Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/04/2019, 09:43 AM

Lời sám hối của một Phật tử!

Khi chúng ta muốn được trong sạch, thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết bụi bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.

>>Phật giáo và người  trẻ

Lời sám hối

Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là “sám hối”. Ảnh minh họa

Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là “sám hối”. Ảnh minh họa

Mới đây Phatgiao.org.vn nhận được bức thư tâm sự về cuộc sống của một Phật tử. Phật tử mong muốn sám hối về những điều mình đã làm đối với gia đình. Nội dung cụ thể của bức thư như sau: 

Con xin chào bạch thầy ạ! Sau đây con xin kể cho thầy về cuộc sống gia đình con xin thầy chỉ giúp dùm cho con một cách để con có thế có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc trong gia đình nhỏ của con và con xin thầy soi sáng cho con để con biết cách tự tu tại gia ở nhà mình.

Bài liên quan

Con sinh ngày 30/03/1985 vợ con sinh ngày 26/08/1986 vợ chồng con có với nhau một đứa con gái con của con sinh vào ngày 16/01/2013 hai vợ chồng con gặp nhau năm 2005 rồi quen nhau tới năm 2009 chúng con cưới nhau rồi tới 2013 chúng con sinh được đứa con đầu lòng của mình là một bé gái hai vợ chồng con rất yêu thương và luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho đứa con gái này. Vợ chồng con rất yêu thương nhau nhưng đáng tiếc là vợ chồng con lại khắc khẩu nói chuyện với nhau là cãi nhau nên dẫn đến hai vợ chồng con hay giận hờn.

Còn về công việc thì con không có công việc ổn định làm ở đâu chỉ một thời gian là nghĩ trụ lâu nhất là 2 năm thôi và sau đó chuyển sang làm việc khác. Còn vợ con thì khác con rất có phước khi có được một người vợ giỏi giang rất chịu khó làm ăn và  lo cho gia đình vợ con không bao giờ son phấn hay se sua đồ này đồ nọ như những người con gái khác mà lúc nào cũng chỉ biết cắm đầu vào công việc.

Lúc đầu vợ con làm nghề may sau đó vợ con không làm nữa do nhờ có chị ruột của vợ con có nghề bán hoa nên đã giúp đỡ cho vợ con để vợ con đứng ra làm đại lý phân phối bông rồi làm cho tới nay công việc của vợ con phát triển rất tốt đẹp nên vợ con gồng gánh tiền ăn uống chi tiêu và tiền sữa nói chung là có được nhà ở hôm nay và tất cả tiền mọi thứ đều một tay vợ con làm ra.

Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười nghiệp xấu ác của thân, khẩu, ý thành thiện lành.

Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười nghiệp xấu ác của thân, khẩu, ý thành thiện lành.

Bài liên quan

Còn con từ lúc mà sinh đứa con gái đầu lòng ra là bắt đầu từ đó cuộc sống của con gặp khó khăn. Từ đó cho đến nay không có năm nào mà con không bị đổ nợ cứ đổ nợ đá banh rồi qua số đề rồi đánh bài điện tử còn thậm chí rất là nhục nhã con còn dính vào tệ nạn xã hội chơi ma túy nhưng con không bao giờ có gái gú con lúc nào cũng yêu thương vợ con cho dù vợ con có như thế nào với con thì con cũng không bao giờ đụng tới vợ con dù chỉ là cái tát. Con chỉ biết ngồi im cho vợ con la mắng thậm chí là chửi. Những lúc như vậy con thấy con càng có lỗi với vợ con, con đã gây ra một mình con có tội con chấp nhận con còn tạo ra cho vợ con phải mang tội khẩu nghiệp vì chửi con.

Con xin bạch thầy soi sáng giúp cho con được sám hối những tội lỗi con đã gây ra và con xin bạch thầy chỉ cho con cách tu tập để con hồi hướng cho mẹ con có được sức khỏe và hết bệnh vì mẹ con đang mắc bệnh ung thư. Con cũng muốn tu tập nhiều hơn nữa để hồi hướng sức khỏe cho ba con và cho vợ con tu được khẩu nghiệp cho con của con và cho tất cả người thân của con ai cũng có sức khỏe. Con xin hồi hướng nhất là mẹ con. Con cũng xin bạch thầy soi sáng cho con để con quay lại làm lại từ đầu để làm người chồng người cha và người con có trách nhiệm biết quan tâm lo lắng cho mọi người mà con yêu quý cho vợ chồng và con của con ngày càng hạnh phúc không cãi vả nữa mà lúc nào cũng nhẫn nhịn nhau. Con xin bạch thầy soi sáng cho con.

Đây là một trong những câu chuyện Phatgiao.org.vn nhận được từ Phật tử, độc giả gửi về cùng những tâm sự và những mong muốn. Trong câu chuyện trên, người Phật tử mong muốn được sám hối những tội lỗi đã gây ra với gia đình. 

Những điều cần biết về "sám hối" trong Phật giáo

Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" vậy thì ở trong bụi tất phải lấm bụi.

Bụi đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, vào trong buồng gan, lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không thấy được chân tâm.

Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh bụi nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là “sám hối”.

Nhờ pháp sám hối của Đạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân được hạnh phúc và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc. Ảnh minh họa

Nhờ pháp sám hối của Đạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân được hạnh phúc và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười nghiệp xấu ác của thân, khẩu, ý thành thiện lành. Mười nghiệp thiện là thân không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh; miệng không nói dối, không nói hung ác, không nói chia rẽ, không nói nịnh hót; ý không tham lam, không sân hận và không si mê. Những pháp tu như ‘lạy Phật, niệm Phật, trì chú, tụng kinh, lễ sám’ là nền tảng cho tịnh nghiệp, từng bước chuyển hóa những điều xấu ác.

Riêng pháp tu sám hối, sám là ăn năn về những việc xấu ác đã làm, hối là hối cải, nguyện với lòng không tái phạm nữa. Cao hơn là quán thấu “Tội tiêu, tâm tịnh thảy đều Không”. Pháp sám hối thông thường, mỗi nửa tháng tại chùa là lễ Phật theo nghi thức Hồng danh sám hối. Hồng danh chư Phật có oai đức không thể nghĩ bàn. Xưng tán và lễ bái chư Phật với tất cả sự chí thành sẽ khiến cho tội diệt, phước sinh.

Ngoài pháp Hồng danh sám hối ra, Phật tử (Bắc tông) còn sám hối theo các bộ sám pháp như Thủy sám, Lương Hoàng sám, Dược Sư sám pháp… Quan trọng nhất vẫn là “Tội từ tâm khởi đem tâm sám/Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”, phát nguyện tu tập và thành tựu Giới-Định-Tuệ trong đời sống hàng ngày. Nhờ sự chí thành tu tập và sám hối, thân tâm trở nên thanh tịnh nên tội lỗi được tiêu trừ. Song hành với sám hối là làm các điều thiện trong khả năng để tăng trưởng phước đức.

>>Chi tiết về "sám hối" trong đạo Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật giáo và người trẻ 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Xem thêm