4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo
Lễ Phật thành đạo là dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, mang giáo Pháp bất tử tuyên dương khắp thế gian, làm hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh, mở ra con đường giải thoát luân hồi sinh tử.
"Đêm trăng tròn ánh sao mai vừa điểm
Cây Bồ Đề rực rỡ ánh hào quang
Khắp nơi nơi ngào ngạt tỏa thiên hương
Nhạc thành đạo cả bầu trời vang động
Sáu ngã luân hồi vui không xiết kể
Mười phương hướng về chào đón Thế Tôn
Hoa Từ Bi lòng người đều bừng nở”.
Lễ Phật thành đạo là một trong những đại lễ hết sức quan trọng với người con Phật không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đây là dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, mang giáo Pháp bất tử tuyên dương khắp thế gian, làm hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh, mở ra con đường giải thoát luân hồi sinh tử.
Nhân kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo, PL 2564 - DL 2021, kính mời quý Phật tử và nhân dân thập phương cùng tìm hiểu những sự kiện đặc biệt trước khi Ngài thành đạo qua bài viết dưới đây!
Sự kiện 1: Bát cháo sữa của nàng Sujata
Sau 5 năm tầm sư học đạo, dù đã học hết kiến thức và tu tập khổ luyện theo những vị thầy danh tiếng nhưng Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau này) vẫn chưa thấy thỏa mãn, chưa thấy giác ngộ, chưa thấy được chân lý tuyệt đối. Ngài từ biệt tất cả các vị thầy trước đó và tu theo lối khổ hạnh cùng 5 anh em Kiều Trần Như. Có những thời kỳ, Thái tử chỉ ăn ngày một hạt đậu, một hạt vừng hay hạt lạc. Cho nên thân thể Ngài trở nên gầy gò, hốc mắt trũng sâu, hoáy vào như hai cái giếng. Ép xác khổ hạnh như vậy, Ngài thấy không sáng kiến ra được chân lý mà lại thấy cơ thể mệt mỏi.
Một hôm, khi cơ thể đã kiệt sức, Ngài ngã quỵ bên gốc cây gần dòng sông Ni Liên Thiền. Lúc ấy, có cô gái tên là Sujata mang lễ vật đến tạ Thần cây đã giúp cho cô được toại ý nguyện. Khi Sujata thấy Ngài nằm gục bên gốc cây, thân mình xương xẩu, cô nghĩ Ngài là ông Thần cây hiện ra nên đã dâng cháo sữa, các thứ vật thực lên cúng dường Ngài.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ngài nhờ thọ bát cháo sữa mà khỏe trở lại; lúc đó Ngài cận kề cái chết rồi. Từ một Thái tử rất vạm vỡ, trai tráng mà cuối cùng trở thành một bộ xương thì chúng ta thấy Ngài khổ hạnh như thế nào”.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ thêm: “Sau khi thọ bát cháo sữa thì cơ thể bắt đầu nhuận trở lại, có sức lực và từ đó Ngài bắt đầu biết: khổ hạnh cực đoan là không giải quyết được vấn đề gì, không thể đi đến giác ngộ trong một thân thể tiều tụy, bệnh hoạn thế này. Phải là một thân thể khỏe mạnh, lành mạnh mới có thể đi đến giác ngộ được. Và từ đó, Ngài phát minh ra con đường trung đạo trong việc tu tập để đạt được giác ngộ”.
Sự kiện 2: Chiếc bát vàng trôi ngược dòng sông
Sau khi thọ xong bát sữa, Thái tử đến bên bờ sông Ni Liên Thiền, thả chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên Thiền phát nguyện: “Ta nguyện đạt được giác ngộ rốt ráo, nếu lời nguyện của ta thành sự thật thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng”. Khi lời nguyện vừa dứt, một luồng nước xoáy đã làm cho chiếc bát trôi ngược dòng.
Thành đạo, Thế Tôn xuất hiện ở đời
Sau đó, Ngài quay về cội cây bên dòng sông Ni Liên Thiền mà lịch sử ghi lại là cây Bồ đề, Ngài phát nguyện: “Ta sẽ nguyện ngồi tu dưới gốc cây này, nếu không đạt đạo, thì dù xương tan, thịt nát cũng không rời khỏi cội cây này”. Nói xong, Ngài ngồi thiền trong tư thế kiết già, nhập định suốt 49 ngày đêm.
Sự kiện 3: 5 đại giấc mơ trước khi Đức Phật thành đạo
Sau khi từ bỏ lối tu khổ hạnh và đi theo lộ trình con đường trung đạo, Ngài an trú trong thiền định. Một đêm, Ngài đã nằm mộng năm giấc mơ. Như trong bài giảng “5 giấc mơ Thái tử Tất Đạt Đa mơ trước khi thành Phật”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã chia sẻ: “Loài người có giấc mơ và Thầy nghĩ chư Thiên, chư Thần, các vị Bồ Tát cũng có giấc mơ. Trong kinh có kể câu chuyện Thái tử Tất Đạt Đa trước khi đắc đạo thành Phật thì Ngài cũng có 5 giấc mộng. Khi ấy, Ngài cũng chưa lý giải được 5 giấc mơ này nhưng sau khi tu đắc đạo thì Ngài biết 5 giấc mơ đấy là điềm báo”.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ 5 giấc mơ mà Đức Phật đã thuyết giảng trong kinh điển như sau:
- Giấc mơ thứ nhất: Ngài chiêm bao thấy mình đang nằm trong tư thế: đầu gối lên dãy Himalaya, tay phải đặt về biển Tây, tay trái gác về biển Đông, hai chân thì đạp về phía biển Nam. Thân của Ngài nằm lớn trên toàn địa cầu này. Ngài lý giải giấc mơ này là dấu hiệu báo Ngài sẽ thành tựu bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác trên toàn các cõi.
- Giấc mơ thứ hai: Ngài lại thấy giữa rốn của Ngài mọc lên một cái cây lớn lên tận trên trời. Đây báo hiệu Ngài là người duy nhất tìm ra con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sinh, cho tất cả nhân thiên muôn loài.
Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)
- Giấc mơ thứ ba: Ngài nằm mơ thấy bốn phương có bốn đàn chim bay về, mỗi đàn chim một màu sắc khác nhau: màu đen, màu xám, màu vàng, màu đỏ. Chúng đều bay về phía Ngài, đậu vào chân Ngài và tất cả đều biến thành một màu trắng. Điều này nói tất cả các giai cấp sẽ quy hướng Ngài. Và trong tất cả các giai cấp đều sẽ có những người xuất gia tu hành với Ngài và thành tựu giác ngộ.
- Giấc mơ thứ tư: Ngài nằm mơ thấy rất nhiều những con giun màu trắng bò đầy lên bàn chân và lên tận đầu gối Ngài. Rất lạ! Ngài nói là sau này sẽ xuất hiện rất nhiều các vị cư sĩ. Chúng ta vẫn gọi cư sĩ là người áo trắng – những con giun trắng. Những người này sẽ tin kính và hộ trì cho Phật Pháp, cho giáo Pháp của Ngài.
- Giấc mơ thứ năm: Ngài nằm mơ thấy mình đi trên đỉnh núi mà phía dưới toàn những đồ rất nhơ nhớp nhưng chân của Ngài đặc biệt không dính một chút nhơ nào. Giấc mơ này báo hiệu Ngài sẽ nhận sự tôn kính của tất cả thế gian nhưng Ngài không vướng mắc, không dính vào tất cả những sự tôn kính ấy, không vướng mắc vào những danh lợi ấy.
Sự kiện 4: Thiên Ma Ba Tuần đem quân đánh phá trong đêm thiền định thứ 49 của Ngài
Trong lịch sử Phật giáo, Thiên Ma Ba Tuần được biết đến là vua cõi Trời Tha Hóa Tự Tại là tầng trời cao nhất của cõi Trời Dục giới.
Như chúng ta đã biết, vào đêm thứ 49 khi Thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền định dưới cội Bồ đề, Thiên Ma Ba Tuần đã đến quấy phá để cản trở Ngài đạt đạo. Thiên Ma cho hiện ra các cảnh ngũ dục để khiến cho Thái tử khởi lên niệm ham muốn, ưa thích. Khi ấy, Ngài đã chiến đấu với cái tâm ham muốn đó và Ngài đã không bị dính mắc một chút nào.
Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'
Không những vậy, Ma Vương còn cho con gái của mình hiện đến hình nữ sắc rất đẹp và khi ấy Đức Phật tuyên bố với Ma Vương rằng Ngài đã từ bỏ sắc dục. Bởi Ngài biết điều đó sẽ mang đến đau khổ. Từ đó cho đến giây phút Ngài chứng đạo, Ngài tuyên bố: Ái là khổ, tham tài là khổ, tham sắc, tham danh là khổ. Không phải Ngài từ bỏ mà Ngài tuyên bố rằng Ngài đã rời xa các dục. Và Ngài tuyên bố chứng đạo chỉ trong sát na.
Cuối cùng, vào lúc bình minh khi sao Mai vừa mọc, Ngài phá tan được màn vô minh, giác ngộ Tứ diệu đế, chứng đạt Tam minh, chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Kể từ khi Đức Phật thành đạo, giáo Pháp bất tử của Ngài đã được tuyên dương ở khắp thế gian.
Chúng ta vinh dự là đệ tử của Ngài, được học và thực hành giáo Pháp của Ngài để làm lợi mình, lợi người, lợi ích cho khắp pháp giới chúng sinh!
Mong rằng, từ bài viết này, quý vị hiểu thêm về cuộc đời Ngài và càng thêm tôn kính Ngài đã vì lợi ích chúng sinh mà vượt qua bao chướng ngại thử thách. Chúc quý vị luôn tinh tấn tu hành, kiên định bước theo con đường Ngài đã chỉ dạy để gặt được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại
Đức Phật 11:05 28/10/2024Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Đức Phật 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Những đức tánh của Phật
Đức Phật 17:40 02/10/2024Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.
Bốn loại biện tài của Phật
Đức Phật 11:20 24/09/2024Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.
Xem thêm