Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/05/2022, 09:39 AM

11 lợi ích sức khỏe của thiền qua các bằng chứng khoa học

Thiền được nhiều người biết đến như một thực hành tôn giáo nhưng thiền còn là một quá trình luyện rèn tâm trí nhằm đạt được những lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.

Thiền là quá trình rèn luyện tâm trí theo thói quen để tập trung và chuyển hướng suy nghĩ của bạn. 

Mọi người cũng sử dụng thiền để phát triển các thói quen và cảm giác có lợi khác nhau, chẳng hạn như tâm trạng và quan điểm tích cực, kỷ luật bản thân, thói quen ngủ lành mạnh và thậm chí tăng khả năng chịu đau. 

Thiền là quá trình rèn luyện tâm trí.

Thiền là quá trình rèn luyện tâm trí.

Thiền trong Phật giáo đã giúp ích gì?

Có 11 lợi ích sức khỏe của thiền được tổng kết dựa trên bằng chứng khoa học.

1. Thiền giúp giảm căng thẳng

Giảm căng thẳng là một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người thử tập thiền. Thông thường, căng thẳng về tinh thần và thể chất làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol, dẫn đến giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể gọi là cytokine. Những tác động này có thể làm rối loạn giấc ngủ, phát sinh chứng trầm cảm và lo âu, tăng huyết áp, góp phần gây ra mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực.

Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, cho thấy thiền chánh niệm đã làm giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra. Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định cũng có thể cải thiện các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, bao gồm hội chứng ruột kích thích .

2. Kiểm soát lo âu

Một phân tích tổng hợp bao gồm gần 1.300 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng thiền định có thể làm giảm lo âu. Đáng chú ý, hiệu ứng này mạnh nhất ở những người có mức độ lo âu cao nhất.

Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy 8 tuần thiền chánh niệm giúp giảm các triệu chứng lo âu ở những người bị rối loạn lo âu lan tỏa, cùng với việc tăng năng lượng tích cực bản thân và cải thiện khả năng phản ứng và đối phó với căng thẳng.

Thiền cũng có thể giúp kiểm soát lo âu liên quan đến công việc. Một nghiên cứu cho thấy những nhân viên sử dụng ứng dụng thiền chánh niệm trong 8 tuần đã cải thiện được cảm giác hạnh phúc, giảm bớt sự lo âu và căng thẳng trong công việc so với những người trong nhóm đối chứng.

3. Thúc đẩy sức khỏe cảm xúc

Một số hình thức thiền định có thể giúp cải thiện hình ảnh bản thân và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.

Một đánh giá về các phương pháp điều trị được thực hiện cho hơn 3.500 người trưởng thành cho thấy thiền chánh niệm đã cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Chất gây viêm được gọi là cytokine, được giải phóng khi gặp căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến trầm cảm. Một đánh giá dựa trên một số nghiên cứu cho thấy thiền cũng có thể làm giảm trầm cảm bằng cách giảm nồng độ của chất gây viêm cytokine.

4. Nâng cao nhận thức về bản thân

Một số hình thức thiền có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, giúp bạn phát triển tốt nhất năng lực của bản thân.

Một đánh giá của 27 nghiên cứu cho thấy rằng luyện tập thái cực quyền (thường được xem là một loại thiền động) có thể liên quan đến việc cải thiện hiệu quả bản thân, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả niềm tin của một người vào năng lực bản thân hoặc khả năng vượt qua thử thách.

Trong một nghiên cứu khác, 153 người trưởng thành sử dụng ứng dụng thiền chánh niệm trong 2 tuần đã giảm cảm giác cô đơn và tăng cường tiếp xúc xã hội so với những người trong nhóm đối chứng.

Thiền – Liệu pháp của giấc ngủ bình an

5. Kéo dài thời gian chú ý

Thiền giúp tập trung chú ý và giúp tăng sự duy trì sự chú ý của bạn.

Một nghiên cứu tương tự đã chỉ ra rằng những người thường xuyên thực hành thiền định thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thị giác và có khả năng tập trung cao hơn so với những người không có bất kỳ kinh nghiệm thiền định nào.

Ngay cả khi thiền định trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày cũng có thể mang lại lợi ích cho bạn. Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ ngồi thiền trong 13 phút mỗi ngày sẽ tăng cường khả năng chú ý và trí nhớ sau 8 tuần.

6. Có thể giảm mất trí nhớ do tuổi tác

Thiền cải thiện sự chú ý và sự minh mẫn trong suy nghĩ có thể giúp giữ cho tâm trí của bạn luôn tươi trẻ.

Kirtan Kriya là một phương pháp thiền định kết hợp một câu thần chú hoặc tụng kinh với chuyển động lặp đi lặp lại của các ngón tay để tập trung suy nghĩ của bạn.

Ngoài việc chống lại chứng mất trí nhớ thông thường liên quan đến tuổi tác, thiền định ít nhất có thể cải thiện một phần trí nhớ ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.

7. Có thể giúp mở rộng lòng bao dung

Một số kiểu thiền đặc biệt có thể làm tăng cảm giác và hành động tích cực đối với bản thân và những người khác.

Thông qua thực hành, mọi người học cách mở rộng lòng tốt và sự tha thứ, đầu tiên là bạn bè, sau đó là người quen và cuối cùng là kẻ thù.

Một phân tích tổng hợp của 22 nghiên cứu về các hình thức thiền đã chứng minh khả năng của thiền trong việc tăng cường lòng từ bi của mọi người đối với bản thân và những người khác.

Một nghiên cứu khác ở 50 sinh viên đại học cho thấy việc thực hành thiền 3 lần mỗi tuần giúp cải thiện cảm xúc tích cực, tương tác giữa các cá nhân và sự hiểu biết về người khác sau 4 tuần.

8. Có thể giúp chống lại chứng nghiện

Kỷ luật tinh thần bạn có thể phát triển thông qua thiền định, có thể giúp bạn phá vỡ sự phụ thuộc bằng cách tăng khả năng tự kiểm soát và nhận thức mặt hại của các tác nhân gây nghiện.

Một nghiên cứu ở 60 người được điều trị chứng rối loạn do sử dụng rượu cho thấy rằng thực hành thiền có liên quan đến việc giảm mức độ căng thẳng, đau khổ về tâm lý, giảm cảm giác thèm rượu và giảm sử dụng rượu sau 3 tháng.

9. Cải thiện giấc ngủ

Thiền giúp cải thiện giấc ngủ.

Thiền giúp cải thiện giấc ngủ.

Nhiều người trong cộng đồng sẽ phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ vào một thời điểm căng thẳng nào đó.

Một nghiên cứu đã so sánh các chương trình thiền dựa trên chánh niệm và phát hiện ra rằng những người thiền định ngủ tốt hơn và cải thiện mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ.

Thiền Vipassana chính xác là gì?

10. Giúp kiểm soát cơn đau

Nhận thức của bạn về cơn đau có liên quan đến trạng thái tinh thần của bạn và đau có thể tăng lên trong khi căng thẳng.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng kết hợp thiền vào thói quen của bạn có thể có lợi cho việc kiểm soát cơn đau.

Một đánh giá của 38 nghiên cứu đã kết luận rằng thiền chánh niệm có thể giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau mãn tính.

Những người thiền định và không thiền định đều trải qua những nguyên nhân gây đau giống nhau, nhưng những người tập thiền cho thấy khả năng đối phó với cơn đau cao hơn và thậm chí giảm cảm giác đau.

11. Có thể hỗ trợ làm giảm huyết áp

Theo thời gian, huyết áp cao làm cho tim làm việc nhiều hơn để bơm máu, có thể dẫn đến chức năng tim kém. Huyết áp cao cũng góp phần vào việc xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến cơn đau tim và đột quỵ.

Một phân tích tổng hợp của 12 nghiên cứu thu hút gần 1000 người tham gia cho thấy thiền định hỗ trợ giảm huyết áp. Điều này hiệu quả hơn ở những người tình nguyện lớn tuổi và những người có huyết áp cao hơn trước khi nghiên cứu.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm