Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/07/2015, 13:30 PM

Ai cũng có thể cho đi

Thường thì khi nói đến việc nhân đạo từ thiện, người ta – và cả chính tôi - thường nghĩ: phải có tiền, nhiều tiền mới có thể làm. Ăn không đủ no, áo không đủ mặc, lo cho cái thân chưa xong nói gì giúp người. 

Thậm chí tôi có đọc đâu đó một bài viết tôn vinh những doanh nhân thành đạt, giật cái tít rất kêu: họ làm giàu để giúp người nghèo. Đọc bài viết ấy, tất nhiên có ngay thiện cảm với động cơ làm giàu dễ thương này.

Nhưng người giàu chiếm bao nhiều ở xóm ta, tỉnh ta, nước ta và thế giới này? Tôi cũng có đọc một câu nói hình tượng của một lãnh tụ chính trị: thế giới như hình chiếc nón lá (Việt Nam), mà người giàu là cái đỉnh ở trên, đa phần còn lại là người nghèo.

Câu nói rất hay vì thực tế là như vậy: ở đâu cũng thấy dân nghèo, họ luôn chiếm số đông. Vậy người nghèo có thể làm việc nhân đạo từ thiện hay không?

Câu hỏi này thực ra không đáng hỏi, vì lòng nhân đạo, ước muốn làm việc thiện không ai không có, trừ số ít đối tượng “đặc biệt” nào đấy. Chính vì thấm cái nghèo, xuất thân nghèo và sống với cái nghèo mà những người bình dân ít tiền, ít học thậm chí là thành phần có động cơ làm việc thiện mãnh liệt nhất, họ thấu hiểu cái khổ sở thiếu thốn tinh thần vật chất của người bất hạnh hơn bất cứ ai, vì đơn giản họ hay người thân của họ đã trải nghiệm qua cảnh ấy.

Nhưng ít tiền, hay thậm chí không có tiền thì làm sao mà thể hiện lòng nhân? Cá nhân tôi có kinh nghiệm về chuyện này. Tôi nhớ cái độ khổ sở bế tắc ghê gớm, tiền thì đã đành, qui luật “phú quí đa nhân hội, bần cùng thân thích ly” lộ ra tính “hiện thực” của nó: tôi dường như bị bỏ rơi, cô quạnh. Vậy mà trong lần được mời đến một tòa soạn nhật báo lớn để giao lưu, vị lãnh đạo danh giá của tờ báo ấy sau khi làm đủ thủ tục trao quà, giấy khen cho tất cả mọi người, đã biệt đãi tôi bằng đúng một tiếng nói khẽ khi bắt tay tôi, tiếng nói mà ngoài tôi không ai nghe được: “Ráng lên em!”. Đối với tôi, đấy mới là món quà quí nhất được nhận tại sự kiện đó, đến bây giờ, lâu rồi, vẫn nhớ như in thanh âm thông cảm, ấm áp tình người khi được đón nhận lời nói ấy dành cho riêng mình. Vị lãnh đạo ấy cho đi mà đâu có mất tiền bạc gì đâu?
Hình minh họa
Một dịp tương tự như thế, tôi lại được nhận quà tặng, không phải là lời nói, mà là cái bắt tay thân tình. Ấm lòng, vững bước đi lên… Cũng không có liên quan đến tiền bạc.

Có lần đến thăm vị Linh mục nhiệm sở tại một nhà thờ hẻo lánh, cha kể về lưu xá cạnh thánh đường, nơi những nữ sinh trọ học. Khu ấy có một cái ao to, lung linh, yên tĩnh. Cha kể: các em nữ sinh trọ có thu tiền, ông cho một số em hiểu học, khó khăn đã được ăn ở miễn phí hoàn toàn cho đến hết THPT. Rồi cha dẫn tôi xuống thăm các seur ở khu nhà gần lưu xá, lại cùng seur phụ trách xuống chuồng vịt ở cuối khu đất. Nhiều chú vịt mập mạp đùa giỡn dưới nước. Seur phụ trách khẽ khàng nói: tất cả chi phí cho các nữ sinh được chúng tôi đỡ đầu đều dựa vào chuồng vịt này. Chúng tôi chăm sóc cho các nữ sinh, nấu nướng… đều có tính tiền, song thức ăn thừa dồn lại đem xuống nuôi vịt, tiền bán vịt dành cho các nữ sinh nghèo hiếu học. Tôi vỡ ra: các seur không có nhiều tiền, bằng tấm lòng và sự chịu khó đã đỡ đần được cho mấy em nghèo theo đuổi sự học, thật hay. Tôi thấm thía lắm.

Đấy, có những việc tốt, việc nhân đạo - từ thiện, thể hiện được tấm lòng mà đâu có tốn nhiều tiền, không cần có nhiều tiền, thậm chí không tốn một đồng nào, vẫn làm được trọn vẹn. Ai dưới quê lên Sài Gòn, về, ngoài những ta thán về sự chụp giựt, tinh ranh gặp phải đây đó, đều kể ít nhiều về tấm lòng thơm thảo của bà con thành phố dành cho dân quê: sự nhiệt tình chỉ đường, ai đó đã dắt ta băng qua con lộ đầy xe, hay một nụ cười cảm thông chia sẻ sau khi kiên nhẫn hướng dẫn bà con một việc gì đấy trong giao dịch… Những cái đấy cũng đâu phải giàu mới làm được.

Trong Phật giáo có hẳn lý luận về sự thí, sự cho đi, giúp đỡ than nhân: pháp thí, tài thí… Trong đó, tiền bạc cho đi chỉ là một cái “thí” trong nhiều cách “thí”, mà chưa phải là cái “thí” chủ yếu nhất. Phật cho rằng pháp thí, giảng giải lời Phật cho người không hiểu, giúp họ ngộ, ban lời yêu thương… là cách “thí” quan trọng. Mà “thí” như thế thì hầu như ai cũng làm được.

Ngày nay, trong các thiên tai địch họa, bên cạnh cứu trợ khẩn cấp về vật chất, người ta đã thấy xuất hiện những chuyên gia tâm lý “thí” bằng những liệu trình tâm lý trấn an, vỗ về, chống sốc… giúp những người vừa trải qua khủng hoảng tìm được sự bình an nào đấy. Và sự trợ giúp ấy là quan trọng không kém gạo, nước uống và thuốc men… Tại các đô thị lớn, nhất là ở các nước phát triển, các trung tâm trợ giúp khẩn cấp được lập ra. Ở đấy, các chuyên gia tâm lý thay nhau ngồi bên điện thoại để sẵn sàng an ủi, gỡ rối, hướng dẫn… những trường hợp khẩn cấp mà nếu không có sự tư vấn, sẻ chia kịp thời có thể dẫn đến tự sát, bỏ nhà… sự giúp đỡ quan yếu ấy không tốn nhiều tiền.

Đấy, ra ngõ gặp ai đấy, nở một nụ cười, chìa tay… Thực hiện một cuộc điện đàm nhã nhặn lịch thiệp, gửi một tin nhắn yêu thương… đã là sự thể hiện tình thương, lòng nhân ái một cách tinh tế mà gần như không tốn mấy tiền.

Gặp một người ăn xin khốn khổ, mà bạn lại hết sạch tiền, vẫn có thể tặng cái mà anh (chị) ấy cần hơn cả tiền, một nụ cười chân thành chẳng hạn.

Đấy, ai cũng có thể cho đi…

Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm