Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/07/2020, 08:50 AM

15 điều học Phật, ứng dụng, và chuyển hóa

Khi chưa học Phật, ta không biết các pháp là vô thường, nhưng khi ta học Phật rồi, ta biết các pháp là vô thường, chuyển biến, duyên sinh, tương tức với nhau, và không có tự tính riêng biệt.

Làm theo lời dạy của đức Đệ Nhất Pháp chủ GHPGVN

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng mọi thứ ta đang nắm giữ, bám víu, và chấp thủ là thường hằng, tinh tế, và khôn ngoan, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng mọi thứ ta đang buông bỏ và xả ly là vô thường, tự tại, và thong dong trong cuộc đời.

2. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng người giàu có là người luôn tóm thâu mọi thứ về mình, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng người giàu có là người biết phát tâm làm những việc từ thiện, bố thí, cúng dường, và hộ trì Tam Bảo.

3. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng chinh phục và chế ngự người khác là sức mạnh, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng chinh phục và chế ngự chính mình là sức mạnh thù thắng.

4. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng người nói nhiều mà làm ít là người thông thái, nhưng khi học Phật rồi, ta nghiệm ra rằng người nói ít mà làm nhiều, hoặc lời nói, ý nghĩ, và việc làm thường đi đôi với nhau với họ là người có tuệ giác.

5. Khi chưa học Phật, ta thường có thói quen lấn lướt và áp đảo người khác, nhưng khi học Phật rồi, ta biết cách thực tập hạnh ái ngữ và lắng nghe giữa mình và người khác ngon lành.

Học hạnh không tranh chấp, tranh giành, tranh đấu, tranh cãi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

6. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng người có trí là người sống tranh giành, ấu đả, và làm bất lợi cho người khác, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng người có trí là người sống hòa hợp và đoàn kết, và xây dựng tình huynh đệ trong tinh thần tương trợ, tương thân, tương ái, và tương kính.

7. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng người có lòng vị tha là người giúp cho tự thân, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng người có lòng vị tha là người không những giúp cho tự thân, mà còn giúp cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại.

8. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng người biết ngồi thiền, niệm Phật, và tụng Kinh là hành giả tu tập. Tuy nhiên, khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng người hành giả tu tập không chỉ là người biết ngồi thiền, niệm Phật, và tụng Kinh, mà còn là người biết cách hướng dẫn về thiền, tổ chức các Khóa Tu, hiểu rõ lịch sử đức Phật, giáo Pháp, và xây dựng tình huynh đệ. 

9. Khi chưa học Phật, ta thường ước muốn những gì ta chưa có, nhưng khi học Phật rồi, ta mong muốn những gì ta đã có. Tương tự như vậy, khi chưa học Phật, ta không biết đủ những gì ta đã có, nhưng khi học Phật rồi, ta hài lòng và biết đủ những gì ta đã có.

10. Khi chưa học Phật, ta không biết sống, chết, và sự sinh diệt của các pháp, nhưng khi học Phật rồi, ta biết sự sống và chết luôn diễn ra trong tất cả các tế bào của cơ thể chúng ta, và sự sinh diệt của các pháp luôn diễn ra trong vô số sát na của cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm - sống trong chánh định

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

11. Khi chưa học Phật, ta không biết các pháp là vô thường, nhưng khi ta học Phật rồi, ta biết các pháp là vô thường, chuyển biến, duyên sinh, tương tức với nhau, và không có tự tính riêng biệt.

12. Khi chưa học Phật, ta ước muốn Thượng đế hay Đấng sáng tạo nào đó thay đổi ta, nhưng khi học Phật rồi, ta muốn ta thay đổi chính ta mà thôi.

13. Khi chưa học Phật, đôi lúc ta im lặng như hến và nói năng như người thô lỗ và sân giận, nhưng khi học Phật rồi, ta thực tập im lặng như thiền định và nói năng như chánh Pháp hay Bậc giác ngộ.

14. Khi chưa học Phật, ta thường nghĩ rằng tiền, tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, và ngủ kỹ là sự nghiệp của đời tu, nhưng khi học Phật rồi, ta nhận ra rằng từ, bi, hỷ, xả, đạo đức, thiền định, và trí tuệ là sự nghiệp vững chãi của đời tu.

15. Khi chưa học Phật, ta không nắm vững các giá trị thiết thực của Bát Chánh Đạo (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định). Tuy nhiên, khi học Phật rồi, ta biết rằng Bát Chánh Đạo có thể giúp chúng ta nhận diện và chuyển hóa các tập khí tham, sân, si, mạn, nghi, vô minh, tà kiến, thành kiến, thường kiến, và đoạn kiến. Bởi vì các tập khí này nếu ta không thực hành, thanh lọc, và chuyển hóa, thì chúng không những chế ngự và đốt cháy chúng ta, mà còn làm cho chúng ta u tối và mù quáng, và tin theo các thần linh, tà thuyết, và mê tín dị đoan.

Kinh sách nào giúp cho người mới học Phật?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cháo và trà

Kiến thức 10:24 14/11/2024

Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần

Kiến thức 09:30 14/11/2024

Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.

Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo

Kiến thức 09:15 14/11/2024

Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.

Năm điều lợi ích khi thân cận một thiện tri thức

Kiến thức 09:00 14/11/2024

Điều kiện duy nhất để giúp ta gần được thiện tri thức là khiêm hạ, buông bỏ bản ngã. Nghĩa là buông cái tôi, những cái sở đắc thuộc về ''Tôi'' thì mới học được cái hay của người khác.

Xem thêm