7 tâm cần phát khởi khi thực hành sám hối
Một là tâm tủi hổ, hai là tâm e sợ, ba là tâm chán xa, bốn là tâm bồ đề; năm là tâm oán thân bình đẳng; sáu là tâm nghĩ báo ân Phật; bảy là tâm oán xét tội tính vốn không.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Thứ nhất tâm tủi hổ, là tự nghĩ ta với đức Thích Ca đồng là phàm phu, mà đức Thế Tôn đã thành đạo đến nay trải qua số kiếp nhiều như cát bụi, chúng ta thì lại còn cùng nhau say đắm lục trần trôi lăn trong vòng sinh tử, chưa biết bao giờ ra khỏi. Như thế thật là đáng thẹn, đáng hổ nhất trong thiên hạ.
Thứ hai tâm e sợ, đang là phàm phu thì thân, khẩu, ý nghiệp thường thuận ưng với tội lỗi. Bởi nhân duyên ấy nên sau khi chết phải toạ vào địa ngục, ngã quỉ, súc sinh chịu khổ vô cùng. Như thế thật là đáng kinh đáng sợ.
Thứ ba tâm chán xa, là chúng ta thường cùng nhau quan sát trong đường sinh tử, chỉ là vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, hư giả như bọt nước nổi, tan, xoay vần qua lại như bánh xe lăn; còn thêm sinh, già, bệnh chết, tám khổ, nung nấu không dừng. Chúng ta xem sét ngay trong thân thể từ đầu đến chân có 36 thứ; tóc, lông, răng, móng, ghèn, ước mắt, mũi, nước miếng, gàu, mồ hôi, đại tiện, tiểu tiện, da dầy, da mỏng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tuỷ, mỡ chài, mỡ nước, óc, màng, lá lách, thận, tim, phổi, gan, mật, ruột, dạ dày, đàm đỏ, đàm trắng, sinh tạng, thục tạng, thường bài tiết ra chín lỗ. Nên trong Kinh nói: Thân này là chỗ chứa, các khổ não, đầy dãy bất tịnh, nên kẻ trí giả chẳng hề yêu dấu. Trong vòng sinh tử đã có những cái xấu xa như thế, thực là đáng lo, đáng chán!
Thứ tư phát tâm bồ đề. Kinh nói: “Nên ham muốn thân Phật, vì thân Phật tức là Pháp thân, Pháp thân ấy do vô lượng công đức trí tuệ sinh ra, do tu sáu pháp ba la mật sinh ra, do từ, bi, hỷ, xả sinh ra, do tu ba bẩy pháp trợ bồ đề sinh ra. Do những công đức trí tuệ ấy sinh ra Như Lai. Muốn được thân đó thì phải phát tâm Bồ đề, cầu được Nhất thiết chủng trí, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, chứng quả Tát bà nhã, thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sinh, chẳng tiếc thân mệnh tài sản”.
Thứ năm tâm oán thân bình đẳng, là đối với tất cả chúng sinh mở lòng từ bi không phân “nhân ngã”. Vì nếu còn thấy kẻ “oán” khác với người “thân”, tức còn có sự phân biệt. Bởi có phân biệt mới có chấp trước, bởi có chấp trước mới sinh phiền não, bởi sinh phiền não mới tạo nghiệp dữ, bởi tạo nghiệp dữ mới tạo quả báo.
Thứ sáu tâm nghĩ báo ân Phật. Đức Như Lai từ vô lượng kiếp đã vì chúng ta mà bỏ cả đầu, mắt, tuỷ, não, tay chân, xương thịt, quốc thành, vợ con, voi ngựa, thất bảo, tu hành khổ hạnh. Ơn đức ấy thật khó báo đền. Vì vậy Kinh nói: “Giả sử đầu đội vai mang, trải qua số kiếp như hằng hà sa, cũng khó đền đáp ơn Phật. Chúng ta muốn đền đáp công ơn của đức Như Lai, trong đời này phải dũng mãnh, tinh tiến gắng chịu khổ nhọc, không tiếc thân mệnh gây dựng Tam Bảo, hoằng dương giáo pháp đại thừa, hoá độ chúng sinh, đồng vào ngôi Chính giác”.
Thứ bảy tâm quán xét tội tính không thật, là tội không tự tính, do nhân duyên sinh, do điên đảo thành, đã do nhân duyên sinh thì cũng do nhân duyên diệt. Nhân duyên sinh tội tức là gần gũi bạn ác gây nghiệp vô cùng. Nhân duyên diệt tội tức là ngày nay tịnh tâm sám hối. Thế nên Kinh dạy: “Tội tính không phải ở trong, không phải ở ngoài, không ở chặng giữa. Nên biết tội tính vốn không”.
Khởi bảy thứ tâm như trên ấy rồi, lại duyên tưởng đến mười phương chư Phật, cùng các hiền thánh, cung kính chắp tay phơi bày tâm can tỏ lòng cầu khẩn khổ thẹn sám hối. Sám hối như thế, tội nào không diệt, phúc nào không sinh. Nếu không hết lòng sám hối, cứ lần nữa biến nhác, tình tự buông lung thì chỉ khổ nhọc cho mình, chứ không ích lợi gì cả. Và lại mạng người vô thường như quay vó đuốc. Khi hơi thở ra không trở lại thì thân này đồng như tro đất, khổ báo trong ba đường chính mình, phải chịu, không thể nhờ tiền tài, của báu để lo nhờ thoát khỏi,ở mãi trong cảnh mịt mù không có kỳ hạn ân sá, riêng mình chịu khổ, không ai thay thế.
Nguồn trích: Kinh Từ Bi Thủy sám
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm