Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/08/2014, 10:18 AM

Ý nghĩa Đại Giới đàn Nguyệt Trí III - PL.2558

Đại giới đàn Nguyệt Trí III (PL2558 - DL 2014),  là lấy tên của Hòa thượng Thích Viên Thành (1950- 2002), một vị chân tu của Phật giáo Việt Nam. Từ lúc xuất gia nhập đạo làm Sa môn Thích tử, Ngài nghiêm trì giới luật, suốt đời không ăn sang mặc đẹp

Chỉ còn một ngày nữa là Đại Giới đàn Nguyệt Trí III tỉnh Phú Thọ chính thức khai mạc, để chuẩn bị chu đáo cho mọi công việc, sáng ngày 03/08/Giáp Ngọ (27/08/2014), tại giảng đường chùa Bảo Ngạn, tỉnh Phú Thọ, Chư tôn đức trong BTS GHPGVN tỉnh Sóc Trăng, Chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh Phú Thọ, cùng Chư tôn đức tăng, ni là nghiệp sư của các giới tử tham dự cuộc họp sau cùng để kiểm tra mọi công tác cho Đại giới đàn Nguyệt Trí lần III.

Đại Giới đàn lần nầy có 27 giới tử trong tỉnh và 6 giới tử ngoài tỉnh. Trong đó có 11 vị xin thọ giới Tỷ khiêu tăng, 14 vị thọ giới Sa di tăng, 2 vị thọ giới Tỷ khiêu ni, 6 vị thọ giới Thước xoa và Sa di ni. Thể hiện sự quan tâm đến việc tổ chức, quý Chư tôn đức đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh việc khai mạc, bế mạc, cách thức quản lý giới tử và những mặt về an ninh trật tự cũng như kinh phí tổ chức.

Cung thỉnh Chư tôn đức tham gia vào các Ban Chứng minh, Kiến đàn các Tiểu Ban Nghi lễ, Tiếp tân nội dung, Trần thiết giám khảo, Quản giới tử, v.v...và đi đến thống nhất về nghi thức cũng như những nội dung đã đặt ra theo kế hoạch.

Kiểm tra lần cuối tất cả mọi công việc, các vị nghiệp sư đã đưa giới tử về tại chùa Bảo Ngạn nơi tổ chức Đại Giới đàn của tỉnh Phú Thọ từ ngày hôm qua để chắp tác mọi công việc. Theo chương trình chiều nay 16 giờ 30 giới đàn cung nghinh Hòa thượng thượng Bảo hạ Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN quang lâm Giới đàn và 19 giờ 00 lễ khai đạo cho giới tử.
 
Ý NGHĨA ĐẠI GIỚI ĐÀN NGUYỆT TRÍ

“Kính lạy Tăng người thừa chí cả,
Thay Thế Tôn hoằng hóa đạo màu,
Tùy duyên hóa độ vô cầu,
Làm Thầy mô phạm dẫn đầu chúng sinh”

Tăng già là một đoàn thể Tỷ kheo thanh tịnh hòa hợp, là một trong ba ngôi báu biểu hiện sự tồn tại của Phật pháp, là người trực tiếp thay Phật tuyên dương Chính pháp để làm lợi lạc quần sinh. Khi nào hàng ngũ Tăng già có những bậc chân tu thạc học, đạo cao đức trọng, có đủ tư cách làm nghi biểu cho đời, có đủ trí tuệ làm đuốc sáng cho đời, thì khi ấy Phật pháp được hưng thịnh. Trái lại, Tăng già không có những vị Tăng tài đức, thì dù số lượng có đông nhiều đi nữa, đó cũng là dấu hiệu suy vi của chính pháp. Để có thể đào tạo được những người xuất gia có được những đức tính như thế dĩ nhiên là phải y cứ vào giới luật làm kim chỉ nam cho sinh hoạt Tăng đoàn, mà một trong những vấn đề giới luật có vai trò quan trọng trong việc tác thành nhân cách một Tỷ khiêu, đó là sự truyền thụ giới pháp. Nếu không có sự truyền thụ như pháp thì không có Tỷ khiêu đắc giới như pháp và bản thể của Tăng không thành tựu dẫn đễn không thể có sự thanh tịnh và hòa hợp. 

Khi đã phát nguyện chính thức đứng vào hàng ngũ Tăng già,  một trong ba ngôi báu của Tam bảo thì vị đó phải tự ý thức mình sẽ mang một trọng trách vô cùng lớn lao đối với bản thân, đối với giáo đoàn.

Cho nên lúc đăng đàn thụ giới phải tình nguyện vâng giữ giới pháp một cách nghiêm mật để chu toàn bản thể thanh tịnh Tỷ khiêu và xây dựng Tăng đoàn mẫu mực. Tự thân mỗi giới tử, nương vào giới luật để gạn lọc thân tâm, tận trừ mọi lậu hoặc, ngăn chặn nghiệp bất thiện. Nhờ đó mà thân tâm được thúc liễm, đạo hạnh được tăng trưởng, đời sống không bị nhiễm ô trần tục. Một người vâng giữ, nhiều người vâng giữ, rồi từng cá nhân đó hợp lại thành một tập thể trang nghiêm thanh tịnh trong Giáo hội.

Phải tôn kính trân quý giới luật vì “Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn là Phật pháp còn, Giới luật mất là Phật pháp mất”. Vận mệnh của Phật pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của giới luật. Mà giới luật có được tồn tại lâu dài để làm hưng thịnh cho Tăng đoàn, làm xương minh cho Phật pháp và đem lại lợi ích cho thế gian hay không là do ở nơi chính đệ tử Phật, nhất là những người được xem là “Thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự”.

Đại giới đàn Nguyệt Trí III (PL2558 - DL 2014),  là lấy tên của Hòa thượng Thích Viên Thành (1950- 2002), một vị chân tu của Phật giáo Việt Nam.

Từ lúc xuất gia nhập đạo làm Sa môn Thích tử, Ngài nghiêm trì giới luật, suốt đời không ăn sang mặc đẹp; trong cuộc sống thường nhật Ngài luôn thể hiện Tri túc để trang nghiêm cho phong cách an lạc thanh nhàn, ít nói để thanh tịnh tâm niệm Phật, thật xứng danh là bậc “Đạo hạnh khả phong”. Ngài nguyên là Phó ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư GHPGVN, nguyên Trưởng BTS GHPG VN tỉnh Phú Thọ, Viện chủ Tổ đình Hương Tích- Hà Nội đời thứ 11, trụ trì chùa Thầy - Hà Nội. Làm thầy giáo thụ, tôn chứng trong nhiều giới đàn….

Suốt đời, Hoà Thượng luôn tâm niệm: Chỉ có Trí Tuệ mới là sự nghiệp chân chính của người xuất gia nên khi về đến Phương trượng là ngài tập trung vào việc nghiên cứu, trước tác, dịch thuật và với hạnh  nguyện làm sứ giả của Như Lai, đem ánh sáng từ bi và giác ngộ của đức Phật thắp sáng thế gian này bằng tinh thần vô uý vị tha. Ngài luôn quan tâm đến việc đào tạo, giáo dục thế hệ tăng ni trẻ, coi đó là việc báo đáp thâm ân của chư Phật một cách thiết thực nhất.

Vì vậy, Ngài đã làm giảng sư của các Trường Trung cấp Phật học cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Tp.HCM. Dù bất kỳ ở cương vị nào Hoà Thượng cũng đều tận tâm, nêu gương tiêu biểu trong việc tốt đạo đẹp đời. Ngài nhận lĩnh các công việc, các chức vụ chỉ vì lợi ích cho số đông, cho đồng bào và dân tộc. Sự thị hiện của Ngài là một bài thuyết pháp không lời. Hương thơm đức hạnh của Ngài mãi mãi với thời gian. Hành trạng  cuộc đời và sự nghiệp hành hóa của Ngài là ánh quang minh, luôn soi đường dẫn bước cho hậu thế noi theo tu học.

Hôm nay, chúng đệ tử Phật, những sứ giả của Như Lai, bậc xuất trần thượng sĩ, hãy tự nỗ lực tu tập theo tấm gương của các bậc tiền bối tổ sư, nguyện cùng nhau giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để lưu truyền mãi trong thế gian, để khi lĩnh trách nhiệm “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, từ đời này sang đời khác không ngừng mới là thực chất của việc xuất gia và thụ giới. 

NỘI QUY ĐẠI GIỚI ĐÀN NGUYỆT TRÍ III

Cung Kính nghe rằng: Người phát tâm cầu thụ Giới Pháp, nên phải biết Giới Pháp là tối quan trọng, không những chỉ có chỉ Đức Phật khuyên dạy giữ gìn và tôn trọng Giới Pháp, mà Ba đời chư Phật cũng đều dạy như vậy. Cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni khi nhập vô dư Niết Bàn đã di giáo lại rằng: “Sau khi Ta diệt độ trong đời tượng Pháp phải vâng kính tôn trọng Giới Ba La Đề Mộc Xoa.

Người năng kính giữ tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa là bậc Đại sĩ trong Tứ Chúng cũng không khác gì như Ta còn tại thế vậy”. Nay chư giới tử phát tâm cầu thụ Giới Pháp, điều trước tiên phải làm là tuân thủ thanh quy phép tắc Giới Đàn, thúc liễm thân tâm, trau dồi phẩm hạnh, tạo đại nhân duyên để đăng đàn cầu thụ Giới Pháp. Nay có những điều pháp tắc nội quy Giới Đàn, nguyện Đại Chúng liễu tri hành trì.

1. Giới tử vân tập đúng ngày giờ qui định.

2. Tuân theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức. Tham gia đầy đủ các công việc mà Ban tổ chức giao phó, không được trốn tránh, chây lười. 

3. Giới tử trong thời gian thụ giới phải giữ gìn uy nghi phép tắc, tôn kính các bậc trưởng thượng, người đi trước.

4. Giới tử trong thời gian thụ giới không được tiếp khách và tiếp chuyện với người khác giới dù đó là người thân.

5. Giới tử trong thời gian thụ giới tất cả các giờ tụng niệm trong Giới Đàn phải đồng chúng vân tập, Y áo chỉnh tề, tụng Kinh hòa âm nhiếp niệm, ngồi đứng đúng phép, không được biếng trễ, biếng lười. Giữa mỗi thời khóa không được tự tiện bỏ xuống, trừ bệnh duyên hoặc việc Tăng sai.

6. Giới tử trong thời gian thụ giới khi có kiền chùy báo lệnh thời khóa tu học cũng như nghe pháp, phải đến trước giờ, lắng trong ba nghiệp để tiếp nhận lời dạy bảo của Chư Tôn Đức. Không được phóng ý tự tiện, nếu không lên lớp học phải có lý do chính đáng.

7. Giới tử trong thời gian thụ giới ăn uống phải đúng giờ, không ăn phi thời, ăn uống phải đúng nơi quy định, nhiếp tâm tồn quán, không được để vật thực rơi đổ, phí tổn của thường trụ, không được đem thức ăn lên phòng.

8. Giới tử trong thời gian thụ giới không được hút thuốc, sử dụng điện thoại di động, laptop.

9. Giới tử trong thời gian thụ giới trong giờ chỉ tĩnh phải tuyệt đối im lặng, nếu như không nghỉ thì phải xem kinh sách, không được làm ồn ào nhiễu động Đại chúng.

10. Giới tử trong thời gian thụ giới phải giữ gìn và bảo vệ tài sản của trụ xứ.

11. Giới tử trong thời gian thụ giới phải sống trong tinh thần Lục hòa cộng trụ. Khi có điều bất hòa phải bạch cho Ban tổ chức để giải quyết, không được tự mình lớn tiếng tranh cãi và có những hành động thô thiển làm động chúng.

Vâng giữ thực hành hết thảy những điều qui định trên đây, để cho Giới Đàn được nghiêm tịnh, Giới tử thụ giới đắc giới. Nguyện đem công đức thù thắng này hồi hướng đến Pháp giới chúng sinh thể nhập Phật Giới đồng thành Phật Đạo.

Ban tổ chức Đại Giới đàn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Tuyên truyền về chủ trương công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Trong nước 16:15 25/04/2024

Ngày 25 tháng 4 năm 2024 ,Hội nghị tuyên truyền chủ trương, chính sách và thành quả công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Khách sạn Công đoàn Thanh Bình, số 2 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công an TP.Đà Nẵng bắt kẻ mạo danh tu sĩ Phật giáo lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện hàng tỷ đồng

Trong nước 08:16 25/04/2024

Công an Đà Nẵng vừa bắt nghi phạm thường xuyên kêu gọi quyên góp từ thiện qua việc đăng tải các hình ảnh thương tâm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng ngàn người.

Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Huế gia cố các cánh sen chuẩn bị Phật đản PL.2568

Trong nước 12:10 24/04/2024

Mùa Phật đản PL.2568 sắp trở về, thời gian qua tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (phường An Tây, thành phố Huế); Tăng Ni sinh Học viện đã thi công cắt dán các cánh sen hồng trên khung sườn có sẵn để chuẩn bị cho việc lắp ráp, hạ thủy và gia cố 7 hoa sen giữa dòng Hương.

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Trong nước 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Xem thêm