Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/09/2020, 15:48 PM

Thiền Vipassana chính xác là gì?

Sự phân biệt Vipassana (thiền Tuệ) với các loại thiền khác là vô cùng quan trọng và cần phải được hiểu đầy đủ. Phật giáo nêu ra hai loại thiền chủ yếu. Cả hai đều là những kỹ năng tâm lý, những thể cách vận hành hoặc những tính chất của tâm thức.

Đưa thiền đến với trí thức và giới trẻ

Thiền Vipassana chính xác là gì?

Trong Pali ngữ, ngôn ngữ gốc của văn học Theravada (Thượng tọa bộ, Nguyên thủy), hai loại thiền này được gọi là Vipassana và Samatha.

Vipassana có thể được dịch là “Tuệ”, một sự tỉnh giác sáng suốt về những gì xuất hiện đúng như chính chúng xuất hiện. Samatha có thể được dịch là “Định” (sự “tập trung”, quán; hay sự “tĩnh lặng”, tịnh, chỉ). Đây là một trạng thái mà tâm được đưa vào sự ngưng nghỉ, chỉ hội tụ duy nhất vào một chủ đề, không được phép lang thang. Khi điều này được thực hiện, một sự tĩnh lặng thâm sâu thấm nhuần thân và tâm, một trạng thái tịch tịnh phải được trải nghiệm để được lĩnh hội.

Phần lớn các hệ thống thiền coi trọng Samatha. Thiền giả hội tụ tâm mình vào một số chủ đề như cầu nguyện, một loại chủ đề có sẵn để chọn, một bài kinh, một ngọn nến, một ảnh tượng tôn giáo hoặc bất cứ thứ gì và loại bỏ mọi ý nghĩ và nhận thức khác khỏi tâm thức mình. Kết quả là một trạng thái hỷ lạc kéo dài cho đến khi thiền giả chấm dứt thời gian tọa thiền. Điều ấy thật tốt đẹp, hỷ lạc, ý nghĩa và hấp dẫn, nhưng chỉ là tạm thời. Thiền Vipassana đưa ra một khía cạnh khác, trí tuệ.

Vipassana là sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo và là sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo.

Vipassana là sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo và là sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo.

Trong thiền Vipassana, thiền giả sử dụng sự tập trung như là một công cụ, nhờ đó sự chú tâm có thể phá vỡ bức tường ảo tưởng vốn tách rời mình khỏi cái ánh sáng sống động của thực tại. Đây là một quá trình tiệm tiến của sự chú tâm gia tăng không ngừng vào những vận hành nội tại của chính thực tại. Nó cần trải qua nhiều năm, nhưng một hôm thiền giả đục phá được bức tường ấy và đổ xô vào chỗ tràn đầy ánh sáng. Sự chuyển hóa đã hoàn tất. Đấy gọi là Giải thoát, và đấy là mãi mãi. Giải thoát là mục đích của mọi hệ thống tu tập Phật giáo. Nhưng những con đường để đạt cứu cánh ấy thì hoàn toàn khác nhau.

Sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo

Vipassana là sự thực hành thiền cổ xưa nhất của Phật giáo. Phương pháp này xuất phát từ kinh Satipatthana (Kinh Tứ niệm xứ), lời kinh do chính Đức Phật giảng. Vipassana là sự giáo dưỡng trực tiếp và tiệm tiến về chánh niệm và tỉnh giác. Sự việc này tiến hành tiệm tiến trong suốt nhiều năm. Sự chú tâm của người học được cẩn thận dẫn đến một sự khám xét những khía cạnh nào đó của chính sự hiện hữu của ngưới ấy. Thiền giả được huấn luyện để chú ý càng lúc càng kỹ đến sự trải nghiệm về chính dòng sống của vị ấy.

Vipassana là một kỹ thuật tinh tế, nhưng cũng rất rất triệt để. Đây là một hệ thống xưa cổ và có hệ thống về việc huấn luyện tâm thức, một bộ bài tập nhằm cho bạn càng lúc càng chú tâm nhiều hơn đến sự trải nghiệm cuộc sống của chính bạn. Đấy là sự chăm chú nghe, sự nhìn thấy bằng tâm và sự thử nghiệm kỹ càng.

Thiền trong từng phút giây

Chúng ta học ngửi một cách nhạy bén, xúc chạm trọn vẹn, và thực sự chú tâm đến những thay đổi xảy ra trong tất cả những trải nghiệm này. Chúng ta học nghe những ý tưởng của chính chúng ta mà không bị cuốn hút vào chúng. Mục đích của sự thực hành thiền Vipassana là học nhìn thấy sự thật vô thường, khổ và vô ngã của các hiện tượng.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã sẵn làm điều ấy, nhưng đấy chỉ là một ảo tưởng. Nó phát xuất từ sự việc rằng chúng ta đang bỏ ra quá ít sự chú ý đến sự dâng trào đang diễn ra của kinh nghiệm sống của chính chúng ta, như thể chúng ta đang ngủ. Đơn giản là chúng ta không chú ý đủ để ghi nhận rằng chúng ta đang không chú ý. Đây là một tình thế bối rối khác nữa.

Thiền như là sự khám phá

Qua quá trình chú tâm, chúng ta dần dần nhận thấy chúng ta đang xuống bên dưới cái hình ảnh tự ngã. Chúng ta sực tỉnh rằng cuộc đời thực sự là đây. Đây không phải là một cuộc diễn hành của những sang hèn giàu nghèo, đấy là một ảo giác. Cuộc sống có một kết cấu thâm sâu hơn điều ấy rất nhiều nếu chúng ta chịu khó nhìn, và nếu chúng ta nhìn một cách đúng đắn.

Vipassana là một hình thức huấn luyện tâm lý, sẽ dạy cho bạn trải nghiệm thế giới theo cách hoàn toàn mới mẻ. Lần đầu tiên bạn sẽ học những gì thực sự xảy ra với bạn, chung quanh bạn và bên trong bạn. Đây là một quá trình tự khám phá mình, một sự nghiên cứu có dự phần, trong đó bạn quan sát những trải nghiệm của chính bạn trong khi tham dự vào chúng đúng như chúng đang xảy ra.

Thiền Vipassana là một cách thức hành thiền đơn giản và thực tế nhất để đạt đến sự thanh thản an lạc thực sự cho tâm hồn. Ảnh: Internet.

Thiền Vipassana là một cách thức hành thiền đơn giản và thực tế nhất để đạt đến sự thanh thản an lạc thực sự cho tâm hồn. Ảnh: Internet.

Việc thực hành phải được tiếp cận với thái độ này: “Mặc cho những gì tôi đã được dạy. Quên đi những lý thuyết, những tiên kiến và những khuôn mẫu. Tôi muốn hiểu bản

chất chân thật của sự sống. Tôi muốn biết sự trải nghiệm này về sự sống thực sự là gì. Tôi muốn lĩnh hội những tính chất thật sự và thâm sâu nhất của cuộc sống, và tôi không muốn chấp nhận sự giải thích của những ai đó. Tôi muốn chính tôi nhìn thấy nó”.

Nếu bạn theo đuổi việc thực hành thiền với thái độ này, bạn sẽ thành công. Bạn sẽ nhận thấy chính bạn quan sát các sự vật một cách khách quan, chính xác như chúng đang tuôn chảy và đang thay đổi từng lúc một. Thế rồi sự sống mang lấy một sự phong phú không thể tin được và không thể bị tiêu diệt. Nó phải được trải nghiệm.

Vipassana và Bhavana

Thuật ngữ Pali để chỉ cho thiền Tuệ là Vipassana Bhavana. Bhavana có căn ngữ là bh, có nghĩa là lớn lên hay trở thành. Do đó, Bhavana nghĩa là nuôi dưỡng, và là từ luôn được dùng liên hệ liên hệ đến tâm thức. Bhavana nghĩa là sự trưởng dưỡng tâm thức. Vipassana xuất phát từ hai căn ngữ. Passna nghĩa là thấy hay nhận thức. Vi là tiền tố có một nhóm phức tạp về hàm ý. Nghĩa căn bản là “một cách đặc biệt”. Nhưng cũng có một hàm ý gồm cả “vào trong” lẫn “xuyên qua”.

Toàn bộ ý nghĩa của từ này là nhìn vào trong một sự vật nào đó một cách sáng suốt và chính xác, thấy từng thành phần riêng biệt, và thâm nhập vào mọi ngõ ngách để nhận thức tính chân thật căn bản nhất của sự vật ấy. Quá trình này đưa đến sự liễu hội cái thực tính căn bản của bất cứ điều gì đang được xem xét. Tổng hợp lại, Vipassana Bhavana nghĩa là nuôi dưỡng tâm thức, nhằm vào sự nhìn thấy theo một cách đặc biệt đưa đến sự thông tuệ và liễu hội hoàn toàn.

Phương pháp mà chúng tôi đang giải thích ở đây có lẽ là những gì Đức Phật Cồ-đàm dạy các đệ tử của Ngài. Kinh Tứ niệm xứ (Satipatthana Sutta), bài giảng căn bản của Đức Phật về chánh niệm, đặc biệt bảo rằng người ta phải khởi đầu bằng sự tập trung chú ý vào hơi thở và rồi tiếp tục chú ý tất cả mọi hiện tượng về thân và tâm đang khởi lên. Chúng ta ngồi, quan sát không khí vào và ra khỏi mũi. Mới thoạt nhìn, điều này có vẻ là một phương pháp quá kỳ quặc và vô ích. Trước khi đi vào những chỉ dẫn đặc biệt, chúng ta hãy xem xét lý do đằng sau phương pháp này.

Thiền trong hội họa, âm nhạc và thơ ca

Tại sao tập trung là quan trọng?

Câu hỏi đầu tiên mà chúng ta có thể đặt ra là tại sao cần phải tập trung? Xét cho cùng, chúng ta đang cố gắng phát triển sự tỉnh giác. Tại sao lại không ngồi xuống và chú tâm vào những gì đang hiện diện trong tâm trí? Thực ra, có những thiền định thuộc tính chất này. Đôi khi chúng được nhắc đến như là thiền bất định và chúng rất khó hiểu.

Cái tâm rất nhạy cảm. Ý tưởng là một quá trình vốn phức tạp. Do đó, chúng tôi muốn nói rằng chúng ta bị mắc bẫy, bị bọc lại, bị dính mắc trong chuỗi ý tưởng. Một ý tưởng đưa đến một ý tưởng khác, rồi một ý tưởng khác, và vân vân. Mười lăm phút sau chúng ta sực tỉnh và nhận ra rằng trải qua toàn bộ thời gian ấy chúng ta bị dính mắc trong một giấc mơ ban ngày hay trong sự huyễn tưởng về tình dục hay một nhóm lo lắng về các hóa đơn phải thanh toán hay bất cứ gì.

Chúng ta dùng hơi thở làm tụ điểm. Nó được dùng làm điểm xác định sống động mà từ đó tâm lang thang bị kéo lui về. Sự xao lãng không thể bị xem là xao lãng nếu không có một tụ điểm trung tâm để từ đó nó bị xao lãng. Đó là cơ sở để xem xét mà chúng ta dựa vào để có thể thấy những thay đổi liên tục hay những gián đoạn đang diễn ra mọi lúc như là một phần của sự suy nghĩ bình thường.

Chế ngự những con voi hoang dã

Kinh điển Pali cổ so sánh thiền với quá trình chế ngự một con voi hoang dã. Cách thức trong thời bấy giờ là cột con vật vừa bắt được vào một cái cột bằng một sợi dây thật chặt. Khi bạn làm như thế, con voi sẽ bực bội. Nó rống lên và giẫm đạp, và kéo giật sợi dây trong nhiều ngày. Cuối cùng sợi dây thắt chặt vào sọ nó đến nỗi nó không cựa quậy được và nó dịu xuống.

Lúc ấy bạn có thể bắt đầu cho nó ăn và điều khiển nó ở mức độ an toàn. Cuối cùng bạn có thể không cần đến sợi dây và cây cột, và huấn luyện con voi của bạn theo nhiều công việc. Bây giờ bạn đã có một con voi đã được thuần hóa có thể được sử dụng vào các công việc hữu ích.

Qua sự so sánh, con voi hoang dã là cái tâm năng động một cách hoang dã, cây cột là đối tượng thiền định của chúng ta, tức là sự hít thở của chúng ta. Con voi đã thuần hóa nổi bật trong quá trình này là một cái tâm được khéo huấn luyện, ngưng tụ, được dùng cho công việc quá sức bền bỉ là chọc thủng những lớp dày của ảo tưởng vốn làm cho sự thật bị u tối. Thiền thuần hóa tâm thức.

Tại sao hít thở?

Thiền Vipassana là một quá trình tái huấn luyện cái tâm.

Thiền Vipassana là một quá trình tái huấn luyện cái tâm.

Câu hỏi tiếp theo mà chúng ta cần nêu là: Tại sao chọn sự hít thở làm đối tượng đầu tiên của thiền? Tại sao không chọn một thứ gì đó thú vị hơn chút ít? Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi ấy. Một đối tượng có ích cho thiền định phải là đối tượng tăng cường sự chú tâm. Nó phải dễ sử dụng, dễ có sẵn và tầm thường. Nó cũng phải là thứ không lôi cuốn chúng ta vào những trạng thái tâm mà chúng ta đang cố gắng thoát khỏi, như tham, sân và si.

Sự hít thở đáp ứng các tiêu chuẩn ấy và hơn thế nữa. Nó là chung cho mọi người. Tất cả chúng ta đều mang nó theo khi đi bất cứ đâu. Nó luôn luôn ở đó, luôn luôn có sẵn, không bao giờ ngưng từ lúc ta sinh ra cho đến lúc chết, và nó là thứ cho không.

Sự hít thở là một quá trình phi-ý niệm, một thứ có thể trải nghiệm trực tiếp mà không cần đến ý niệm. Hơn nữa, nó là một quá trình rất sinh động, một khía cạnh của sự sống vốn luôn luôn biến đổi. Hơi thở vận hành theo chu kỳ - hít, thở, hít vào và thở ra. Như thế, nó là một mẫu thức thu nhỏ của chính sự sống.

Hơi thở là một hiện tượng chung cho mọi sinh thể. Một sự lĩnh hội thực sự bằng kinh nghiệm đưa bạn đến gần gũi hơn với các chúng sinh khác. Nó chỉ cho bạn sự nối kết cố hữu với tất cả những gì của cuộc đời. Cuối cùng sự thở là một quá trình ngay trong hiện tại.

Bước đầu tiên trong việc sử dụng hơi thở làm một đối tượng của thiền là tìm thấy nó. Những gì bạn mong chờ là một cảm giác sinh lý, xúc chạm của không khí vào và ra khỏi hai lỗ mũi. Cảm giác này thường ở bên trong chóp mũi. Nhưng cái chỗ chính xác thì thay đổi theo từng người, tùy theo hình dáng cái mũi.

Để tìm ra cái điểm ấy, chỗ cảm giác cho chính bạn, hãy hít vào nhanh và sâu rồi chú ý và nhắm vào ngay bên trong mũi hoặc trên cái chóp trên, nơi mà bạn có cảm giác rõ ràng nhất về không khí đi qua. Bây giờ hãy thở ra và chú ý đến cái cảm giác cũng tại điểm ấy. Chính từ điểm này, bạn sẽ theo dõi toàn bộ đường đi của hơi thở.

Vì sao nhà sư có thể ngồi thiền trong chảo dầu sôi?

Không luôn luôn dễ dàng

Khi bạn mới bắt đầu phương pháp này, hãy chờ đối diện với một số khó khăn. Tâm của bạn sẽ luôn lệch lạc, lao vào chỗ này chỗ nọ giống như một con ong vụng về và bay lượn loạn xạ. Hãy cố đừng lo lắng. Cái hiện tượng tâm khỉ vượn thì lắm người biết rõ. Đó là điều mà mọi thiền giả cao cấp đã phải đối mặt. Bằng cách này hay cách khác, họ đã thắng vượt được nó, và bạn cũng có thể như vậy.

Khi điều ấy xảy ra, hãy chú ý đến sự việc bạn đã suy nghĩ, mộng mị giữa ban ngày, lo lắng hay bất cứ gì. Một cách nhẹ nhàng nhưng vững chắc, không bối rối hay phán xét mình đã sai lạc, hãy đơn giản quay về với cái cảm giác sinh lý đơn giản về hơi thở. Thế rồi thực hành trở lại vào lần kế tiếp, rồi lặp lại nữa, lại nữa, và lại nữa.

Về căn bản, thiền Vipassana là một quá trình tái huấn luyện cái tâm. Trạng thái mà bạn nỗ lực nhắm đến là trạng thái trong đó bạn hoàn toàn nhận biết mọi thứ đang xảy ra trong cái vũ trụ nhận thức của chính bạn, nhận biết chính xác thể cách chúng xảy ra, chính xác khi chúng đang xảy ra; sự tỉnh giác toàn bộ, không bị vỡ gãy ngay trong lúc hiện tại.

Đây là một mục đích vô cùng cao thượng, và không phải đạt được ngay liền. Nó đòi hỏi thực hành, cho nên chúng ta phải bắt đầu từng chút. Chúng ta bắt đầu bằng cách chú tâm đến một phần nhỏ của thời gian, như một sự hít vào đơn giản. Và khi bạn thành công, bạn đang trên đường đến một trải nghiệm toàn bộ mới mẻ về cuộc sống.

Nguyên tác: What Exactly is Vipassana Meditation? Henepola Gunaratana.

Nguồn: Tricycle.org

Tác giả: Henepola Gunaratana là một vị sư người Sri Lanka, tác giả cuốn Mindfulness in Plain English, Chủ tịch Hội Bhavana Society ở High View, West Virginia, một tổ chức quảng bá thiền định và đời sống tu hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm