Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

5 từ làm thay đổi số phận hai thanh niên

Một ngày nọ, hai nhân viên đang bị nhiều áp lực ở chỗ làm việc nên quyết định cùng nhau tìm tới một ngôi chùa thanh tĩnh trong vùng mong tìm chút khuây khỏa.

Một ngày nọ, hai nhân viên đang bị nhiều áp lực ở chỗ làm việc nên quyết định cùng nhau tìm tới một ngôi chùa thanh tĩnh trong vùng mong tìm chút khuây khỏa.

Khi gặp được một vị sư phụ, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở nơi làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”

Vị sư phụ không trả lời chi, chỉ khẽ nhắm mắt trầm tĩnh và lắng đọng, sau một hồi lâu, ông cuối cùng cũng mở lời, nhưng chỉ nói đúng có 5 từ:

“Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, ông phất phất tay, ra ý bảo hai người rời đi.

Sau khi hai người trở lại công ty, một người trong đó lập tức nộp đơn xin nghỉ việc, quyết định trở về quê hương làm ruộng, người còn lại tiếp tục ở lại công ty.

Thoáng một cái đã mười năm trôi qua, người trở về quê hương làm ruộng, luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những người nông dân đi trước, lấy môi trường thân thiện làm phương thức kinh doanh, kết quả của sự cần cù cố gắng là đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp.

Còn vị ở lại công ty cũng trải qua nhiều thay đổi, anh ta đã tự mình điều chỉnh bản thân cho phù hợp, cố gắng tận tâm trong công việc nên dần dần được coi trọng, được thăng cấp lên làm quản lý.

Đến ngày kia, 2 thanh niên ngày nào lại có cơ hội họp mặt.

Vị chuyên gia nông nghiệp nói: “Thật là kỳ lạ, lão sư phụ ngày trước nói chỉ một câu “Bất quá nhất oản phạn”, năm chữ này tôi nghe xong liền hiểu ngay, chẳng qua cũng chỉ vì một bát cơm thôi, sao phải miễn cưỡng ở lại công ty mà không rời đi? Cho nên tôi đã xin nghỉ việc ngay”.

Sau đó, anh ta hỏi người quản lý: “Tại sao khi đó anh lại không nghe theo lời nói của sư phụ vậy?”.

Người quản lý vừa cười vừa nói: “Tôi nghe xong sư phụ nói ‘chẳng qua chỉ là một bát cơm’, nên mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Cùng lắm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù ông chủ nói bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình bớt hờn giận, bớt so đo là được rồi, lão sư phụ không phải là có ý này sao?”.

Một ngày khác, cả hai lại đến thăm vị sư phụ, dĩ nhiên, lão sư phụ có chút già đi, ông ngồi trước mặt hai người lắng nghe câu chuyện rồi bỗng trầm tư, từ từ nhắm mắt lại, cũng sau một chốc rồi thốt ra câu:

“Bất quá nhất niệm gian”, ý là “chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”.

Lão sư phụ không nói gì thêm nữa, lại nhẹ nhàng phất phất tay ra hiệu cả hai nên rời đi. Hai người nhìn nhau mỉm cười, dường như trong lòng đã sáng tỏ.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Phật giáo thường thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật

Phật giáo thường thức 10:46 05/11/2024

Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Phật giáo thường thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Phật giáo thường thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Xem thêm