Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/03/2021, 10:20 AM

Bí quyết đối trị tâm vọng tưởng dành cho người mới hành thiền

Dòng tâm của chúng ta như một dòng nước, cứ trôi liên tục, miên man. Thiền định có nghĩa là làm lắng cái dòng trôi chảy này xuống. Cách thức tốt nhất là bạn đừng nên quá căng thẳng, song cũng không nên quá buông lung.

Đừng bắt mình căng thẳng quá mức giống như đôi khi bạn phải tập trung quá độ, cố gắng quá độ đến mức thành đau đầu. Bạn chỉ cần tập trung vào một chỗ, nhất là những khi mình ngồi đây và tâm vọng tưởng lang thang khắp mọi nơi. Ngài Gyalwa Dokhampa dạy rằng thiền định phải giống như căng dây đàn, không được quá căng cũng không được quá chùng.

Điều này cần phải được duy trì, nhưng những hành giả mới bắt đầu hành thiền thì khó có thể trì giữ được trạng thái định tâm. Vì vậy khi tâm của bạn bắt đầu bị mất tập trung, bạn cần phải níu giữ tâm lại, kéo nó quay trở lại đề mục thiền. Dần dần quãng thời gian bạn an trụ trong trạng thái định tâm sẽ kéo dài ra. Đó là nguyên lý của pháp thực hành thiền định.

Khi thực hành thiền định, chướng ngại, khó khăn lớn nhất là vọng tưởng. Tư tưởng của chúng ta có thói quen hoạt động, cho nên nó luôn làm việc ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.  Tâm của chúng ta quen với việc tha hồ vọng động mà mình không kiểm soát được. Vì vậy, tập thiền giống như việc chúng ta dùng một cái trụ để trói cái tâm mình lại. Trụ như vậy dần dần mới có định, rồi mới phát tuệ; khi có định rồi, tâm nó trụ rồi tuệ mới sáng. Giống như mặt nước đang bị khuấy động, chúng ta không nhìn thấy gì dưới đáy hồ. Tương tự như vậy, khi tâm chúng ta tĩnh lặng, tất cả mọi cái đều lắng xuống thì lúc đó mới phát được tuệ.

Thực hành thiền định

Những chướng ngại trong khi hành thiền

Tư thế ngồi thiền nào giúp định tâm hiệu quả?

Tư thế ngồi thiền cũng là một yếu tố quan trọng. Trong thực hành yoga, bạn được dạy rằng khi tư thế của thân chuẩn xác thì hệ thống kinh mạch cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng, điều đó cho phép hơi thở dễ dàng lưu chuyển trong cơ thể, nhờ vậy mà tâm trở nên an ổn và sáng suốt hơn.

Bạn hãy giữ lưng thật thẳng, vai thả lỏng mềm mại chứ không gồng cứng. Nhiều người ngồi thiền người cứng như khúc gỗ, đẩy tới đẩy lui cũng không được, như vậy là không đúng. Tư thế ngồi thiền đúng mang lại cho bạn cảm giác rất thư giãn Bạn luôn chú ý rằng xương sống ở đoạn hông rất dễ cong mà bạn không nhận ra. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra xương sống của mình. Kinh mạch trung ương nằm theo đường trạch của xương sống. Đó là kinh mạch của trí tuệ. Nếu ngồi xương sống cong thì khí sẽ bị trệ, tắc ở những chỗ bị cong, nên không phát được tuệ.

Nếu bạn không ngồi được tư thế kiết già mà phải ngồi trên ghế thì cũng cố gắng thẳng lưng. Nhưng tư thế kiết già là tư thế tốt nhất bởi đó là tư thế kết hợp hài hòa giữa hai nguồn năng lượng âm dương. Cơ thể của mỗi người, nửa bên phải là phần dương, nửa bên trái là phần âm, hay là Từ bi và Trí tuệ. Bởi vậy, đó là tư thế tốt nhất khi thực hành thiền định, giống như Đức Phật Thích Ca đã ngồi dưới gốc cây Bồ đề chứng đạt giác ngộ.

Bạn cũng không nên ép hơi thở hay cố kéo dài hơi thở. Nếu cố kéo dài hơi thở, bạn sẽ có cảm giác tức ngực hay khó thở. Bạn hãy để hơi thở một cách tự nhiên, không kiểm soát cũng không ép.

thực hành thiền  1

Hành thiền giúp thanh lọc tâm

Tư thế 7 điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:

1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.

2. Lưng thẳng.

3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.

4. Cổ hơi cúi về phía trước.

5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.

6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.

7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm