Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/06/2020, 12:18 PM

Ý niệm tấn phong giáo phẩm trong Phật giáo

Đức Thích Tôn từ thuở nơi vườn Lộc Uyển đại khai Thánh giáo chuyển hoá quần cơ, độ năm anh em Kiều Trần Như xuất gia làm Tăng, Tăng Già được thành lập, đánh dấu cho sự trọn vẹn của Tam Bảo, Phật Pháp Tăng hiện hữu trên thế gian.

Đốt thân thể cúng dường chư Phật

Trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển danh xưng Tăng Già từ chỗ đơn thuần chỉ là tên gọi cho tu sĩ Phật Giáo, thuận theo nhân duyên và sự phát triển của Phật Giáo cũng như cơ duyên hoá độ chúng sanh đã phát triển tạo nên những danh xưng chức vị khác trong Phật Giáo, hàm chứa đầy đủ phẩm vị và ý nghĩa để phục vụ cho sự hoằng pháp độ sanh của Đạo Phật.

Trong những danh xưng của Tăng đoàn Phật Giáo có hai danh xưng được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chọn là chức vị Giáo Phẩm để tấn phong cho các bật Tôn đức Tăng Ni hữu công với Đất nước và Giáo hội. Đó là danh xưng Hoà Thượng và Thượng Toạ cho bên Tăng, còn Ni Trưởng và Ni sư cho bên ni.

Danh xưng Thượng Toạ theo trong Kinh Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước, hay họ xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa”.

Bình đẳng tâm là chơn lý tối diệu để cho chúng ta xa lìa phiền não, tu học thấu đạt được chánh pháp mới là mục đích tối thượng để người học Phật phấn đấu, khi thực hiện được tâm không còn chấp có giai cấp nữa thì chúng ta dễ dàng được dự vào hàng thánh chúng, khi ta xa lìa chấp trước vào địa vị thì chúng ta dễ được thể nhập vào Phật vị.

Lễ Tấn phong giáo chỉ Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai. Ảnh: minh họa.

Lễ Tấn phong giáo chỉ Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai. Ảnh: minh họa.

Hòa thượng, Ni cô, Cư sĩ là gì?

Cho nên hết thảy hình thức danh lợi địa vị của thế gian đều là chướng ngăn thánh đạo, người được tấn phong Thượng Toạ phải luôn tự nhận ra và nhắc nhở mình phải tránh xa và lìa bỏ danh lợi và địa vị chuyên tâm tu học rốt ráo chứng được giáo nghĩa Đại thừa và mục đích cuối cùng là được Đức Phật xoa đảnh thọ ký vào hàng Dự lưu.

Ngày xưa trong Tăng đoàn của Phật những bậc Tôn đức được tôn xưng là Thượng Toạ thường là các vị Tăng tu hành lâu năm giới đức thanh cao và đã thành tựu được bốn tiêu chuẩn đạo hạnh: 1. Đức hạnh cao; 2. Nắm vững tất cả giáo lý căn bản của đạo Phật; 3. Nắm vững các phương pháp thiền định; 4. Người đã diệt ô nhiễm, phiền não và đạt được giải thoát.

Qua đó ta có thể nhận chân được ý nghĩa chức danh Thượng Toạ, đâu có gì là địa vị, cũng chẳng có gì là quyền uy, tất cả đều là một vị giải thoát, đều là những bài pháp để người được tấn phong luôn luôn tinh tấn và phát nguyện tu trì để con đường đi đến thánh đạo của tự thân mình ngày một gần hơn, hoá độ dẫn dắt những chúng sanh theo mình tu tập thêm vững lòng tin, Phật Pháp ngày thêm hưng thịnh thì mới cụ túc ý nghĩa danh xưng cũng như phẩm vị mà mình đã được tấn phong. Giáo phẩm Ni Trưởng và Ni sư của bên ni cũng hàm chung một ý nghĩa như phẩm vị giáo phẩm Hòa Thượng và Thượng Toạ bên Tăng.

Qua đó chúng ta hiểu rằng khi được tấn phong giáo phẩm là giáo hội cũng như chư Tôn thiền đức đã giao thêm trọng trách cũng như lộ trình tu học mà tất cả những ai được tấn phong phải phát tâm thực hiện, có như vậy thì mới xứng danh là hàng Tôn đức giáo phẩm của giáo hội, nêu tấm gương sáng cho hàng hậu học nương theo để tu học cũng như hoằng pháp, khuyến hoá Tăng ni có trách nhiệm và bổn phận hơn đối với Đạo Pháp, với Dân Tộc và đối với chúng sinh, phải tinh tấn tu hành, làm được như vậy thì thật xứng đáng là thạch trụ của tòng lâm và không thẹn với giáo phẩm mà nình đã lãnh thọ.

Theo ý niệm của Phật Giáo, người được tấn phong giáo phẩm là người luôn phải phát nguyện cố gắng hết sức tinh tấn tu hành, hoằng pháp lợi sanh, thực hiện những lời Phật dạy, không phụ lòng sự tin tưởng giao phó của chư Tôn đức cũng như giáo hội, người được tấn phong trong lòng luôn luôn ý thức báo ân của Tam Bảo, thâm ân của Giáo hội, ân sâu của tổ quốc của dân tộc và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình để thành tựu một người con ưu tú của Phật Giáo.

Thế nào là tín đồ Phật giáo Việt Nam?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm