Tại sao tu hành nhất định phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh?
Chính vì nợ nần ân oán giữa ta và chúng sanh chẳng dứt chẳng liễu, cho nên trong đời này dù là trong cuộc sống hằng ngày, hay là trên con đường tu hành của chính mình, chúng ta luôn gặp phải rất nhiều ma chướng.
Trong Kinh Lăng Nghiêm chương Thanh Tịnh Minh Hối có một câu nói:
" Nhất thế nhân duyên kinh bách thiên kiếp, thường tại sanh tử".
Đây tức là đời trước ta thiếu nợ người, đến đời này người đến đòi, ta buộc phải trả nợ cho người. Thế nhưng món nợ này chẳng phải trả rồi thì là xong đâu. Vì sao? Vì khi trả nợ không phải ít một chút thì cũng nhiều hơn một chút. Nếu như ta trả ít hơn một chút, thì đời sau lại phải tiếp tục trả nợ tiếp. Còn như trả nhiều hơn một chút, thì đời sau ta lại phải đến đòi lại.
Cho nên, ta và tất cả chúng sanh là quan hệ nợ nần đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt, đạo lý chính là như vậy. Chính vì nợ nần ân oán giữa ta và chúng sanh chẳng dứt chẳng liễu, cho nên trong đời này dù là trong cuộc sống hằng ngày, hay là trên con đường tu hành của chính mình, chúng ta luôn gặp phải rất nhiều ma chướng.
Hai chữ "Ma chướng" này không phải là để chỉ cho phiền não của ta, mà là để chỉ cho tất cả những ác duyên đến từ bên ngoài làm chướng ngại cuộc sống, cũng như là con đường tu hành của chúng ta. Những ác duyên này tại sao không xẩy ra với người khác, mà lại rơi trên người chúng ta? Đó là vì chúng ta và những oan gia trái chủ này oan nghiệp vướng mắc không ngừng, chúng ta nhất định phải biết rõ điều này.
Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng
Vậy vấn đề này phải giải quyết như thế nào? Có phương pháp gì để giải quyết chăng? Có. Đức Phật trong các Kinh điển thường dạy chúng ta tu hành nhất định phải hồi hướng cho tất cả chúng sanh, hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ. Có thể thấy hồi hướng chính là con đường giải quyết duy nhất. Công đức, phước đức tu hành hàng ngày của chính mình đó, mình đem đi hồi hướng hết cho oan gia chủ nợ này, là ta tu thay cho họ.
Hy vọng đem công đức, phước đức cả đời ta tu tập này hễ có ân thì báo ân, còn như có oán thì dùng những công đức, phước đức ta tu tập này hóa giải oán kết, giải trừ oan nghiệt. Nếu chúng ta dùng tâm chân thành để mà hồi hướng, thì những oan gia chủ nợ này họ cũng sẽ hoan hỷ bỏ qua cho ta, không tiếp tục gây khó dễ, gây cản trở chúng ta nữa. Đây là mình và người đều có lợi ích.
Từ đây mới biết rằng, trong thế gian này không có ai là thua thiệt, cũng không có ai chiếm được lợi ích. Giả như đời này chiếm được lợi ích, biến tiện nghi của người khác thành tiện nghi của chính mình, thì đến đời sau vẫn phải hoàn trả lại hết cho họ. Nếu đời sau trả vẫn chưa hết, thì đến đời sau nữa vẫn phải tiếp tục trả tiếp, cho đến khi nào hết sạch nợ thì mới thôi. Hoặc như đời này chịu nhiều thiệt thòi, thì đến đời sau sẽ có người khác đến trả lại cho ta mà thôi.
Cho nên, khi biết được chân tướng sự thật này rồi, thì chúng ta cần phải an phận thủ thường, tùy thời tùy duyên mà sống. Không nên khởi lên cái ý niệm muốn xâm phạm lợi ích của người khác, hoặc chiếm lấy tiện nghi của người khác làm của riêng. Cho dù bản thân luôn bị thua thiệt, hay bị lừa gạt, tuyệt đối đừng nên khởi oán hận, cũng không nên đi so đo tính toán thiệt hơn. Như vậy niệm Phật mới có thể mau chóng thành tựu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Xem thêm