Ý nghĩa "Quán tự tại"
“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi.
Người người đều có “Đức Quán tự tại” cần gì phải nhọc công tìm kiếm đâu xa? Thế Đức Quán tự tại là ai?
“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi.
Ví dụ như trong mối quan hệ giao tiếp nếu bạn có đủ năng lực quán chiếu đến giữa mình và người là một “Nhân ngã không hai” thì có điều gì là không tự tại? Rồi khi quán chiếu cảnh giới mà tâm bạn không bị ngoại cảnh chi phối, lôi cuốn, mà còn khóe biết làm chủ tâm mình, khiến chuyển hóa được cảnh giới trở nên tốt đẹp hơn, thì thử hỏi có cảnh nào là cảnh khiến bạn không tự tại? Đối diện với bất kỳ sự việc nào, cho dù là phức tạp khó khăn đến mấy, nhưng bạn luôn biết nhìn nó với cái nhìn ung dung tự tại, thì việc gì là việc khiến cho bạn không tự tại. Chúng ta quán chiếu tư duy và vận hành được đạo lý “Bình thường Tâm thị Đạo” trên, trong bất kỳ tình huống đối đãi, thì đạo lý huyền diệu thậm thâm kia sẽ mở rộng cửa đưa chúng ta vào thế giới nội tâm huyền diệu. Và rất tự nhiên ta sẽ hiểu rõ rằng: Tự tại, nơi nơi cầu tự tại; chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại, mọi sự lý tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi.
Cuộc sống ở đời, nếu có tiền của mà đời sống không được tự tại thì cuộc sống đó có gì đáng an vui! Thế nhưng, cuộc sống con người trên thế gian, cái “có” kia, thông thường chỉ là “cái có chướng ngại”, “có phiền não” mà thôi. Do vậy, nhiều người tiền của có đến vàng kho bạc bể, giàu có đến nỗi thân tâm không được tự tại an vui, luôn sống trong sự phập phồng lo sợ; cho đến có gia đình, có tình yêu, có danh vị chức tước, nhưng cuộc sống vẫn luôn luôn là cuộc sống nô lệ. Bời vì con người đó chỉ biết tìm cầu, chạy đuổi nắm bắt lấy “cái có của dục vọng, của điên đảo vọng tưởng”.
Những nhân vật có quyền lợi chính trị, khi đối đầu với những vấn đề gay cấn thường hay bứt đầu gãi tai, biểu hiện dáng vẻ bất an thống khổ. Người có công ty đồ sộ, nhưng khi tiền tài lưu chuyển không linh hoạt thì tâm trí xáo trộn, đến mất ăn mất ngủ, thần sắc bơ phờ, cho đến đứng ngồi không yên.
Trong cuộc sống nếu chúng ta vừa có được tài phú danh vị, lại vừa có được cuộc sống tự tại an vui thì đương nhiên đó là cuộc sống lý tưởng tuyệt vời. Bằng ngược lại, nếu chỉ đạt được cái danh lợi vật chất thế gian, mà tâm hồn không một chút an nhiên thanh thản, thì thử hỏi cuộc sống ấy có bền vững không? Và đời người ấy có ý nghĩa gì chăng?
Ta thử quay đầu nhìn lại, khi còn ấu thơ thường có cha mẹ quản giáo, ta thường cho rằng không được tự do. Đến lúc thành niên lập gia đình, gặp phải sự đòi hỏi của đôi bên nội ngoại, như cảm thấy như trăm ngàn sợi dây vô hình gò bó, trói buộc, không tự tại. Rồi khi trưởng thành, phục vụ xã hội với bao nhiêu ràng buộc của công việc, lại cảm thấy biết bao điều phức tạp phiền toái, không xứng ý hợp tình, khiến thân tâm bao nỗi bức xúc, không phút thanh thản.
Từ đó mà suy, thành tựu cuộc sống ý nghĩa không ngoài sinh hoạt thường nhật biết nắm bắt kỹ năng hỷ xả, buông xả, tôi luyện mình phong thái thân tâm tự tại.
Đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại? Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn bảo trì được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?
Trong cuộc sống nếu tâm trí chúng ta không thướng tồn an tĩnh, tự tại, thì cho dù sự nghiệp có nhiều tiền muôn của núi đi nữa, cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi! Lại nữa nếu đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia lốc thổi mà tâm ta vẫn không bị lay động thì tự nhiên mà nói, chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại giải thoát rồi. Và ngay lúc đó chính mình là đức “Quán Tự Tại” đó sao!...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm