Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật

Khi niệm Phật, mọi người thường niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Vậy ý nghĩa của câu Phật hiệu này là gì?

Nam mô A Di Đà Phật là gì?

Nam mô A Di Đà Phật là danh hiệu của Đức Phật A Di Đà - vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Nam mô A Di Đà Phật được hiểu là quay về nương tựa đấng giác ngộ vô lượng.

Ý nghĩa của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật

Nam-mô A-di-đà Phật! Sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi trong giới Phật tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia. Mức độ thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày chứng tỏ lòng tín niệm của Phật tử thể hiện ở câu chào khi gặp nhau gồm có bốn chữ A-di-đà Phật!

Thông thường, Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa như sau: 

Nam Mô ở đây có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

A: Có nghĩa là Vô, Không

Di Đà: Nghĩa là lượng

Phật: Người Giác ngộ

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

nam mo a di da phat

Đây là câu niệm Phật của những người tu theo pháp môn Tịnh Độ. Trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng.

Về mặt giáo lý, đây là pháp trì danh niệm Phật trong Tịnh-Ðộ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất , thích hợp với tất cả mọi tầng lớp tín đồ không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần hành giả trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển cho đến khi mệnh chung sẽ được vãng sanh, Phật A-di-đà và thánh chúng tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc.

Hiện nay, các Phật tử thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau, tuy là một câu có 6 chữ ngắn gọn, nhưng nó hàm chứa một tính lễ độ và một sự nhắc nhở cho nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Niệm A di đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của Đức Phật A di đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài : "Nam mô A di đà Phật", để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh trong cuộc sống mỗi ngày.

Phương pháp tu đơn giản này cũng là phương tiện hữu hiệu giúp cho sự tự lực của chính mình thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng  việc tự chánh niệm. Bởi vì Chánh niệm là ánh sáng tỉnh thức để giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, bằng cách biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẳn có trong lòng mỗi người.

Khi niệm Phật hiệu, cần thành tâm niệm, chuyên tâm niệm, không mong cầu sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không mong cầu sẽ được vãng sinh hay không vãng sinh. Khi niệm Phật hiệu đã chuyên nhất, nhất tâm bất loạn rồi, một niệm thay vạn niệm, trong đầu không còn ý nghĩ gì khác, thì câu niệm Phật hiệu mới chấn động đến thế giới Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, thì mới được Ngài tiếp dẫn vãng sinh vào cõi Cực Lạc. Mà để đạt được niệm Phật hiệu nhất tâm bất loạn là công phu tu trì lâu dài, luôn luôn giữ giới, tu tâm, từ bỏ mọi ý nghĩ xấu dù là nhỏ nhất. Nhiều người phải trải qua nhiều kiếp, nhiều đời tu hành mới đạt được. Tuy nhiên, thường xuyên niệm Phật hiệu cũng là gieo cái nhân kính Phật, Phật sẽ gia trì gặp cơ duyên tu luyện cao thâm, có khả năng đắc Đạo trong đời này hoặc kiếp sau.

Tâm Như

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Phật giáo thường thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

Cẩn thận khi sử dụng hình ảnh Đức Phật từ "họa sĩ" AI

Phật giáo thường thức 15:24 16/04/2024

Tranh tượng điêu khắc tả Đức Phật, thường trên đỉnh đầu có phần thịt cứng (nhục) tròn đầy, nhô lên cao trông gần giống như búi tóc (kế) nên gọi là nhục kế (đây là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật).

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Phật giáo thường thức 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

“Mặc tẫn” là gì?

Phật giáo thường thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Xem thêm