Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/09/2022, 08:20 AM

Tại sao nên lập bàn thờ Phật?

Một trong các lý do chính yếu khiến chúng ta không thích việc lễ bái và không lập bàn thờ Phật là ý nghĩ cho rằng vật chất không liên hệ gì với tâm linh.

Phật giáo không hề chủ trương phân biệt giữa vật chất và tinh thần, giữa thân xác và tâm thức mà chỉ khuyên chúng ta phải loại bỏ mọi sự bám víu và các thứ gò bó khác, và luôn phải mở rộng con tim của mình. Nào có gì khác lại có thể tỏ ra thiết thực hơn thế được! Tuy nhiên điều ấy chỉ có thể thực hiện qua những kinh nghiệm cảm nhận trong cuộc sống thường nhật mà thôi (có nghĩa là cần đến sự chi phối của các nghi thức lễ bái trong cuộc sống của mình).

Tất cả chúng ta đều cất giữ trong nhà một vài tấm ảnh của cha mẹ hay con cái mình, một vài cái lọ con con kỷ niệm các chuyến du lịch trước đây của mình. Thật thế tâm trí chúng ta nào có đủ sức để ghi nhớ hết được hình ảnh của những người thân yêu và các kỷ niệm của những chuyến du ngoạn trước đây. Phải chăng vì thế mà chúng ta thường hay trang trí nhà cửa với các vật gợi lại cho mình các kỷ niệm xưa?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các vật ấy giữ một vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta. Lắm khi chúng ta đã phải dồn hết tâm trí mình vào việc chọn lựa các vật thân thiết nhất với mình.

Thế thì tại sao chúng ta lại không biết ghép thêm vào cuộc sống của mình một chút gì đó mang tính cách thiêng liêng hơn như thế? Chẳng hạn như một vài vật có thể nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến Đức Phật? (tác giả muốn ám chỉ nên lập một bàn thờ Phật hay bày một pho tượng Phật trong nhà).

Cúng dường cũng là một cách để bày tỏ sự quý mến của mình đối với Đấng Giác Ngộ, nói lên mối quan tâm của mình luôn phải nhớ đến Đức Phật.

Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra một mối hiểm nguy nào đó mà Phật giáo không phải là đương nhiên có thể tránh khỏi được: đấy là cách làm biến dạng cái khía cạnh thi vị trên đây khiến nó trở thành một mớ quy tắc cứng nhắc, và nếu lỡ mà vi phạm vào đấy thì phải gánh chịu những điều bất hạnh. Đấy chỉ là một thứ đạo đức dựa vào các tiêu chuẩn mang tính cách bổn phận và mê tín. Cúng dường Đức Phật không phải là cách giúp mình tránh khỏi những gì bất hạnh, hay là để chứng tỏ mình là một Phật Tử gương mẫu, mà đúng hơn đấy là hành động giúp mình mở rộng con tim và tâm thức của chính mình.

Chẳng hạn như khi ta tặng một món quà cho một người bạn thì đấy cũng có nghĩa là lòng thiện cảm của mình đối với bạn phải quan trọng hơn là giá trị của món quà. Chúng ta tìm thấy một sự vui thích nào đó qua cử chỉ hiến dâng. Cũng thế, hành động cúng dường mang nhiều ý nghĩa nội tâm hơn là giá trị của vật hiến dâng – cái ý nghĩa nội tâm ấy biểu trưng cho lòng biết ơn, sự tự tin và lòng kính mến của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm