện đốt thân cúng dường của giới tử nên không bắt buộc. Tuy vậy, trong không khí trang nghiêm của giới đàn cùng với hùng lực sung mãn của sơ tâm nên có rất nhiều giới tử phát tâm tấn hương - đốt liều sau đàn giới Bồ tát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của việc đốt tấn hương

Kiến thức 22:56 28/10/2024

Tấn hương còn gọi là đốt liều, là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo trong các đại giới đàn trao truyền giới pháp cho Tăng Ni và các Phật tử phát tâm thọ trì giới Bồ tát.

Pháp sám hối: Xưng lễ hồng danh 35 đức Phật kiếp hiện tại

Kiến thức 18:30 28/10/2024

Nếu có hành giả phạm Ngũ nghịch tội, phạm Ba-la-di tội, phạm Tăng-tàn, phạm tháp, phạm Tăng, hay những tội khác, thì nên đối trước ba mươi lăm Phật mà ân trọng sám hối. Hành giả tin nhận lời Phật, nên chuyên tâm ân trọng sám hối, định kỳ mà tác pháp, cho đến khi trông thấy hảo tướng mới thôi.

Cảnh cùng khốn

Kiến thức 15:40 28/10/2024

Có lẽ người xưa cũng đã từng nếm trải nhiều cảnh chông gai, gian nan, vất vả. Trong cảnh cùng khốn ấy, quý ngài đã sống dậy được nên mới toát ra những lời để lại cho chúng ta mãi đến bây giờ đọc lại vẫn còn thấy mới.

Tứ chánh cần: Bốn pháp tu tập nâng cao phẩm chất trí tuệ, phúc đức

Kiến thức 13:45 28/10/2024

Dù là bậc xuất gia tu hành hay Phật tử cư sĩ tại gia cũng nên học và thực hành bốn pháp này, nếu không sẽ uổng phí kiếp người, hối hận không kịp. Đây là những sự cố gắng tích cực chính đáng và cần thiết để nâng cao phẩm chất trí tuệ, phúc đức làm cho cuộc sống tốt hơn về mọi mặt.

Xem thêm