Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 01/02/2023, 11:45 AM

Ý nghĩa cúng dường đèn rằm tháng Giêng

Rằm tháng giêng, tháng hai, tháng tư, tháng bảy, tất thảy đều quan trọng. Ngày nào chúng ta sống đúng với bổn phận của mình, với cha mẹ, với vợ chồng con cái, với chúng sanh. Ngày nào chúng ta sống với bổn phận với trách nhiệm của mình thì ngày đó chúng ta đang đi theo con đường của Đức Phật .

Chúng ta biết rằng người con Phật đến với Phật không phải chỉ đơn giản là chúng ta tin Phật như là tin một ông thần để cầu Ngài ban phước tha tội, mà điều quan trọng nhất chúng ta thờ Phật là thờ trí tuệ của Ngài, thờ tuệ giác của một vị đã tu hành tới nơi tới chốn.

Nói đến Phật là phải nói đến trí tuệ nói đến ánh sáng, nói đến con đường giải thoát là phải nói đến ánh sáng và trí tuệ. Do đó chúng ta thấy rằng bao nhiêu thứ rắc rối trên cuộc đời này, từ chuyện gia đình, cá nhân, xã hội nhỏ đến một đất nước lớn tất cả đều phải soi rọi bằng ánh sáng. Cho nên hôm nay chúng ta thờ Phật, lánh ác làm thiện, trốn khổ tìm vui thì chuyện đầu tiên chúng ta phải tôn trọng ánh sáng. Và từ đó hương đăng tức là nhang đèn trở thành ra là lễ phẩm rất là phổ biến, rất là truyền thống, dễ kiếm nhất và là ý nghĩa sâu thẫm nhất từ xưa đến giờ trong lịch sử Phật giáo .

Chắc chắn quí vị phải đồng ý với tôi hoa trái thì trang trọng thiệt, đẹp mắt thiệt, nhưng mà không phải lúc nào chúng ta cũng có. Một ngọn nến, một ngọn đèn dầu thì chúng ta có thể hoàn toàn tìm thấy ở bất cứ nơi nào, hoặc là biến hóa giữa rừng sâu chúng ta cũng có thể đốt một khúc gỗ để mà lễ Phật miễn là có ánh sáng.

Văn khấn cúng rằm tháng giêng năm 2023 chuẩn nhất

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hôm nay chúng ta thắp hương cúng Phật không phải chỉ đơn giản cầu phúc cho ngày rằm tháng Giêng, người Việt mình hay nói “đi lễ quanh năm không bằng rằm tháng giêng “. Câu đó nó nhiều nghĩa, nhưng mà nghĩa phổ biến nhất đó là ngày rằm tháng giêng là ngày rằm đầu tiên trong năm. Nếu mà đầu năm biết làm lành lánh dữ, biết tôn trọng hiền thánh, quỷ thần thì suốt năm suôn sẻ may mắn, đó là cách hiểu của nhân gian. Nhưng trong tinh thần Phật giáo thì quanh năm ngày nào cũng là ngày quan trọng như nhau.

Rằm tháng giêng, tháng hai, tháng tư, tháng bảy, tháng mười tất thảy đều quan trọng. Ngày nào chúng ta sống đúng với bổn phận của mình, với cha mẹ, với vợ chồng con cái, với bạn bè, với chúng sanh. Ngày nào chúng ta sống với bổn phận với trách nhiệm của mình thì ngày đó chúng ta đang đi theo con đường của Đức Phật .

Chúng ta đang sống trong ánh sáng của Đức Phật để lại chứ không cớ gì chỉ là ngày rằm tháng giêng.Tuy nhiên chúng ta là người Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, là cứ rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy, tháng mười là tìm về chùa. Nếu có ai hỏi tôi thì tôi vẫn nói rằng đó là điều tốt đẹp. Cũng có nhiều người không hứng thú đi chùa lắm, nhưng mà cứ ngó tờ lịch thấy rằm tháng giêng cũng bồn chồn không đi lòng không yên. Đầu năm mình có chỗ gửi các tên của người thân vào chùa để được nghe chư tăng tụng kinh cầu an cầu siêu nghe cũng được ấm. Ít ra thì người sống cũng có ngày mùng một mùng hai rồi, thì người đã khuất ít nhất cũng có được ngày rằm tháng giêng cho vui .

Đầu năm chúng ta hàng năm tổ chức cúng dường cho Đức Phật, cho Tam Bảo nói chung. Đó là cúng dường đèn. Cúng đèn không phải đơn giản là cầu phúc, mà cúng đèn là bởi vì chúng ta tưởng đến trí tuệ của Đức Phật, tưởng đến ánh sáng của Đức Phật, tưởng đến ý nghĩa rốt ráo của chuyện tu hành, đó là tìm về với ánh sáng. Cúng đèn cho Phật với trí tuệ như vậy là chúng ta cúng cho Đức Phật một lễ vật vô giá. Chúng ta mỗi người sẽ cầm lấy một ngọn đèn như chúng tôi vừa trình thưa, không phải chỉ cầu phúc, mà mồi ngọn lửa và ngọn đèn nguyện rằng :

Thế Tôn là đại biểu cho ánh sáng

Lời dạy của Thế Tôn là nguồn sáng

Tăng chúng đệ tử Thế Tôn là người đang đi trên con đường sáng

Con cũng đang đi theo ánh sáng của Thế Tôn

Và hôm nay con cũng là người cư sĩ đang trên con đường ấy

Con mong là con có ánh sáng

Con mong lìa xa bóng tối

Ngọn lửa này trên tay con cũng là ngọn lửa trong tâm hồn con

Mong sao cho con nhìn đâu con thấy đó

Mong sao con học đạo đừng bị vướng kẹt

Đừng có một góc khuất nào trong phàm tâm của con

Mong sao tất cả vấn đề trong tâm hồn con, trong phàm tâm của con, trong gia đình của con đều được soi rọi tới nơi tới chốn

Nguyện cho ánh sáng này làm cho lòng con sáng hơn suốt năm

Và không có góc tối nào trong lòng con u mê và khó hiểu .

Đầu năm chuyện gì mình cũng thấu suốt không vướng kẹt thì cả năm bản thân, gia đình, xã hội, đất nước cũng hạnh thông. Tôi tin chắc như vậy. Một đất nước, một xã hội, một gia đình, một cơ thể mà có quá nhiều góc khuất thì sẽ tồn đọng rất nhiều vấn đề. Tây có một câu rất là hay “ Vấn đề lớn nhất của chúng ta chính là chúng ta không biết vấn đề của mình nó nằm ở đâu .”

Tôi xin bảo đảm với quí vị một chuyện : Bớt bóng tối chừng nào thì đời đỡ khổ chừng đó, nhiều bóng tối chừng nào thì đời càng đau khổ chừng đó. Một Ngọn đèn đánh giá theo thế gian thì khoảng hai đồng, ba đồng, năm đồng , nhưng mà giá trị của nhận thức thì vô giá. Mong sao truyền thống cúng đèn này tiếp tục kéo dài không chấm dứt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm