Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/08/2021, 09:29 AM

Ai cũng cần hạnh phúc, ai cũng cần bình yên

Cuộc sống đầy biến động, thấy vậy để ta hãy biết trưởng dưỡng tình thương và nuôi lớn trí tuệ mỗi ngày bằng cách thực tập những lời Phật dạy, để ta bớt làm đau – làm khổ người khác hơn.

Ít muốn để cuộc đời thêm tươi đẹp - biết đủ để cuộc sống thêm hạnh phúc

Chưa bao giờ đất nước phải đối mặt với nạn dịch bệnh hoành hành diễn ra nghiêm trọng như thời điểm này.

Là con người, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Cố gắng chạy đua với thời gian, làm đủ mọi việc, kiếm tiền thật nhiều tiền cũng chỉ mong được ấm no, hạnh phúc. Nhưng có lẽ, cái định nghĩa về hạnh phúc của mỗi người một khác nhau. Người thì cho rằng hạnh phúc là hằng ngày check in cửa hàng này, tiệm nọ để mua được thật nhiều đồ đẹp cho bản thân, người thì lại là phiêu lưu lướt hết chương trình này đến show nọ để thỏa mãn cảm xúc...để rồi tâm cứ mãi rong ruổi bên ngoài mà chưa bao giờ biết quay vào bên trong. Để rồi khi có biến cố ập đến như người thân qua đời, một mối quan hệ thân thiết đột ngột chấm dứt ta không có gì để bám víu cứu vớt lấy tâm hồn ta. Lúc đó áo quần, trang sức, xe cộ...những thứ mà trước đây ta xem nó là bạn, là công cụ tô điểm cho ta thêm lộng lẫy và đầy hãnh diện thì nay lại chẳng giúp ích gì được cho tâm hồn héo úa của ta nữa. Chúng hiện hữu ngay trước mắt ta đó, nhưng không thể mang đau khổ đi giúp ta. Năng lượng trong ta cạn kiệt, bởi vì hằng ngày luôn hướng ra bên ngoài chụp bắt cái này đến cái khác, có bao giờ quay về nuôi dưỡng cho chính mình đâu.

Nếu tâm bạn an lạc hạnh phúc thì ở nơi nào bạn cũng an lạc hạnh phúc.

Nếu tâm bạn an lạc hạnh phúc thì ở nơi nào bạn cũng an lạc hạnh phúc.

Trước đây bạn chỉ biết đến hai từ "hạnh phúc", nhưng hãy  biết đến Đạo và hiểu được Đạo bạn sẽ thấm thía sâu sắc hơn bốn từ "hạnh phúc thực sự". Nó chỉ thực sự có được khi bạn có một tâm hồn bình yên. Tức là biết đem tâm quay vào bên trong không cho nó lang thang bên ngoài nữa. Con người ta đa phần nghĩ hạnh phúc là phải có thật nhiều, ôm lấy thật nhiều cái gì đó. Và ra sức, dồn hết năng lượng để đạt được, và cho rằng có được nó ta sẽ hạnh phúc. Nhưng điều đó tồn tại được bao lâu? Và rồi lại có một cái "muốn mới" đến, ta lại lao theo đuổi bắt, và nghĩ rằng nếu không bắt được thêm 1 cái này nữa, không sở hữu được nó ta sẽ không thể có hạnh phúc. Cuộc đời chỉ biết đuổi theo hạnh phúc mà không hề nhận ra nó ở ngay bên cạnh ta mỗi ngày. Thiền sư Nhất Hạnh từng nói: “Chẳng có hạnh phúc ở cuối con đường, hạnh phúc chính là trên con đường, trên hành trình ta đang đi".

Dĩ nhiên để đạt được hạnh phúc miên trường là cả một quá trình dài tu tập, nhưng một khi đã có ý thức quay vào bên trong với hơi thở và bước chân chánh niệm, nhận diện ra được một chút ít những điều kiện của hạnh phúc thì ta đã có hạnh phúc rồi.

Hạnh phúc đơn giản là biết tận hưởng những hạnh phúc nhỏ bé đang có mặt. Thật vậy, người không có hạnh phúc là người không biết sống với những gì đang hiện hữu.

Vậy còn bình yên?

Bình yên rất đơn giản, đôi khi chỉ là cả hai đi ngang qua nhau trao nhau một nụ cười, một ánh mắt đầy tình thương mến. Bình yên là đôi khi được bên nhau cầm trên tay tách trà nóng ở bếp than hồng giữa mùa đông lạnh giá. Hay bình yên là khi ta biết quay về sống với những gì ta đang có, không mưu cầu, không chạy đuổi theo những tham vọng bên ngoài nữa.

Ai đã từng trải qua đau thương sẽ thấu hiểu được con người khao khát có cuộc sống bình yên như thế nào. Bình yên thực sự là khi có một tâm hồn nhẹ nhàng, đầy sâu lắng, biết mỉm cười trước mọi khó khăn.

Khi ta có thể dung hòa được mọi thứ, thì gặp bất cứ điều gì dù như ý hay bất như ý ta cũng có thể mỉm cười chào đón nó. Chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh nhưng có thể thay đổi thái độ, cách phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh để không bị hoàn cảnh chi phối tâm mình.

Người khéo tu Phật sẽ được bình an hạnh phúc

Ai cũng biết và hầu như ai cũng nói "bình yên là trong tâm mình" nhưng mấy ai thực tập được. Vì nếu nhận diện được rồi thì đâu cần tìm đâu xa nữa. Đứng yên được là đã bình yên.

Trước khi ở yên một chỗ như bây giờ, con đã từng một mình mang balo rong ruổi khắp nơi, từ các chùa ở thành phố, đến các chùa trên núi như thiền viện, rồi đến các chùa nghèo ở nông thôn. Nhưng con chẳng tìm được điều con muốn, và chân con cứ bước hoài. Rồi đến một lúc tâm tư rối bời, không biết đi về đâu, lúc nào quỳ trước Đức Thế Tôn con cũng xin Người cho con gặp được minh sư chỉ lối đưa đường cho con, phải đến khi con gặp được Thầy, thì đôi chân con mới chịu dừng lại. Và kể từ lúc đó, dù ai tác động gì con vẫn một lòng nhất quyết ở lại với Thầy. Điều con nhận ra được qua hành trình đi tìm nơi để nương tựa đó chính là ta đừng trốn tránh, ghét bỏ bất cứ điều gì. Bởi càng trốn, càng ghét bỏ nó càng đi theo đến khi ta chịu chấp nhận nó mới thôi.

Chúng ta tìm bình yên, an lạc ở đâu? Ở núi rừng hẻo lánh hay ở nông thôn bình dị? ta trốn tránh phố thị ồn ào. Vậy lấy đâu ra các bậc tôn túc xả thân vì đạo ở giữa phố xá náo nhiệt, đã có biết bao bậc trưởng thượng in dấu chân hành đạo nơi Sài Gòn xa hoa này.

Thứ bình yên mà ta đang tìm cầu đó có phải chăng chỉ là bình yên của cảnh, chứ đâu phải ở tâm. Mà cảnh thì biến đổi liên tục theo định luật vô thường. Sao ta cứ chạy bắt lấy hoài?

Thiền sư Ajahn Chah đã từng nói: “Nếu tâm bạn an lạc hạnh phúc thì ở nơi nào bạn cũng an lạc hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn.”

Sẽ thật hạnh phúc biết bao khi người với người sống biết thương nhau, biết hiểu và sớt chia niềm vui, nỗi khổ cho nhau.

Sẽ thật hạnh phúc biết bao khi người với người sống biết thương nhau, biết hiểu và sớt chia niềm vui, nỗi khổ cho nhau.

Nhân duyên để có gia đình hạnh phúc

Chúng ta thấy đó, chưa bao giờ vô thường biểu hiện rõ như lúc này. Khi dịch bệnh hoành hành, những đoàn xe cấp cứu nối đuôi nhau đưa người bệnh đi cách ly, có thể lần lên xe ấy rồi sẽ khỏi bệnh và được trở về nhà, nhưng có người có thể đó là chuyến xe cuối cùng trong kiếp sống này. Sự ra đi khi không có người thân nào bên cạnh thật còn gì đau xót hơn. Hằng ngày phải chiến đấu với tử thần, với những cơn đau giằng xé, dành giật sự sống trong từng hơi thở, ta mới thấm cuộc sống này vô thường biết bao, đời còn gì khi một hơi thở ra mà không vào lại. Thấy đó, có đó lại mất đó. Con người sống với nhau có chăng cũng được trăm năm, có người đã đi gần hết cuộc đời, tóc đã bạc phai nhưng chẳng thể biết mình ra đi sẽ để lại điều gì tốt đẹp cho thế hệ tiếp nối phía sau. Thật đáng thương thay, khi người với người sống với nhau chỉ biết làm khổ nhau mà chẳng một ai tự nhìn lại để thương lấy nhau.

Cuộc sống đầy biến động, thấy vậy để ta hãy biết trưởng dưỡng tình thương và nuôi lớn trí tuệ mỗi ngày bằng cách thực tập những lời Phật dạy, để ta bớt làm đau – làm khổ người khác hơn.

Sẽ thật hạnh phúc biết bao khi người với người sống biết thương nhau, biết hiểu và sớt chia niềm vui, nỗi khổ cho nhau. Sẽ hạnh phúc biết bao khi chúng ta thử một lần đứng trong vị trí của người khác để đủ thấu hiểu, để đủ ôm được những khó khăn người đó đang phải trải qua.

Kết quả cuối cùng của sự thực tập là làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc  và hiểu biết hơn.

Đời người trôi đi nhanh lắm, hãy trân quý nhau khi còn có  thể!

Chúc cho tất cả chúng ta sẽ luôn được bình an, vững chãi, thảnh thơi và có một trái tim luôn tràn đầy tình yêu thương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Học cách trân quý từng phút giây còn sống

Sống an vui 15:00 21/11/2024

Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.

Xem thêm