Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/08/2019, 16:27 PM

5 bài học đầu tiên khi tìm hiểu đạo Phật

Đến với đạo Phật, tìm hiểu đạo Phật, không những chúng ta được học về cách đối nhân xử thế sao cho hợp luân lý mà bên cạnh đó còn có những bài học quý giá có khả năng giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và thay đổi cuộc sống trở nên tốt đẹp nhất.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Dưới đây là 5 bài học đầu tiên mà mỗi người khi tìm hiểu về đạo Phật sẽ hiểu được: 

1. Bài học về lòng hiếu thảo

Người Phật tử lấy Hiếu đạo làm đầu, khi học Phật, lòng hiếu kính sẽ được nhắc đến rất nhiều lần, không chỉ riêng với Cha Mẹ mà còn đối với ông bà, thầy cô… người đã sinh thành nuôi dưỡng, chỉ dạy ta những bài học từ thuở còn nhỏ. Biết bao công ơn to lớn như trời biển mà ta khó có thể đáp đền. Vì vậy, lòng hiếu thảo là bài học đạo đức rất quan trọng đối với tất cả chúng ta dù có là người con Phật hay không.

Người Phật tử lấy Hiếu đạo làm đầu, khi học Phật, lòng hiếu kính sẽ được nhắc đến rất nhiều lần, không chỉ riêng với Cha Mẹ mà còn đối với ông bà, thầy cô… người đã sinh thành nuôi dưỡng, chỉ dạy ta những bài học từ thuở còn nhỏ. Ảnh minh họa

Người Phật tử lấy Hiếu đạo làm đầu, khi học Phật, lòng hiếu kính sẽ được nhắc đến rất nhiều lần, không chỉ riêng với Cha Mẹ mà còn đối với ông bà, thầy cô… người đã sinh thành nuôi dưỡng, chỉ dạy ta những bài học từ thuở còn nhỏ. Ảnh minh họa

2. Bài học về sự vô thường

Khi đi vào tìm hiểu đạo Phật, thì chúng ta sẽ biết đến nguyên lý vô thường. Đức Phật dạy rằng, trong vũ trụ này không có gì là tồn tại mãi mãi, tất cả luôn trong trạng thái biến đổi. Con người cũng vậy, thân thể theo thời gian đều biến đổi theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử, cảm xúc của ta cũng vậy. Khi học Phật ta sẽ hiểu rõ hơn để biết trân quý những gì ta đang có.

3. Bài học về lòng từ bi

Bài liên quan

Tam độc Tham – Sân - Si gây hại cho con người và muôn loài, nhận thức được điều đó, Đức Phật dạy chúng ta cần phải nuôi dưỡng lòng từ bi để mang lại hạnh phúc cho chính bản thân và tất thảy chúng sinh xung quanh ta. Lòng từ bi mang ý nghĩa là tình yêu thương chân thật, không đòi hỏi, không vì vụ lợi. Người có tâm từ bi càng lớn thì họ càng dễ tha thứ và tạo điều kiện người khác có cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm gây ra. Họ không vụ lợi cá nhân mà ngược lại, họ luôn suy nghĩ và đặt lợi ích của người khác, của tập thể lên hàng đầu. Họ biết trân trọng từng giây phút hiện tại và buông bỏ những những vướn mắc của quá khứ đề sống một cuộc sống an nhiên, tự tại. Khi học Phật, chúng ta có thể để nhận diện, khám phá ra được tam độc Tham – Sân – Si, những hạt giống dẫn đến khổ đau trong ta. Để rồi ta biết hạn chế, chế ngự được những hạt giống xấu mà nuôi dưỡng hạt giống tốt đẹp trong ta.

Tam độc Tham – Sân - Si gây hại cho con người và muôn loài, nhận thức được điều đó, Đức Phật dạy chúng ta cần phải nuôi dưỡng lòng từ bi để mang lại hạnh phúc cho chính bản thân và tất thảy chúng sinh xung quanh ta. Ảnh: Minh họa

Tam độc Tham – Sân - Si gây hại cho con người và muôn loài, nhận thức được điều đó, Đức Phật dạy chúng ta cần phải nuôi dưỡng lòng từ bi để mang lại hạnh phúc cho chính bản thân và tất thảy chúng sinh xung quanh ta. Ảnh: Minh họa

4. Bài học về sự khổ

Chúng ta có thể biết được nhiều chân lý bất di bất dịch trong cuộc sống khi tìm hiểu và học tập theo giáo lý nhà Phật. Một trong những bài học cơ bản rất quan trọng mà Đức Phật dạy hàng Phật tử chúng ta là bài học về “Tứ Diệu đế”. Tứ Diệu đế là bốn điều luôn luôn đúng, không ai chối cãi được. Bốn đế lý ấy chính là: Khổ đế (sự khổ ở đời) – Tập đế (nguyên nhân sự khổ) – Diệt đế (sự khổ bị tiêu diệt) – Đạo Đế (phương pháp đoạn trừ nguyên nhân đau khổ). Chúng ta nghĩ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tiền tiêu sài thì là khổ, nhưng trong giáo lý nhà Phật còn chỉ cho bạn nhiều thứ khác cũng mang đến khổ đau như:

Bài liên quan

Sinh khổ: Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.

Lão khổ: Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc… nên đó là khổ.

Bệnh khổ: Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.

Tử khổ: Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau lòng. Đó là khổ.

Ái biệt ly khổ: Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ.

Sở cầu bất đắc khổ: Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân. Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.

Oán tăng hội khổ: Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.

Ngũ uẩn khổ: Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.

Từ giáo lý của nhà Phật mà mỗi chúng ta có thể nhận diện được bản chất của cuộc sống và lựa chon cách sống tốt nhất mang đến lợi lạc cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Một trong những bài học cơ bản rất quan trọng mà Đức Phật dạy hàng Phật tử chúng ta là bài học về “Tứ Diệu đế”. Ảnh minh họa

Một trong những bài học cơ bản rất quan trọng mà Đức Phật dạy hàng Phật tử chúng ta là bài học về “Tứ Diệu đế”. Ảnh minh họa

5. Bài học về Nhân – Quả

Để có được một tấm bằng đại học, ta cần siêng năng, chăm chỉ học bài. Ở đây nhân là sự cần cù , trau dồi kiến thức, quả là tấm bằng đại học… Trong cuộc sống, mọi sự vật – hiện tượng đều có nhân - quả của nó, không có bất cứ thứ gì tự nhiên mà có được. Đủ nhân, đủ duyên ắt hiện; hết nhân, hết duyên tự khắc biến đi. Đức Phật có nói: “muốn biết nhân đời trước, xem hưởng quả đời này. Muốn biết quả tương lai, xét nhân gieo hiện tại”. Học Phật, ta sẽ hiểu rõ được nhân - quả trong cuộc sống. Người nắm được luật nhân quả là người sống rất tốt. Họ luôn quán chiếu mọi hành động, việc làm của mình vì họ biết rằng gieo nhân tốt , gặp quả tốt và ngược lại, gieo nhân xấu, ắt gặp quả không lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Tội là gì?

Kiến thức 07:57 26/04/2024

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Xem thêm