Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/12/2014, 14:49 PM

25 năm ngày đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel hòa bình

Năm nay, cộng đồng người Tây Tạng sẽ tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày đức Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel hòa bình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được trao giải Nobel Hòa bình vì cuộc đấu tranh bất bạo động cho quê hương Tây Tạng
Sự kiện đặc biệt này sẽ được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới để kỷ niệm “Năm 2014, năm của đức Đạt Lai Lạt Ma” (2014 Year of His Holiness the Dalai Lama) từ tháng Sáu đến tháng Mười hai. Chuỗi sự kiện sẽ kết thúc vào ngày 10-12, ngày giải Nobel Hòa bình đã được trao cho đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong tháng Sáu vừa qua, Ngài đã được mời đến Viện Nobel ở Oslo, Na Uy để dự chương trình kỷ niệm 25 năm giải Nobel Hòa bình của Ngài.

Ông Thorbjrn Jagland Chủ tịch Ủy ban Nobel nói rằng: “Ủy ban đã trao giải thưởng Nobel Hòa bình đến đức Đạt Lai Lạt Ma là nhằm ghi nhận những nỗ lực của ngài trong cuộc đấu tranh cho người dân Tây Tạng thông qua bất bạo động và mối quan tâm của ngài đối với môi trường tự nhiên”.

Kashag thay mặt sáu triệu người dân Tây Tạng, trình bày lên đức đức Đạt Lai Lạt Ma sự tôn trọng khiêm tốn nhất và tôn kính sâu sắc. Kashag gửi lời chào thân ái nhất đến với đồng bào Tây Tạng lưu vong trên toàn thế giới, quý thân hữu bạn bè khắp nơi. Hôm nay là kỷ niệm 25 năm ngày đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa bình.

Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Hoa.

Trong quyết định về giải thưởng Nobel Hòa bình, có đoạn viết:

"Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng đức Đạt Lai Lạt Ma với sự đấu tranh tự do cho Tây Tạng, vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Ngài đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1989, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là vì cuộc đấu tranh bất bạo động cho quê hương Tây Tạng". 

Trong lời phát biểu tại buổi lễ nhận giải, Ngài đã nói:

“Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí giúp Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù (The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred). Tôi là một vị tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn không kém. Nhưng từ khi giải Nobel Hòa bình công nhận những cống hiến của tôi cho sự bất bạo động và cho nền hòa bình thế giới, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự”.

Trong suốt 25 năm qua, đức Đạt Lai Lạt Ma đã kiên định tiếp tục duy trì và củng cố những lý tưởng của giải Nobel Hòa bình. Là một vị Tăng phi thường, khiêm tốn và tiếp tục chứng minh cho hàng trăm triệu trái tim, khối óc trên thế giới, một nền hòa bình, phi bạo lực và lòng trắc ẩn của ngọn hải đăng luôn tỏa sáng.

Trong nhiều thập kỷ, Ngài cùng chư tôn đức Tăng già Phật giáo luôn phấn đấu không ngừng để thực hiện ba cam kết chính mình: “Phát huy giá trị cơ bản con người, sự hòa hợp giữa các Tôn giáo, bảo vệ và thúc đẩy các Tôn giáo và Văn hóa Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đi khắp thế giới và các châu lục, với Chủ tịch, Thủ tướng,  lãnh đạo Tôn giáo, các vị Vua chúa, các nhà khoa học, các Viện Nghiên cứu, những người trẻ tuổi, công chúng nói chung.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là cuộc sống và linh hồn của đất nước, của người dân Tây Tạng. Kashang thông báo và kêu gọi tất cả những người Tây Tạng già lớn tuổi, hay tuổi thanh niên, hãy vững niềm tin rằng đức Đạt Lai lạt Ma thứ 14 với trái tim, tầm nhìn và sứ mệnh tuyệt vời mãi mãi cho các thế hệ người Tây Tạng.

Từ năm 1959, xảy ra ở Tây Tạng rất nhiều người dân nổi dậy các cuộc biểu tình để thỉnh nguyện cho nhân quyền và tự do cơ bản. Điều đáng nói là trong năm 2008, các cuộc biểu tình quy mô lan tỏa đến ba khu vực Tây Tạng, điều đó cho thấy tất cả những người Tây Tạng đang liên kết và chia sẻ những khát vọng tương tự. 

Ngày 14 tháng 11 năm nay một vụ tự thiêu vô danh sống sót đã viết trong lời khai của ông: “So với các nước khác, chúng tôi không có tự do tôn giáo, không có tự do ngôn luận, lãnh đạo tinh thần của chúng tôi không thể trở về quê nhà để tiếp tục thực hiện. Tôi không thể chịu đựng sự đau khổ dưới sự gây hấn của Trung Quốc, vì vậy tôi nghĩ rằng phải tự thiêu để phản đối”.

Kashag kỷ niệm 66 năm ngày Quốc tế Nhân quyền, khẳng định vượt qua khó khăn để Trung Quốc thay đổi các Chính sách hiện hành, chấm dứt đàn áp tại Tây Tạng và tôn trọng nhu cầu của người Tây Tạng, là cách duy nhất để chấm dứt tình hình suy thoái ở Tây Tạng.

Nhân dịp cát tường này, chúng tôi vô cùng tri ân sâu sắc đến với nhân dân và Chính phủ Ấn Độ. Dưới sự hỗ trợ liên tục của Ấn Độ đã có những thành tựu đáng kể, để người Tây Tạng tỵ nạn lưu vong xây dựng lại sự gắn kết và cộng đồng vững mạnh. Chúng tôi đặc biệt xin tri ân Chính phủ Ấn Độ năm 2014 công bố gần đây về Chính sách phục hồi chức năng người Tây Tạng. Chúng tôi xin trân trọng tri ân Chính quyền các tiểu bang Ấn Độ, đặc biệt là vị trí Trung tâm Hành chính của người Tây Tạng. Chúng tôi rất cảm ơn khi có cơ hội để tham gia vào tổ chức Dharamsala một vinh quang quốc tế hai ngày của đức Đạt lai Lạt Ma, liên hoan Himalaya.

Cuối cùng, chúng tôi vô cùng biết ơn sâu sắc và lời chúc phúc lành đến quý thân hữu và người dân Tây tạng khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cầu nguyện cho sức khỏe và chúc thọ đức Đạt Lai Lạt Ma, và mong Ngài cùng hội ngộ với đất nước quê hương Tây Tạng.

Trung Tây Tạng Administration Kashag

Thích Vân Phong 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm