Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/12/2021, 15:35 PM

3 bí quyết biến ước mơ thành hiện thực

Ai sống trên đời chẳng có những ước mơ, từ những mong ước bình dị, nhỏ nhoi, đến những hoài bão đại lớn lao, vĩ đại. Nhưng để biến ước mơ trở thành hiện thực lại là một vấn đề về không hề dễ dàng chút nào

 Có một số người nỗ lực rất nhiều và thực hiện được ước mơ của mình. Xong bên cạnh đó đó là rất nhiều người cố gắng thế nào cũng không được, cuối cùng đã phải chôn giấu ước mơ của mình vào trong quên lãng.

Đời là như thế, vậy còn trong Đạo, giáo lý Đạo Phật mênh mông vi diệu, liệu có những phương pháp nào để biến ước mơ của mỗi người thành hiện thực không ?

Tin vui là có. Ngay sau đây, Quang Tử xin phép chia sẻ 3 bí quyết của Đạo Phật giúp bạn có thể chạm tay đến niềm mơ ước của mình.

1. Như ý Bảo Luân Vương Đà La Ni 

Đây là một bài thần chú tương đối ngắn, do Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ dạy trong kinh “Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni Chú”, công năng của thần chú này rất nhiều, nhưng nổi bật nhất chính là biến những điều mong ước thành hiện thực, đúng như tên gọi của thần chú. Nguyên văn trong kinh như sau:

“... Nếu có người trai lành, người nữ thiện, tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ phát tâm mong cầu hiện báo trong đời này thì nên nhất tâm thọ trì chú này. Lúc muốn thọ trì thì chẳng kể ngày tháng, sao, thần, cát hung và tế giới tu riêng, cũng chẳng cần tắm gội và mặc áo sạch, mà chỉ cần nhiếp tâm, miệng tụng chẳng trễ nải, ắt trăm ngàn sự việc nguyện cầu đều thành.”

Và ngay sau đây là thần chú :

Như Ý Bảo Luân Vương Đà Ra Ni

"Na Mô But Đa Da 

Na Mô Đạt Ma Da 

Na Mô xăng Ga Da 

Na Mô A Va Lô Ki Tê Sò Ra Va Da 

Bô Đi Xat Toa Da 

Ma Ha Xat Toa Da 

Ma Ha Ca Ru Ni Ca Da 

Ta Đi A Tha Ôm 

Cha Cờ Ra 

Vạc Ti, Chin Ta Ma Ni 

Ma Ha Pát Ma, Ru Ru 

Ti Sờ Tạ, Gioa La 

A Các Soa Da 

Hum Phát, Soa Ha. 

Ôm Pát Ma, Chin Ta ma ni 

Gioa La Hum.

Ôm Va Ra Đa. Pat Mê Hum."

Vậy trì tụng thần chú này như thế nào để được toại nguyện ? Điển quan trọng nhất chính là cần nhiếp tâm - nghĩa là thật tập trung khi đọc tụng với niềm tin tưởng mạnh mẽ, mỗi ngày nên đọc 108 lần trở lên (ít hơn cũng được, xong tất nhiên như vậy mong ước thành tựu sẽ chậm hơn) rồi hồi hướng công đức cho điều mong cầu. 

Để việc trì tụng thần chú mau chóng đạt được kết quả như mong đợi, yêu cầu người đọc tụng cần có một niềm tin mãnh liệt, không mảy may nghi ngờ.

Để việc trì tụng thần chú mau chóng đạt được kết quả như mong đợi, yêu cầu người đọc tụng cần có một niềm tin mãnh liệt, không mảy may nghi ngờ.

2. Chú đại bi 

Đây tiếp tục là một thần chú do Quán Thế Âm Bồ Tát tuyên thuyết, và có lẽ là thần chú nổi tiếng nhất trong Phật Giáo.

Nói về sự linh ứng của chú Đại Bi, thì đã có quá nhiều câu chuyện từ ngàn xưa đến nay về những trường hợp thoát nạn, khỏi bệnh nhờ trì tụng chú Đại Bi.

Thực ra công năng của chú Đại Bi còn nhiều hơn thế, trên có thể khiến những người tu hành mau chóng đắc Đạo, dưới có thể giúp những người bình thường giải trừ nghiệp chướng, thoát khỏi khó khăn khổ sở. Và đặc biệt, chú Đại Bi cũng có công năng biến mong ước thành hiện thực. Trong kinh Kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Tổng Trì” có đoạn ghi như sau:

“...phàm ai trì tụng Đại Bi thần chú thì sẽ không bị 15 loại chết xấu và sẽ được 15 loại sanh tốt, như là:

1. Mọi nơi sanh ra thường có bậc hiền quân.

2. Thường sanh ở nước lành.

3. Thường gặp thời đại tốt.

4. Thường gặp bậc thiện hữu.

5. Các căn luôn đầy đủ.

6. Đạo tâm thuần thục.

7. Không phạm giới cấm.

8. Quyến thuộc có ân nghĩa và hòa thuận.

9. Tài vật ẩm thực luôn phong phú.

10. Luôn được người khác cung kính trợ giúp.

11. Tài bảo của họ chẳng bị người cướp đoạt.

12. Mọi sự cầu mong đều được toại ý.

13. Trời rồng thiện thần thường hộ vệ.

14. Mọi nơi sanh ra đều thấy Phật nghe pháp.

15. Khi nghe chánh pháp liền liễu ngộ nghĩa thú thâm sâu.

Nếu có người trì tụng Đại Bi thần chú thì sẽ được 15 loại sanh tốt như vậy. Tất cả trời người thường nên tụng trì và chớ sanh lười biếng."

Chúng ta chú ý ở điều số 12 : “ Mọi sự cầu mong đều được toại ý”. Như vậy, người thường đọc tụng chú Đại Bi, nhờ phước báo của việc trì tụng thần chú, bên cạnh việc tiêu nghiệp, tăng trưởng Bồ Đề tâm, cũng tự nhiên khiến người đó đó thường được toại nguyện những mong ước của mình.

Tuy nhiên, việc trì tụng chú Đại Bi có một điều phải lưu ý, được chính Quán Thế Âm Bồ Tát dặn dò trong kinh như sau:

“...tất cả nghiệp ác trọng tội, như là mười nghiệp ác, năm tội ngỗ nghịch, nhục mạ người khác, hủy báng pháp, phạm trai phá giới, hủy hoại chùa tháp, trộm cắp đồ vật của chư tăng, và làm ô uế người tu tịnh hạnh. Hết thảy đều sẽ diệt trừ.

Duy trừ một việc, đó là với thần chú này sanh lòng nghi, thì thậm chí tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng chẳng được diệt mất, hà huống là trọng tội. Mặc dù trọng tội tuy không lập tức diệt trừ nhưng họ vẫn có thể tạo nhân duyên thành Phật về sau."

Như vậy, để việc trì tụng thần chú mau chóng đạt được kết quả như mong đợi, yêu cầu người đọc tụng cần có một niềm tin mãnh liệt, không mảy may nghi ngờ. Cứ kiên trì đọc tụng hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn biến ngày này qua tháng khác mà không mỏi mệt, không dừng lại khởi nghi ngờ " Không biết thần chú này có linh không mà sao mãi chả thấy gì ?", cứ tụng thật nhiều rồi hồi hướng công đức cho điều mong cầu.

Khi chúng ta tạo bất kỳ việc phước thiện nào, rồi hồi hướng công đức vào việc chúng ta mong cầu, thì những điều đó đều sẽ thành hiện thực, không nhanh thì chậm.

Khi chúng ta tạo bất kỳ việc phước thiện nào, rồi hồi hướng công đức vào việc chúng ta mong cầu, thì những điều đó đều sẽ thành hiện thực, không nhanh thì chậm.

3. Mọi việc phước thiện khác 

Thực ra luật nhân quả hết sức linh hoạt, không chỉ máy móc là bố thí thì chỉ được giàu có; hiến máu, phóng sinh thì chỉ được trường thọ, khỏe mạnh; dâng hoa cúng Phật thì chỉ được tướng mạo đẹp đẽ. Thắp đèn cúng Phật thì chỉ được trí tuệ. Không, luật Nhân Quả cực kỳ linh hoạt. Khi chúng ta tạo bất kỳ việc phước thiện nào, rồi hồi hướng công đức vào việc chúng ta mong cầu, thì những điều đó đều sẽ thành hiện thực, không nhanh thì chậm.Có nghĩa là chúng ta có thể làm bất kì việc phước thiện nào tùy ý, rồi hồi hướng cầu cho điều mình muốn.

Như có thể phóng sinh để cầu được trí tuệ, có thể bố thí cúng dường để cầu cho cha mẹ con cái, người thân khỏe mạnh, có thể để cúng dường Phật hoa trái, đèn đuốc... để cầu thi đậu, thăng tiến .v.v... Tùy ý mỗi người có thể thiên biến vạn hóa câu hồi hướng, cầu gì cũng được, miễn là tránh xa những điều bất thiện, hại mình hại người.Vì sao vậy ? Vì những điều bất thiện thì chẳng được chư Phật- Bồ tát tùy hỉ, chẳng được chư vị thiện thần hộ trì, kết cục cuối cùng luôn là gieo gió gặp bão, hứng chịu những quả báo thảm khốc.

Khi một người hiểu đạo nhiều rồi thì cái thôi thúc đầu tiên trong lòng là làm phước. Hiểu đạo sâu chừng nào thì sự thôi thúc lớn chừng ấy, càng ước mơ làm được nhiều việc phúc giúp đời, giúp người.

Khi một người hiểu đạo nhiều rồi thì cái thôi thúc đầu tiên trong lòng là làm phước. Hiểu đạo sâu chừng nào thì sự thôi thúc lớn chừng ấy, càng ước mơ làm được nhiều việc phúc giúp đời, giúp người.

Bí quyết chuyển hoá buồn lo

Tóm lại, để ứng dụng Phật pháp giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, bí quyết của của đạo Phật đơn giản chỉ gói gọn như thế này:Thứ nhất, bạn tạo thật nhiều việc phước thiện, tạo thật nhiều công đức. Và thứ hai, sau đó hồi hướng công đức đó cho điều bạn muốn cầu. Bất kể đối tượng là người, linh hồn, súc sinh … bất kể là cầu gì : cầu khỏi bệnh, cầu trí tuệ, cầu đỗ đạt, cầu sống danh sự nghiệp, cầu cho ai đó siêu thoát .v.v…Cách tạo công đức trong đạo Phật rất nhiều, như niệm Phật, lạy Phật, tụng kinh, trì chú, sám hối, phát nguyện, phóng sinh, ấn tống, làm phước, bố thí, hiến máu, cứu người, xây chùa, đúc tượng .v.v… dù sai khác như vậy xong tất cả đều là Phật dạy, đều tạo ra những công đức, đều có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng, đều đem lại may mắn, và đều có thể biến các mong ước của bạn thành hiện thực.

Vì rằng hoàn cảnh mỗi người khác nhau, căn cơ khác nhau, sở thích khác nhau, nên chia ra nhiều cách thức khác nhau, để mỗi người tự lựa chọn lấy cách thức phù hợp nhất với mình mà áp dụng.Nếu điều kiện tài chính chúng ta có, vậy ta có thể chọn phóng sinh (mua hàng chục kg ốc, lươn, ba ba… thả ra sông, hồ chẳng hạn) hoặc bố thí người nghèo, hoặc cúng dường, xây- đúc –tạc tượng Phật, xây cầu làm đường .v.v…Nếu không có nhiều tiền bạc, để làm những việc như bố thí, phóng sinh.. . nhiều. Không sao, bạn có thể chọn những cách thức chỉ dùng công sức, thời gian như giúp đỡ mọi người, lên chùa công quả, hiến máu .v.v… đặc biệt, các bạn nên tụng kinh ( như kinh Địa Tạng, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Phổ Môn.v.v…) - trì chú (bên cạnh Như Ý Bảo Luân Vương Đà Ra Ni và chú Đại Bi đặc biệt linh nghiệm đã nói ở trên, bạn cũng có thể đọc tụng các thần chú khác để cầu như chú Vãng Sinh, hay chú Diệt Định Nghiệp: “Ôm Pra Ma Ni Đa Ni Xoa Ha”.v.v…). Nếu không biết tìm kinh chú ở đâu, hay thấy việc đó khó quá, phức tạp quá. Không sao, bạn có thể chọn niệm Phật, mỗi ngày bạn niệm một vài ngàn câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, hoặc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, hoặc “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, hoặc “Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát” … niệm danh hiệu vị nào cũng được, cũng đều tốt cả.Bạn có thể chọn một hoặc đồng thời nhiều cách để làm.

Hãy làm thật nhiều hết mức có thể ( ít là không hi họng gì), và xác định là làm đến khi nào có kết quả thì thôi, chứ không có hạn mức nào để dừng lại.Vì nghiệp cũ của mỗi đối tượng khác nhau, nên có việc cần ít phước là thành, xong có việc cần lượng phước rất lớn, và rất lâu sau mới chuyển biến. Nên bạn phải kiên trì, không nên làm được một thời gian không thấy chuyển biến gì là bỏ giữa chừng.Cùng để cầu một việc tương tự, người này tạo công đức vài hôm là có kết quả, nhưng người khác cả năm, hoặc lâu hơn, nhiều năm mới có kết quả, đó là chuyện thường gặp, vì sức tu mỗi người khác nhau.Giống như cùng một chặng đường từ Sài Gòn ra Hà Nội, máy bay chỉ mất 2 tiếng, còn ô tô mất 2 ngày, đi bộ mất 2 tháng… đó là chuyện bình thường. Người đi bộ không nên đi 2 tiếng, 2 ngày… không thấy tới nơi mà cho là đi sai đường, đơn giản là chưa đủ, cần kiên trì tiếp thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm