Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/10/2024, 20:45 PM

Nghi thức lạy sám hối 108 lạy tại nhà đơn giản, dễ thực hành

Nghi thức lạy sám hối 108 lạy dưới đây giúp mọi người dễ nhớ, đơn giản dễ thực tập. Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm.

1. Công dụng

Bất cứ ai có bệnh tật, có thói xấu, có hậu quả xấu do ác nghiệp gây nên (trong đời này hay đời trước) như đau ốm bác sĩ bó tay, thuốc thang không thể chữa trị, bệnh uống rượu, nghiện ngập, bệnh cờ bạc tán gia bại sản, bệnh tham dục, ngoại tình; bệnh nóng giận, bệnh ác khẩu, ưa gây gổ, mạ lỵ, chửi mắng nặng lời người; bệnh gian dối lừa gạt…đều có thể thực tập phép sám hối để từ bỏ và diệt trừ mọi tật xấu tệ, gây đau khổ cho bản thân, gia đình đời này, và đời sau.

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Nghi thức lạy sám hối

Chọn giờ yên tĩnh trong ngày, tốt nhất là từ 4 - 7h sáng (hoặc tùy thời gian cho phép). Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, thay y phục.

Kế đến thắp 3 cây hương, gõ 3 tiếng chuông (nếu có), quỳ gối nói lời phát nguyện:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Đọc lời nguyện: Đệ tử con tên là…..Pháp danh……tuổi…..sinh ngày….. tháng….năm…..Hôm nay đối trước bàn thờ Phật và ông bà tổ tiên, con xin thành tâm cử hành phép Sám Hối, cầu nguyện các nghiệp xấu của con đã tạo từ nhiều kiếp trước tới nay được tiêu trừ, tâm lành mỗi ngày thêm rộng lớn, mọi chuyện tốt đẹp, gia đình hạnh phúc….Cúi xin mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát từ bi gia hộ.

(Nguyện xong cắm hương và bắt đầu lạy)

Đệ tử con tên là….Pháp danh…. Từ trước đến nay vì do ba nghiệp tham sân si từ thân miệng ý phát sinh ra, hôm nay đệ tử chí thành xin sám hối. (phải đọc câu này trước khi xướng lên từng danh hiệu Phật dưới đây)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật. (10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.(10 lạy)

– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đạo Tràng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát. (8 lạy)

Lạy đủ 108 lạy quỳ xuống đọc lời hồi hướng và phát nguyện:

Sám hối pháp thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên.

Hồi Hướng:

Nguyện đem công đức này

Tiêu trừ nghiệp xưa nay

Tăng trưởng các phước huệ

Viên thành căn thánh thiện

Bao nhiêu nghiệp tham dục

Bao nhiêu nghiệp sân si

Bao nhiêu nghiệp thân khẩu ý

Đều diệt sạch không còn

Quyến thuộc đồng an lạc

Oan gia về niết bàn

Cùng pháp giới chúng sanh

Đồng trọn thành phật đạo.

Mỗi ngày sám hối một lần, trong vòng 3 tháng bệnh tật sẽ thuyên giảm, hoặc cầu điều gì cũng sẽ được như ý nguyện (trừ tà nguyện).

Nếu sức khỏe yếu kém, hoặc không đủ thì giờ để lễ lạy đủ 108 lạy một lần, thì một ngày có thể thực tập hai lần, mỗi lần có thể lạy 54 lạy thay vì 108 lạy. Nghĩa là mỗi khi niệm một danh hiệu Phật hay Bồ Tát ta có thể lạy 5 lạy thay vì là 10 lạy.

Nếu tuổi lớn, thân thể kiệt sức không thể lạy được, có thể ngồi trên ghế chấp tay và thành tâm mà đọc lời sám hối cũng có tác dụng.

Pháp sám hối quan trọng là chỗ thành Tâm, ăn năn sửa đổi lỗi lầm (nếu biết được).

Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!

3. Lợi ích của sám hối

Đức Phật thường ca ngợi “Ở đời có hai hạng người đáng khen: hạng người thứ nhất là người không có lỗi, hạng thứ hai là người có lỗi mà biết ăn năn sám hối”. Ngài khẳng định một cách quả quyết:” Phàm còn xuống lên trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sạch, không một ai mà chẳng có tội”. Tất cả mọi chúng sanh trong đời sống hằng ngày không ai là không có lỗi lầm do vô tình hoặc cố ý tạo nên. Người Phật tử là người dám mạnh dạn nhận ra những lỗi lầm mà mình phạm phải.

Trong Phật giáo sám hối không phải là “rửa tội” hay xá tội như một số quan niệm của các tôn giáo khác, mà đây là một hành động mạnh dạn nhận ra lỗi lầm để rồi sau đó tự mình sửa đổi. Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình, nhằm thăng hoa tự thân cho mỗi người con Phật trên bước đường tu nhân học Phật. Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tam nghiệp trong quá trình hoàn thiện nhân cách của một con người từ địa vị phàm phu bước lên Phật quả.

Sám hối là gì? Định nghĩa: Tiếng Phạn gọi là Samma, Trung Hoa dịch âm là “hối quá”. Trong kinh nói: “Sám giả, sám kỳ tiền khiên, Hối giả, hối kỳ hậu quá” (ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau).

Như vậy, Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nữa. Nói cách khác Sám hối là “ăn năn chừa bỏ “, đây là trọng tâm của sự sám hối. Nhưng nếu cứ thường xuyên phạm tội, rồi thường xuyên sám hối, lại phạm tội lại sám hối, như vậy không còn ý nghĩa và không phải là phương pháp sám hối của Phật dạy.

Sám hối có thể xem như là sự mạnh dạn ăn năn nhận lỗi của người thế gian, khi mình làm cho người nào đó buồn phiền tức giận, đến xin lỗi. Trong Phật giáo cũng thế, do thân hành động sai, lời nói không khéo, ý buông lung niệm ác, nay nhận ra bộc lộ lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi quyết không tái phạm.

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai.

Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai” và Ngài cũng khẳng định: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng” (Kinh tứ thập nhị chương). Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:

Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.

Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại.

Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

Sám hối có hết nghiệp xấu không?

Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.

Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm