Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/07/2022, 16:13 PM

Yếu tố đạo đức trong hoằng Pháp

Điều cốt lõi của công tác hoằng pháp vẫn luôn lệ thuộc vào oai nghi tư cách, giới hạnh đạo đức, năng lực chuyên môn, tâm huyết độ sanh của nhà hoằng pháp và nhất là sự chơn tu thật học.

Thứ nhất là Tâm khiêm hạ. Dù đứng trên vị trí của một vị Thầy thuyết pháp cho bao nhiêu người nghe, vị Thầy đó vẫn phải thấy mình như đất như bụi. Tâm khiêm hạ làm cho sự nghiệp hoằng pháp bền vững, ngược lại, sự kiêu mạn ngấm ngầm sẽ làm tiêu tan tất cả.

Thứ hai là nhẫn nhục trong hoằng pháp. Trên con đường giáo hóa độ sinh, không phải hễ nói điều đạo lý chân chính là ta được ủng hộ, vì luôn có những người hoặc ác tâm phá hoại đạo Phật, hoặc ngấm ngầm ganh tỵ với ta. Khi thấy ta hoằng Pháp, họ sẽ tìm cách mưu hại, hạ nhục. Ngày nay với sự xuất hiện của mạng xã hội, con người được quyền thể hiện ý nghĩ, tình cảm của mình qua lời bình luận (comment) và không ít người đã buông những lời chửi bới tục tằn, bậy bạ. Những lúc như thế, ta phải bình tĩnh đi giữa cuộc đời mà thú người lẫn lộn này.

Hoằng pháp là sứ mệnh

Điều cốt lõi của công tác hoằng pháp vẫn luôn lệ thuộc vào oai nghi tư cách, giới hạnh đạo đức, năng lực chuyên môn, tâm huyết độ sanh của nhà hoằng pháp và nhất là sự chơn tu thật học.

Điều cốt lõi của công tác hoằng pháp vẫn luôn lệ thuộc vào oai nghi tư cách, giới hạnh đạo đức, năng lực chuyên môn, tâm huyết độ sanh của nhà hoằng pháp và nhất là sự chơn tu thật học.

Thứ ba là kiên trì. Bởi vì việc hoằng Pháp không phải suôn sẻ, dễ dàng. Những trở ngại, thử thách từ ngoại cảnh luôn xuất hiện khiến ta nản chí ngã lòng. Vì đền ơn Phật, vì tôn kính Phật nên lúc nào ta cũng vững vàng đôi chân, lúc nào cũng sắt son trái tim mình.

Và những đạo đức tiếp theo là biết tập luyện để giữ sức khoẻ, biết tuỳ hỷ, biết khiêm tốn cầu Phật gia hộ và biết hồi hướng khi hoằng Pháp…

Tóm lại, nếu chúng ta biết dùng công nghệ để tu, để hoằng Pháp thì phước ta sẽ gấp triệu lần. Ngược lại, nếu ai lạm dụng công nghệ để đi tìm sự hưởng thụ, giải trí vô bổ và sa đọa thì người đó sẽ hết phước rất nhanh…. »

« Con xin Phật điểm khai thần lực

Vào tâm con thành sức nhiệm màu

Để dù con đến nơi đâu

Nói lời Chánh Pháp chuyển sâu lòng người.

... Nguyện xin nói đúng lời đạo lý

Mà Thế Tôn đã chỉ dạy nên

Khiến cho hội chúng bừng lên

Trái tim trí tuệ vượt lên phàm tình.

… Hạnh hoằng Pháp cả đời học tập

Nhưng nguyện lòng không chấp công lao

Chỉ đền ơn Phật trên cao

Đã cho con cả đạo màu siêu nhiên…. »

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Kiến thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm