Ai là người thuyết chú Lăng Nghiêm?
Hai lần bí mật là vô cùng sâu kín, chú này cũng không phải Phật Thích Ca trực tiếp nói ra mà là hóa Phật tuyên thuyết - tức là chỗ bí áo vô cùng tận. Thế mới biết, khi bạn niệm Chú Lăng Nghiêm là được quang minh của Phật-đà nhiếp thọ.
Tất nhiên là Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Chú Lăng Nghiêm, nhưng là một cách rất đặc biệt.
Sau khi Phật thọ trai xong, bình thường Ngài sẽ thuyết một bài Pháp ngắn ngay tại chỗ. Nhưng hôm đó Ngài thọ trai xong, do biết được Tôn giả A-nan đang lâm nạn nên Ngài đã về trú xứ của mình và thuyết Chú Lăng Nghiêm cho Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, sau đó Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi mang Chú Lăng Nghiêm đến đọc lên cho Tôn giả A-nan cùng Ma-đăng-già nữ nghe mới phá được chú thuật.
Lần thứ hai, là lúc Tôn giả A-nan cầu thỉnh Phật thuyết lại Chú Lăng Nghiêm một lần nữa để Tôn giả có thể nghe, ghi nhớ và lưu truyền, cũng là để đại chúng có thêm cơ hội được tiếp nhận.
15 điều khẩu truyền trân quý về Chú Lăng Nghiêm
Chúng ta cùng đọc lại đoạn này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
"Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung."
"Nhĩ thời" là "Lúc bấy giờ", từ trên nhục kế của Như Lai (Phật Thích Ca Mâu Ni), phóng ra hào quang trăm báu (tức là hào quang này có trăm thứ tốt lành, quý báu, tuyệt diệu), rồi lại từ hào quang đó xuất hiện hoa sen báu ngàn cánh, và trên hoa sen ngàn cánh đó có một vị Phật ngồi trên đó (gọi là hóa Phật).
"Ðảnh phóng thập đạo bách bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện thập Hằng hà sa Kim cang mật tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới. Ðại chúng ngưỡng quán, úy ái kiêm bão, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai tuyên thuyết thần chú."
Trên đảnh của vị hóa Phật lại tiếp tục phóng ra mười đạo hào quang trăm báu, trong mỗi một đạo hào quang như vậy hóa hiện ra các vị Kim Cang Mật Tích nhiều như số cát mười sông Hằng. Mỗi vị Kim Cang Mật Tích này tay thì cầm chày, tay thì nâng núi, đầy khắp cõi hư không.
Lúc đó đại chúng nhìn lên vừa kính ngưỡng nhưng cũng vừa lo sợ (vì uy thế của Phật và các vị Kim Cang Mật Tích), một lòng nhất tâm lắng nghe hóa Phật tuyên thuyết thần chú Lăng Nghiêm.
Đảnh Phật hay tướng nhục kế là tướng cao tột của Đức Phật, tướng đó được hình thành do sự cung kính Bậc Trưởng Thượng, và cũng là tướng quý hiếm không được nhìn thấy.
Nay trên đảnh phóng quang, tức là từ chỗ không thấy phát sinh trí tuệ. Rồi lại từ trong đó xuất hiện hoa sen tức là thị hiện sự thanh tịnh tuyệt đối, rồi từ trong sự thanh tịnh đó mà hóa Phật xuất hiện tức là thành tựu giác ngộ, rồi vị hóa Phật lại tiếp tục phóng quang trên đảnh (nhục kế) sau đó mới thuyết Chú Lăng Nghiêm.
Hai lần bí mật là vô cùng sâu kín; chú này cũng không phải Phật Thích Ca trực tiếp nói ra mà là hóa Phật tuyên thuyết - tức là chỗ bí áo vô cùng tận.
Thế mới biết, khi bạn niệm Chú Lăng Nghiêm là được quang minh của Phật-đà nhiếp thọ.
Hiện tại Pháp Hội Lăng Nghiêm vẫn còn đó, Phật cũng vẫn đang tuyêt thuyết Chú Lăng Nghiêm.
Hôm nay, ngay đây, lúc này, bạn niệm Chú Lăng Nghiêm tức là cùng nhập vào hội Lăng Nghiêm, ngay lập tức hào quang của hóa Phật chiếu soi tới bạn. Bạn xem, đó chẳng phải là tuyệt mỹ quá rồi chăng?
Trích "Lam sơn trang".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm