Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 15/01/2023, 08:30 AM

Ý nghĩa cúng nhang, đèn, hoa quả bàn thờ Phật ngày xuân

Ở đời, hễ có nhân thì có quả, vì vậy cúng một dĩa trái cây cho Đấng Giác Ngộ là tự ý nhắc nhở mình làm cái nhân lành để được quả tốt.

Audio

Ý nghĩa của việc cúng nước: 

Cúng nước là tượng trưng cho tâm từ bi của mình và Phật không khác. Nước dù có nấu sôi cỡ nào để một hồi nó cũng nguội.

Con người của chúng ta cũng vậy, bản chất của chúng ta là thanh tịnh, lắng trong. Sở dĩ chúng ta nóng nảy, bồn chồn rồi đủ thứ là do chúng ta huân tập. Còn nếu chúng ta chịu để yên, yên tịnh, thì tự nhiên nước nó lắng, nước sẽ nguội. Đừng có nói tánh tôi nóng, tôi tu không được. Nóng, biết nóng thì phải tìm cách làm cho nó nguội. Tại sao cái chân khi đi đụng một cái thì cái tay liền biết đưa xuống xoa dịu chỗ đau. Mà tại sao khi cái tâm mình nóng, mình không tìm cách làm cho nó hết?

Cầm một món gì phỏng tay, liền chà cho hết. Mà sao trong tâm nóng không tìm cách chữa, mà cứ nói: “Tôi vậy đó, ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi !”Như vậy, rõ ràng mình lo cái lặt vặt bên ngoài hơn.

Tại sao phải cúng đèn? 

Cúng đèn là tượng trưng cho trí tuệ. Tại sao phải hai cây đèn hai bên? Là tượng trưng rằng trí tuệ Phật và trí tuệ chúng ta đồng nhau không khác. Cho nên không được (cúng) một cây thấp một cây cao.

Cách bài trí bàn thờ Phật đẹp đẽ trang nghiêm và an vị bát hương thờ Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tại sao cúng trái cây? 

Tượng trưng cho nhân quả. Vì có nhân lành nên quả mới ngọt. Rồi khi cúng phải đôn trái cây lên cao là tượng trưng cho chúng con luôn mong mỏi tìm quả lành, quả tốt, vun bồi cho cao. Ở đời, hễ có nhân thì có quả, vì vậy cúng một dĩa trái cây cho Đấng Giác Ngộ là tự ý nhắc nhở mình làm cái nhân lành để được quả tốt.

Tại sao phải cúng hoa? 

Hoa ai cũng yêu, cũng mến vì nó đẹp. Cũng như thế, chúng ta cần đến với nhau như một đóa hoa. Chứ đừng đến với nhau bằng sự héo hắt khổ đau. Mà đến với nhau bằng tấm lòng hoa tươi, hoa đẹp của mình. Bên cạnh đó, hoa còn tượng trưng cho ý nghĩa cuộc đời là vô thường. Đẹp đó, rồi thì héo hắt.

Tại sao phải thắp nhang? 

Nhang, tượng trưng cho giới. Vì người có đức hạnh mới lan tỏa hương thơm. Cây nhang chúng ta thắp để nhắc nhở chúng ta sống có đức hạnh, người có đức hạnh thì hương bay khắp chốn. Nhang, còn tượng trưng cho hương giới, hương định, hương tuệ. Vì vậy, chỉ cần giữ giới thì định, tuệ sẽ sinh. Chỉ cần có tuệ, thì giới, định sẽ có. Mà định có thì giới, tuệ sẽ sinh. Cho nên không cần thắp ba, một cây cũng được. Vì trong một có cả ba.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm