Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/10/2024, 13:45 PM

Tứ chánh cần: Bốn pháp tu tập nâng cao phẩm chất trí tuệ, phúc đức

Dù là bậc xuất gia tu hành hay Phật tử cư sĩ tại gia cũng nên học và thực hành bốn pháp này, nếu không sẽ uổng phí kiếp người, hối hận không kịp. Đây là những sự cố gắng tích cực chính đáng và cần thiết để nâng cao phẩm chất trí tuệ, phúc đức làm cho cuộc sống tốt hơn về mọi mặt.

Một đoạn trong kinh Tăng Chi I dạy về bốn pháp tinh tấn: "Ở đây nầy các thầy, đối với các ác pháp bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm không cho sanh khởi, đối với các pháp bất thiện đã sanh khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng đoạn tận, đối với các pháp thiện chưa sanh khởi lên ý muốn cố gắng tinh tấn, sách tâm, trì tâm khiến chúng sanh khởi, đối với các pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn cố gắng cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm, khiến chúng được duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được thỏa mãn, nầy các thầy Tỳ kheo, để vượt qua tham chấp, bốn pháp nầy cần được tu tập liên tục."

Tứ chánh cần, chữ Hán 四正勤 (Sanskrit là Catvāri prahāṇāni; Pāli là Cattāri sammappadhānāni.) Còn gọi là Tứ chánh đoạn, Tứ ý đoạn, Tứ chánh thắng...

Bốn pháp siêng năng này kiên trì liên tục để có thể chuyển hóa đoạn trừ các pháp xấu ác, và sự giải đãi lười biếng của chúng ta trong việc thực hành thiện pháp hướng tới giác ngộ giải thoát.

Chân lý của cuộc sống Tứ chánh cần

286500075_1084736262392240_8527466017618161767_n

Tứ chánh cần là bốn điều chính đáng cần thiết mà chúng ta nên cố gắng nỗ lực rèn luyện thực hành liên tục hướng đến giải thoát mọi nỗi khổ niềm đau trong kiếp nhân sinh:

Một là siêng năng, nỗ lực chuyển hóa dứt trừ các điều ác các thói hư tật xấu từ thân, miệng, ý mà ta đã làm, đã mắc phải, gây ra tổn hại cho người vật và thiên nhiên (Dứt bỏ các điều ác đã làm).

Hai là siêng năng, nỗ lực ngăn ngừa các điều ác có nguy cơ dấy khởi, phát sinh, biểu hiện trong đời sống từ thân, miệng, ý, từ lời nói đến hành động việc làm, cả trong suy nghĩ. Dù ta chưa nói ác, chưa làm ác nhưng nó có nguy cơ phát sinh gây ra tổn hại cho người vật và thiên nhiên. (Ngăn ngừa không để các điều ác phát sinh).

Ba là những việc tốt việc thiện ta đã làm, đang làm thì siêng năng tinh tấn nỗ lực làm nhiều hơn nữa, không để cho nó bị thối lui biếng trễ. Như tu tập thiền định, học tụng kinh điển, làm các việc lợi ích cho con người, xã hội, chúng sanh, môi trường (Những điều thiện đã làm, thì cố gắng làm cho tốt hơn).

Bốn là những việc thiện, các pháp lành mà ta nghe thấy biết mà ta chưa làm được thì ta phải cố gắng nỗ lực kiên trì làm cho bằng được. (Những điều thiện chưa làm thì phải gắng làm nhanh). Như hộ trì cúng dường Tam bảo, gần gũi Tăng chúng, làm phúc bố thí giúp người nghèo khổ, bịnh tật, tụng đọc kinh điền ngồi thiền niệm phật, nghe giảng về Phật pháp, từ bi hỷ xả trong đời sống...ta cố gắng thực hành nhiều hơn.

Đây là những sự cố gắng tích cực chính đáng và cần thiết nhất của đời người để nâng cao phẩm chất trí tuệ, phúc đức làm cho cuộc sống tốt hơn lên về mọi mặt.

Bốn pháp siêng

Cần nỗ lực

Chuyển hóa các ác

Thực hành các thiện

Phẩm cách tăng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Xem thêm