Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/03/2019, 14:26 PM

Tinh tấn trong đạo Phật khác với nỗ lực, cố gắng của thế gian

Là Phật tử chắc hẳn chúng ta còn nhớ bài thơ "Vãn xuân" của Sơ Tổ Trúc Lâm. Nếu đọc và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy bài thơ toát lên hai ý: một là Tổ nói về nét xuân bên ngoài và mùa xuân miên viễn trong lòng người. Đó là sức xuân trường tồn khi con người tu đạt đạo Giác ngộ-giải thoát.

Bài thơ của Tổ vẻn vẹn chỉ có 4 câu:

"Thủa bé chưa từng rõ sắc không

Xuân về hoa nở rộ trong lòng

Chúa xuân nay bị Ta khám phá

Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng".

Với 4 câu thơ thôi, nhưng nội dung ý nghĩa Tổ dạy rất sâu sắc. Vậy, sâu sắc ở chỗ nào? Nếu đọc và suy ngẫm chúng ta sẽ thấy bài thơ toát lên hai ý: một là Tổ nói về nét xuân bên ngoài (tức xuân sinh diệt theo vô thường thế gian); và ý tiếp theo Tổ nói đến một mùa xuân miên viễn trong lòng người tu. Đó là sức xuân trường tồn khi con người tu đạt đạo Giác ngộ-giải thoát.

Bài thơ 4 câu, 2 câu đầu nói về thời niên thiếu; 2 câu sau (cũng là ý kết của bài thơ) Tổ nhấn mạnh và nói rõ: Chúa xuân nay bị Ta khám phá! Vậy, khám phá cái gì? Tổ đã khám phá ra cái vô thường sinh diệt, để thấy cái Chân thường hằng hữu mà it người trong chúng ta thấy được.

Không phải là người sành về thơ phú, nên không dám luận bàn sâu bài thơ này, lòng chỉ trộm nghĩ, Tổ dạy chúng ta là người tu Phật phải Tinh-tấn tu trì để dẹp bỏ cái xấu, ác (tham, sân, si) hướng tới lộ trình giác ngộ giải thoát (lộ trình này không phải chỉ một đời tu mà được) mà phải tinh tấn lâu dài mới liễu ngộ được vấn đề sinh tử khổ đau của kiếp luân hồi.

Người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua biển rộng mà chẳng có thuyền bè. Bao nhiêu những đức tính quý báu như: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình-đẳng, Lợi-tha...sẽ trở thành những tiếng nói suông, không có tác dụng gì, nếu thiếu tinh tấn. Cho nên lời dặn cuối cùng của Đức Phật Thích Ca với các đệ tử, trước khi từ giã cõi đời để nhập Niết-bàn Ngài nói:

Người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua biển rộng mà chẳng có thuyền bè. Bao nhiêu những đức tính quý báu như: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình-đẳng, Lợi-tha...sẽ trở thành những tiếng nói suông, không có tác dụng gì, nếu thiếu tinh tấn. Cho nên lời dặn cuối cùng của Đức Phật Thích Ca với các đệ tử, trước khi từ giã cõi đời để nhập Niết-bàn Ngài nói: "Hỡi các đệ tử! Hãy tinh-tấn lên để được giải thoát".

Bài liên quan

Vậy, Tinh tấn khác với nỗ lực, cố gắng, siêng năng của thế gian ở chỗ nào?

Theo Tổ thầy dạy: Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp, Tấn là đi tới không thoái lui.

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp, đó là mục đích giải thoát chứ không phải siêng năng, chuyên cần trong mục đích thiếu tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ.

Người học sinh chuyên cần học hành thi đỗ, để có chức cao, quyền quý, vợ đẹp, hưởng lộc nhiều, như thế không gọi được là tinh tấn. Người trọc phú mê mải làm giầu, để thu lợi nhiều về cho mình, như thế không gọi được là tinh tấn. Chàng trai si tình, chuyên tâm làm những việc kinh thiên động địa với mục đích để được lòng người yêu, như thế không phải là tinh tấn. Và một số các việc tương tự có tính "bản ngã" ích kỷ như nêu ở trên, như thế đều không được gọi là tinh tấn.

Tính chất của tinh tấn trong đạo Phật được hiểu như dưới đây:

1-  Tinh tấn đàn áp những điều ác độc chưa sinh:

- Những điều ác còn tiềm phục trong ta, ta đừng cho chúng phát sinh ra. Chẳng hạn từ trước đến nay ta chưa bao giờ trộm cướp, gian tham, cờ bạc, rượu chè, thì từ nay về sau, ta phải tinh-tấn giữ gìn cho những hành động xấu xa ấy cũng không bao giờ phát sinh.

2-  Tinh tấn diệt trừ những điều ác đã phát sinh:

- Như khi ta đã lỡ tạo điều ác, trộm cướp, dâm dật, rượu chè ...ta phải siêng năng quyết tâm trừ bỏ, đừng cho chúng tiếp tục nữa.

3-  Tinh tấn làm phát sinh những việc lành chưa phát sinh:

- Như từ trước đến nay, ta chưa giúp đỡ người nghèo khổ, chưa bênh vực kẻ yếu hèn, chưa đi chùa lễ Phật, bây giờ ta quyết tâm thực hiện những điều ấy.

4-  Tinh tấn làm tăng trưởng những việc lành đã phát sinh:

- Như từ trước đến nay ta đã giúp đỡ người nghèo khổ, đã bênh vực kẻ yếu hèn, đi chùa lễ Phật, tu tâm dưỡng tánh, bây giờ ta tiếp tục làm những công việc tốt đẹp ấy nhiều hơn nữa.

Tóm lại, tinh tấn là siêng năng, chăm chú, cố gắng không dừng nghỉ trong công việc diệt trừ, chặn đứng cái xấu, cái ác, và làm phát sinh, tăng trưởng cái đẹp, cái thiện, với mục đích cuối cùng là sự giải thoát hoàn toàn.

Công năng của tinh tấn

Tinh tấn là một động lục mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên con đường thiện. Không có tinh tấn thì dù có sáng suốt bao nhiêu, có dự định bao nhiêu công trình tốt đẹp, ta cũng không làm được việc gì có ích lợi cho đời ta và cho xã hội. Tinh tấn như dầu xăng trong bộ máy xe hơi. Máy dù tốt, người lái dù giỏi, mà không có xăng, chiếc xe hơi vẫn nằm ỳ một chỗ.

Những bậc vĩ nhân, những đấng cứu thế, danh lưu muôn thủa cũng nhờ luôn luôn tinh tấn, với một ý chí dũng mãnh, quyết tâm giúp ích cho đời. Thất bại không làm cho họ ngã lòng. Trở ngại không làm cho họ thối chí. Nhờ tinh tấn, họ đã chiến thắng tất cả, từ ngoại cảnh đến nội tâm, họ đã đạt được những nguyện ước tốt đẹp, cao quý nhất của nhân loại và nêu cao gương sáng cho hậu thế soi chung.

Một nhà Triết học Tây phương có nói: "Thế giới này thuộc về những ai có ý chí và nghị lực". Tinh tấn chính là ý chí và nghị lực sắt đá của những ai muốn tiến đến địa vị Phật-đà.

Người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua biển rộng mà chẳng có thuyền bè. Bao nhiêu những đức tính quý báu như: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình-đẳng, Lợi-tha...sẽ trở thành những tiếng nói suông, không có tác dụng gì, nếu thiếu tinh tấn. Cho nên lời dặn cuối cùng của Đức Phật Thích Ca với các đệ tử, trước khi từ giã cõi đời để nhập Niết-bàn Ngài nói: "Hỡi các đệ tử! Hãy tinh-tấn lên để được giải thoát".

Bài liên quan

Noi theo gương tinh-tấn của Đức Bổn sư Thích Ca

Nếu ở đời này có một gương tinh tấn rực rỡ và cao quý nhất, thì đó là gương tinh tấn của Đức Bổn Sư Thích Ca.

Với ý nguyện vĩ đại và cao cả nhất mà người đời chưa ai từng nghĩ đến là sự giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, và tìm con đường giải thoát ấy cho toàn thể chúng sinh; với ý nguyện ấy, đức Phật đã cương quyết lìa bỏ cung điện, ra đi trong đêm tối. Ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, không níu chân Ngài lại được; thành cao, hố hiểm, quan quân không chặn được bước tiến của Ngài; thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc không làm Ngài nản lòng; giông tố bão bùng, nắng mưa, đói rét không làm Ngài nhụt chí. Một khi đã ra đi, Ngài không bao giờ quay đầu nhìn lại quá khứ yên vui để tiếc nuối.

Con đường của Ngài là ở trước mặt, là ở trên cao, luôn luôn phải nhìn lên, bước tới. Đạt được mục đích này, Ngài tiếp tục tiến đến mục đích khác, luôn luôn để lại sau mình những bước đã đi qua mà không bao giờ quay trở lại. Mỗi bước đi là mỗi bước tiến.

Lúc chưa tìm được Đạo, Ngài quyết tâm tìm cho được đạo. Khi đã tìm được đạo rồi, Ngài quyết tâm dẫn dắt chúng sinh lên đường đạo ấy. Tự giác rồi giác tha, và đeo đuổi mãi công cuộc ấy cho đến bao giờ giác hạnh viên mãn: đó là những công việc đã thành tựu nhờ tinh tấn.

Có ai đã có được ý chí dũng mãnh như Ngài: tìm đạo cho đến quên ăn, quên ngủ, chết lịm ở giữa rừng vì đói khát?

Có ai đã nói được một câu quyết liệt, đầy nghị lực sắt thép như Ngài: "Nếu không chứng được Đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này."?

Có ai đã ngồi tham thiền 49 ngày liền dưới gốc Bồ-đề giữa rừng già u tịch, mà không một phút thối chuyển ?..

Gương tinh tấn nghị lực siêng năng ấy gây được bao nhiêu ảnh hưởng tốt đẹp quý báu cho đời, và nhất là cho các đệ tử Ngài: Tổ sư Đạt-Ma ngồi tham thiền chín năm xây mặt vào tường không nói; Ngài Thần Quang, đứng cầu pháp cho đến nỗi tuyết ngập đến đầu gối; Ngài Huyền Trang vượt mấy mươi vạn dặm đường trong giá tuyết và nắng lửa từ Trung Hoa sang Ấn Độ để thỉnh kinh...

Thật là những gương sáng của tinh-tấn, nghị lực, kiên nhẫn, đã gây biết bao khích lệ trong lòng chúng ta và làm cho chúng ta càng thêm phấn khởi để quyết tâm trên đường tu học.

Siêng năng tinh tấn thì không việc gì là khó. Giọt nước tuy nhỏ mà thường chảy cũng làm xuyên thủng đá. Nếu các thầy hành đạo mà tâm còn biếng nhác, trễ lười, thì đạo quả khó thành, ví như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng mà đã thôi không dùi nữa, thì lửa làm sao có được? Thế cho nên các thầy phải chuyên cần tinh tấn

Siêng năng tinh tấn thì không việc gì là khó. Giọt nước tuy nhỏ mà thường chảy cũng làm xuyên thủng đá. Nếu các thầy hành đạo mà tâm còn biếng nhác, trễ lười, thì đạo quả khó thành, ví như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng mà đã thôi không dùi nữa, thì lửa làm sao có được? Thế cho nên các thầy phải chuyên cần tinh tấn".

Trau giồi tinh tấn hàng ngày của người Phật tử

Theo thầy tổ, trước tiên muốn trau giồi tánh tinh tấn cho có kết quả, chúng ta phải đề phòng những trường hợp sau đây:

Tánh háo thắng, đây là một tánh xấu có thể làm trở ngại rất nhiều trong công việc trau giồi tinh-tấn của ta. Có nhiều người vì tánh hiếu thắng muốn tỏ ra ta có tài đức hơn người, nên muốn làm những việc vĩ đại tày trời; nhưng sức lực tài năng của họ có hạn, nên dù họ có cố gắng, tinh tấn bao nhiêu cũng vô ích. Vậy mới có câu:

"Dã tràng xe cát biển đông,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!"

Chẳng hạn, có anh chàng mới tập lội, nghe người ta thách bơi qua sông rộng cũng nhận lời thách đố ấy. Anh ta dù có cố gắng đem hết sức lực ra để bơi cũng không thoát khỏi tai nạn chết chìm ở giữa sông.

Điều thứ hai là cần đề phòng sự hấp tấp nóng nảy, muốn mau được kết quả. Sự gì, vật gì cũng đều cần có một thời gian để phát triển, trưởng thành. Ta quên sự thật ấy, thì không làm được việc gì có kết quả hết. Bắt cây mạ non phải trổ bông kết hạt bằng cách bỏ thật nhiều phân, tưới thật nhiều nước, nhóm gốc nó lên, kéo dài gốc nó ra v.v..bao nhiêu công phu chăm sóc ấy chỉ đem đến một kết quả tai hại là làm cho nó chóng chết yểu, chết non.

Người mới tập đọc mà đã tìm những sách triết lý uyên thâm để đọc, thì có cố gắng trì chí, đêm ngày nghiền ngẫm, không rời quyển sách, rốt cuộc cũng không hiểu gì hết và đâm ra chán nản ngã lòng.

Người muốn diệt trừ ngay một lúc tất cả tính xấu của mình, nào trộm cướp, trai gái, rượu chè, khoe khoang kiêu mạn...người ấy cũng chẳng khác gì đứa trẻ trong một phút cao hứng, vào rừng quyết tâm trừ cho hết thú dữ, hay một người lính đơn thân độc mã xông vào trận mạc của quân địch. Những người ấy, dù có tinh-tấn có gắng nỗ lực đến bao nhiêu cũng không thoát khỏi tử thần đang đón họ.

Cho nên muốn tinh tấn có kết quả tốt đẹp, cần phải làm việc một cách có phương pháp, phải loại trừ tánh hiếu thắng, tánh nóng nảy gấp gáp đừng tham lam bắt cá hai tay. Ta có thể đặt mục đích cao xa, nhưng hãy tuần tự mà tiến, hết bước này đến bước khác; đi từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.

Hãy tiến lên một cách đều đặn, đừng có khi chạy thật mau, rồi có khi ngồi nghỉ để thở, hay quá mệt nằm xuống không thể dậy được nữa!

Bài liên quan

Trong công việc diệt trừ tánh ác, theo cố HT. Thích Thiện Hoa dạy: "Nuôi dưỡng tánh thiện, để đi dần đến mục đích giải thoát, là phải sắp đặt một chương trình dài hạn: ta phải tìm tới tất cả những quân địch trong người ta là những tánh xấu gì, kể chúng nó ra cho rõ ràng; ta lại tìm những chiến hữu trong ta là những tánh tốt gì, nếu thiếu ta phải tiếp viện từ bên ngoài vào; rồi ta tuần tự mở những mặt trận, diệt trừ hết địch quân này đến địch quân khác (tánh xấu), đừng cho chúng liên kết, tập hợp với nhau, vì như thế chúng sẽ tạo một sức chống đối mạnh mẽ, khó tiêu trừ. Mỗi khi một tánh ác bị loại trừ, ta thay vào một tánh thiện đối lập lại, và cứ như thế cho đến khi không còn một tánh ác nào nữa, mà chỉ toàn là những tánh thiện".

Ta hãy cần nghe Đức Bổn Sư Thích Ca dạy: "Ta hãy tinh tấn nỗ lực thêm lên mãi, để đạt được mục đích cao thượng nào mà ta chưa đạt được, để làm chủ các phép mà ta chưa làm chủ được, để thực hiện những đức tính nào ta chưa thực hiện được. Siêng năng tinh tấn thì không việc gì là khó. Giọt nước tuy nhỏ mà thường chảy cũng làm xuyên thủng đá. Nếu các thầy hành đạo mà tâm còn biếng nhác, trễ lười, thì đạo quả khó thành, ví như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng mà đã thôi không dùi nữa, thì lửa làm sao có được? Thế cho nên các thầy phải chuyên cần tinh tấn".

Nhân đây chúng ta cũng nghe thêm lời dạy cuối cùng của đức Phật khi Ngài nhập diệt Niết bàn nói với chúng ta như thế này: "Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc và ham muốn, các con hãy chặn đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con. Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú từ sự giác ngộ hay mê lầm. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo".

Này các đệ tử, các vị nên nhận thức rằng mọi vật thể, hiện tượng trên thế gian này đều chuyển biến, vô thường, có kết hợp thì phải có tan rã, chẳng có gì để quyến luyến, thương tâm. Cuộc đời là như thế, các vị phải nỗ lực tinh-tấn để tự giải thoát. Dùng ánh sáng trí tuệ để tiêu diệt bóng tối si mê.

Đời là một sự vận hành không kiên định.

Như Lai vô như Niết bàn như bỏ đi một căn bệnh dữ. Đó là năm nhóm nhân tính, mang tính tội lỗi, tạm gọi là thân, vì thế, nó phải chịu sự chi phối không thương tiếc của già, bệnh và chết. Bậc tuệ trí khi thoát khỏi nó có cảm tưởng như là dẹp xong được bọn cướp. Như vậy, chết không đáng để hoan hỷ, an lạc hay sao?

Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rối phải đến lúc hoại diệt.

Thôi, các vị hãy yên lặng, đừng nói thêm lời nào nữa! Đã đến lúc Như Lai vô dư Niết-bàn.

Đó là những lời cuối cùng của Như Lai.

Nếu ta làm được những điều như Phật dạy, là ta đã dưỡng tánh tinh-tấn của Phật - vốn luôn sẵn có ở trạng thái tiềm tàng trong ta.

-----------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

- Tam Tổ Trúc Lâm - HT. Thích Thanh Từ - (Nxb Tôn giáo 2003)

- Bài: Những lời dạy cuối cùng của Phật - Khôi Trân - trang điện tử (PGNN) 28/7/2013.

- Tám quyển sách quý - Cố HT. Thích Thiện Hoa (Thành hội Phật giáo HCM ấn hành Pl 2034 - Dl 1999)  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm