Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/08/2022, 10:42 AM

23 cách tạo phước và công đức vô lượng

Dưới đây là một số ít trong vô vàn việc tạo ra công đức mà bạn có thể áp dụng hàng ngày trong cuộc sống. Thực tế thì có rất nhiều cách tạo phước mà không thể kể ra hết trong một bài viết. Quý vị tham khảo và lựa chọn cho mình cách tích phước hành thiện phù hợp,cho bản thân.

1. Giữ Ngũ giới, và Tu Thập Thiện Nghiệp, Hiếu Kính Cha Mẹ.

2. Trì tụng Thần chú nhà Phật .Đây là cách tạo ra công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Dễ thực hiện. Bạn có thể trì nhiều loại chú khác nhau. Phổ biến nhất là Chú Đại Bi, Lục Tự Đại Minh Chú , Chú Dược Sư ….

3. Đọc/tụng/thọ trì Kinh Phật.

Bạn đọc Kinh Phật gì mình thấy phù hợp thấy thích là được. Không cần phải phân vân nên tụng Kinh này hay Kinh kia, Kinh nào nhiều công đức hơn, đã là Kinh Phật thì tụng Kinh nào cũng đều có công đức cả. Cũng không nhất thiết phải ngân nga như các nhà Sư ở trong chùa, cứ đọc bình thường là được.Có 4 cấp độ:

- Cấp 1: Đọc (Nhìn Kinh và đọc).

- Cấp 2: Tụng (Học thuộc lòng không cần nhìn Kinh).

- Cấp 3: Thọ trì (Nhớ, hiểu, áp dụng và duy trì thực hành hàng ngày vào cuộc sống)

- Cấp 4: Giảng nói cho người khác nghe, hiểu và thực hành theo.Cứ tăng một cấp thì công đức cũng từ đó tăng thêm rất nhiều lần.

4. Niệm Phật, niệm danh các vị Đại Bồ Tát

Ví như niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô A Di Đà Phật; Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát; Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát , Nam Mô Dược Sư Phật ….

Đây là cách tạo công đức dễ dàng nhất. Bạn không phải ngồi đọc như tụng Kinh, không cần phải nhớ các bài chú quá dài, bạn chỉ cần niệm danh hiệu các Ngài mọi lúc mọi nơi: Lúc đi đường, lúc làm việc nhà, lúc nấu ăn, lau nhà … lúc chờ xe buýt, lúc không có việc gì làm…ai ai cũng có thể làm được.

5. Biên Chép Kinh, chép chú:

Cách này mất khá nhiều thời gian nhưng công đức mang lại thì vô cùng to lớn, không thể tính kể. Khi chép Kinh, Chú đầu bạn sẽ không bị vọng tưởng như lúc tụng đọc mà tập trung vào từng câu Kinh, câu Chú để chép.

6. Nghiên cứu Phật Pháp và Hoằng dương Phật Pháp

Cách dễ nhất và tiếp cận được nhiều người nhất là thông qua mạng xã hội: Facebook, youtube….. Đây là một hình thức bố thí Pháp, công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn.

7. Nghe Pháp Âm Mầu Nhiệm (Nghe các sư Giảng Pháp tại chùa hoặc đơn giản hơn là lên mạng tìm và nghe các bài giảng Pháp): Người nghe Pháp hiểu và thực hành theo cũng tạo ra công đức vô lượng.

8. Lạy Phật (năm vóc sát đất), lễ kính Phật, Đại Bồ Tát:

Hàng ngày nếu bạn có thời khóa tu thì nên dành thời gian để lễ, lạy các vị Phật, Đại Bồ Tát…Hoặc khi nào có điều kiện thì bạn thực hiện. Có ban thờ Phật thì quá tốt. Trong trường hợp không có ban thờ Phật, thậm chí không có tượng Phật, bạn có thể quỳ và lạy Phật bất cứ nơi đâu (trừ những chỗ bất tịnh) và trong đầu quán tưởng đến các Ngài là được. Trong quá trình lạy Phật bạn nên kết hợp xưng tán công đức của Như Lai và tùy hỷ công đức của các Ngài.

9. Sám hối nghiệp chướng và hồi hướng công đức hàng ngày:

Sám hối với oan gia trái chủ - sám hối tập khí, phiền não – sám hối các việc xấu tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Việc sám hối hàng ngày giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ tập khí xấu: giảm ngã mạn….càng ngày việc tu hành của ta ngày càng thêm tinh tấn, cuộc sống sẽ tốt đẹp lên.

Sau khi sám hối và tu tập thì nên Hồi hướng công đức cho Tam Bảo và gia đình và cho các chúng sanh mau có duyên lành Phật Pháp.

10. Cúng dường/ Thờ Phật tại gia.

Nếu nhà có ban thờ Phật, hàng ngày bạn có thể tự làm đồ ăn chay, hoặc mua hương, hoa, đèn và các đồ trang trí để cúng dường lên ban thờ Phật. Nếu nhà không có ban thờ Phật bạn có thể mua đồ và mang lên chùa cúng dường Phật. Công đức cúng dương Phật thì không thể nghĩ bàn, nhiều không tính kể.

11. Quy Y Tam Bảo trở thành đệ tử nhà Phật

Quy Y Tam Bảo và luôn tín tâm vững chắc với Tam Bảo. Hàng ngày bạn thực hiện việc tự quy y. Lời nói quy y có tam quy, tam kết như sau: Con là…(tên tục) suốt đời quy y Phật, suốt đời quy y Pháp, suốt đời quy y Tăng (nói 3 lần). Quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (nói 3 lần)

12. Trong tâm luôn nghĩ nhớ đến Phật, niệm Phật:

Nếu không có điều kiện thực hiện các việc trên, bạn chỉ cần hướng tâm mình nghĩ, nhớ đến các vị Phật, Đại Bồ Tát với một tấm lòng thành kính là bạn đã tạo ra được công đức rồi.

Lợi ích từ việc tích lũy phước đức

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

13. Ăn chay, kiêng sát sanh:

Đây cũng là một cách tạo ra công đức. Nếu như không thể ăn chay trường bạn có thể linh hoạt ăn chay ngày rằm, mồng một, nếu hơn nữa thì ta ăn chay ngày thập trai (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30).

14. Vẽ tranh, ảnh Phật- Bồ Tát :

Bạn không cần phải có năng khiếu, phải vẽ đẹp, bạn chỉ cần thành tâm, dồn hết công sức và niềm tôn kính của mình vào bức tranh là được. Trường hợp không thể vẽ bạn có thể in tranh Phật và tự tay tô điểm, trang trí tranh Phật. Đây cũng là một cách tạo ra công đức lớn không thể tính đếm.

15. Phóng sinh thường xuyên

Nếu không có điều kiện làm hằng ngày thì bạn có thể làm hàng tháng. Lưu ý: Khi chọn mua vật phóng sinh bạn không nên dặn hay đặt trước với người bán, vì như vậy người bán họ sẽ phải gom cho bạn đủ số lượng thì công đức phóng sinh sẽ bị giảm đáng kể. Cách tốt nhất là mỗi ngày đi chợ bạn thấy con vật nào còn sống khỏe thì cứ mua ngẫu nhiên về và phóng sinh. Nên phóng sinh các loài thủy tộc dễ sống như: Lươn, chạch, ốc, ca trê, cá lóc hoặc các loại chim, dế…. Không nên mua các con vật phóng sinh ở gần đền, chùa nơi mà người ta cố tính bán cho người đi chùa phóng sinh, làm như vậy là mình đang tiếp tay cho họ bắt gom động vật cho mình phóng sinh. Công đức của việc phóng sinh thì không thể nghĩ bàn.

16. Ấn tống Kinh sách hàng tháng.

Gieo duyên Phật Pháp cho chúng sinh thì ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau bạn sẽ được người khác giúp đỡ trong tu tập Phật Pháp (được gieo duyên lại….), tăng trí huệ, tăng phước báu vô lượng.Chú ý khi ấn tống Kinh, sách: Phải cho tặng đúng đối tượng, có những ghi chú nhỏ giúp họ cẩn thận hơn trong bảo quản Kinh sách, tránh tình trạng phạm tội khinh nhờn hoặc phỉ báng Kinh Phật.

17. Khuyên bảo người khác niệm Phật, tu tập, khuyên người phóng sinh, làm thiện, sống tốt, khuyên người ăn chay - không sát sinh...

18. Tài thí: Bố thí Từ Thiện ủng hộ tiền bạc, vật chất cho các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, tai nạn, hiến máu….

19. Làm công quả ở chùa, xây dựng chùa, kêu gọi cho nhà chùa.

20. Thực hành bát quan trai

21. Phát Bồ đề tâm

Rải tâm từ bi đến tất cả muôn loài (Để có tâm từ bi thì chúng ta cần quán từ bi hàng ngày).

22.  Thực hành hạnh nhẫn nhục , tu hạnh Quán Âm, hạnh Phổ Hiền, hạnh nguyện Địa Tạng Bồ tát 

23.  Bảo vệ, cứu giúp, bố thí cho chúng sinh.

(Bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người yếu thế, an ủi giúp đỡ người đang gặp khó khăn, sợ hãi, cứu người, cứu vật hoạn nạn…)

Trên đây là một số ít trong vô vàn việc tạo ra công đức mà bạn có thể áp dụng hàng ngày trong cuộc sống. Thực tế thì có rất nhiều cách tạo phước mà không thể kể ra hết trong một bài viết. Quý vị tham khảo và lựa chọn cho mình cách tích phước hành thiện phù hợp,cho bản thân. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Chiếc chăn cũ còn lại

Kiến thức 09:50 16/03/2024

Thuở xưa có một vị tu sĩ nổi danh là thánh thiện, đạo cao đức trọng. Toàn thể vật sở hữu của Ngài trên thế gian này chỉ vỏn vẹn có hai chiếc chăn sờn rách và một cái muỗng dừa dùng để khất thực sống qua ngày.

Đâm lén người khác từ trong tâm

Kiến thức 09:19 16/03/2024

Kiếm sư Yayu Taijima-no-Kami Munenori là một tay kiếm lừng danh của Nhật Bản, ông cũng là một đệ tử của thiền sư Trạch Am (Tabwan).

Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật giáo

Kiến thức 10:22 15/03/2024

Trong đời sống hàng ngày, lời nói trong sự giao tiếp rất quan trọng. Tuy nhiên, lời nói của con người có ảnh hưởng tốt lẫn xấu, vì có lời nói giúp cho mọi người hiểu nhau, hòa hợp được với nhau...nhưng cũng có lời nói làm mất đoàn kết, gây chia rẽ và thù ghét nhau, cho đến sát hại nhau.

Xem thêm