Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 05/12/2022, 16:21 PM

Ý nghĩa từng câu trong bài kệ hồi hướng

Hồi hướng công đức là chuyển tặng lại công đức mà mình tu tập được cho tất cả chúng sinh, cầu nguyện mọi người cùng hết khổ được vui, cuối cùng thành tựu Phật đạo. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa từng câu trong bài kệ hồi hướng sau đây...

12

Bản hồi hướng dưới đây, thường được áp dụng hồi hướng, sau khi tụng kinh, khóa tu...

Âm Hán:

Nguyện dĩ thử công đức

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Nhược hữu kiến văn giả

Tức phát Bồ Đề tâm

Tận thử nhất báo thân

Đồng sanh Cực Lạc quốc.

Âm Việt:

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Trên đền bốn ân nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Đều phát tâm Bồ Đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh nước Cực Lạc.

- Nguyện dĩ thử công đức (Nguyện đem công đức này)

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ (Cực Lạc) của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường.

- Thượng báo tứ trọng ân (Trên đền bốn ân nặng)

Nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật.

- Hạ tế tam đồ khổ (Dưới cứu khổ ba đường)

Nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ.

- Nhược hữu kiến văn giả (Nếu có ai thấy nghe)

Tức phát Bồ Đề tâm (Đều phát tâm Bồ Đề)

Nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh.

-Tận thử nhất báo thân (Hết một báo thân này)

-Đồng sanh Cực Lạc quốc (Đồng sanh nước Cực Lạc).

Nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.

Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.

Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.

Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.

Tại sao tu hành nhất định phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh?

Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa.

 

 

 

 

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm