Thứ năm, 25/06/2020, 12:00 PM

4 thánh tích nổi tiếng của Phật giáo

Tại Nepal và Ấn Độ, vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển và thành Câu Thi Na được coi là những thánh tích nổi tiếng gắn với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

 Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?

Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật đản sinh

Lâm Tỳ Ni hay Lumbini nằm ở vùng đồng bằng Terai, miền nam Nepal là một trong bốn thánh tích Phật giáo quan trọng nhất. Nơi đây từng bị lãng quên cho tới năm 1896, khi các nhà khảo cổ học phát hiện trụ đá của vua Mauryan Asoka (vua A Dục), có nguồn gốc từ năm 249 TCN. Trên đó có ghi sắc lệnh, cho biết đây là nơi hoàng hậu Maya Devi sinh thái tử Siddhartha Gautama (thái tử Tất Đạt Đa) năm 623 TCN. 

Bể Shakya

Bể Shakya

Khu di tích bao gồm bể Shakya, đền thờ hoàng hậu Maya Devi, cột trụ vua A Dục làm bằng đá sa thạch. Ngoài ra còn có tự viện viharas và phần còn lại của bảo tháp Phật giáo có nguồn gốc từ thế kỷ 3 TCN.

Ngày nay, Lâm Tỳ Ni là một trong bốn trung tâm hành hương của Phật giáo, được mệnh danh là Tứ thánh địa. Năm 1997, UNESCO đã công nhận nơi đây là di sản văn hóa thế giới.

8 nhân duyên hội đủ để Đức Phật đản sinh

Đền thờ hoàng hậu Maya Devi. Ảnh: Shutterstock/Angela Meier.

Đền thờ hoàng hậu Maya Devi. Ảnh: Shutterstock/Angela Meier.

Bên cạnh trụ đá vua A Dục là đền thờ hoàng hậu Maya Devi. Ngôi đền được xây dựng lại với 4 bức tường trắng, nhằm bảo tồn di tích đã được khai quật. Vào bên trong, du khách có thể chiêm ngưỡng bức phù điêu mô tả sự kiện hoàng hậu hạ sinh thái tử hay phiến đá có in dấu chân nhỏ, được khắc bởi vua A Dục, để đánh dấu nơi đản sinh của Phật.

Quần thể đền Mahabodhi rộng 4,8 ha

Quần thể đền Mahabodhi rộng 4,8 ha

Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo

Quần thể đền Mahabodhi rộng 4,8 ha, thuộc thị trấn Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), bang Bihar, Ấn Độ là nơi Đức Phật đạt giác ngộ. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng bởi vua A Dục vào thế kỷ 3 TCN và những ngôi đền hiện tại có nguồn gốc từ thế kỷ 5, 6. Đây là một trong những công trình Phật giáo đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, vẫn được bảo tồn cho tới ngày nay.

Cội bồ đề nơi Đức Phật thành đạo

Cội bồ đề nơi Đức Phật thành đạo

Quần thể đền hiện còn có Kim cương tòa, Cội bồ đề nơi Đức Phật thành đạo. Trên ảnh là Cội bồ đề, nằm ở phía tây của đền chính. Đây là nơi thái tử Tất Đạt Đa thiền tọa, tu khổ hạnh và đạt giác ngộ, trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cây bồ đề ngày nay không phải cây gốc từ thời Phật thành đạo.

Bên cạnh cây bồ đề là ngai kim cương, bao quanh bởi hàng rào đá sa thạch được xây dựng lần đầu bởi vua A Dục, đánh dấu nơi Phật ngồi và thiền định. Ngày nay, chỉ còn lại vài cột trụ của hàng rào còn sót lại. Trên đó là những hình chạm khắc mặt người, động vật và các chi tiết trang trí.

Nói không với rác thải nhựa tại Bồ Đề Đạo Tràng

Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên

Sarnath hay vườn Lộc Uyển, cách thành phố Varanasi, Ấn Độ khoảng 10 km là nơi Đức Phật giảng pháp. Trước đây, khu vườn có tên gọi là Mrigadava, có nghĩa là vườn nai. Theo điển tích, sau khi giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 vị tỳ kheo, Đức Phật đã ở lại tịnh xá trong vườn Lộc Uyển vào mùa mưa. Nơi đây cũng gắn liền với tích 60 vị tăng gia du hành khắp nơi để giảng Phật pháp và đắc quả A la hán. 

Ngày nay, các tòa nhà cổ và công trình ở khu vườn đã bị hư hại.

Ngày nay, các tòa nhà cổ và công trình ở khu vườn đã bị hư hại.

Ngày nay, các tòa nhà cổ và công trình ở khu vườn đã bị hư hại. Tuy nhiên vẫn còn lại di tích của tháp Dhamek; tháp Dharmarajika được dựng bởi vua A Dục hay tháp Chaukhandi, nơi Đức Phật gặp các đệ tử đầu tiên của mình. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham quan di tích tịnh xá Mulagandhakuti, trụ đá vua A Dục và cây bồ đề chiết nhánh từ Bồ Đề Đạo Tràng.

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết bàn

Câu Thi Na hay thánh tích Kushinagar tọa lạc tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật nhập diệt dưới tàng cây sa la. Cũng giống như 3 thánh tích khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật, Câu Thi Na từng là thánh địa để các Phật tử về chiêm bái. Nơi đây đã tồn tại hàng nghìn tự viện, bảo tháp có từ thế kỷ thứ 3 - 5. Sau khi khai quật lại vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ đã phát hiện những mảnh vỡ của tượng Phật, các cột trụ và bia ký.

Trong ảnh là đền Mahaparinirvana, được xây dựng lại trên những tàn tích cổ xưa của bảo tháp với tượng Phật nằm, có nguồn gốc từ thế kỷ 5.

Nhà sư đang thiền định dưới bảo tháp Ramabhar.

Nhà sư đang thiền định dưới bảo tháp Ramabhar.

Nhà sư đang thiền định dưới bảo tháp Ramabhar. Theo điển tích, đây là nơi Đức Phật được hỏa táng.

Câu Thi Na: Nơi Đức Phật nhập niết bàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thầy của chúng ta, Phật Thích Ca

Đức Phật 09:30 04/01/2025

Chúng ta đây, mỗi người đều có sẵn cái gốc lành, cái quả Phật. Vậy chúng ta hãy tập ăn ở cho lành, làm việc phước thiện, siêng năng đọc tụng kinh sách, và chúng ta hãy thường tưởng Phật, chiêm nghiệm, suy nghĩ, tham thiền để mau mở thông cái quả Phật ấy nơi ta.

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Đức Phật 09:18 29/12/2024

Sự thành đạo của Đức Phật ngày đó là một kết quả thành tựu do đã trải qua hằng sa vô số kiếp Đức Phật không ngừng tu tập hạnh Bồ tát “Vì xót thương chúng sinh".

49 năm đức Phật thuyết pháp hay im lặng?

Đức Phật 15:08 26/12/2024

Sự xuất hiện của đức Phật nhằm thức tỉnh con người hướng đến mục tiêu giác ngộ về sự thật của cuộc đời và vượt lên trên cuộc đời để giải phóng con người thoát khỏi những tối tăm, chìm đắm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời.

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Xem thêm